12 thg 5, 2019

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long... tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều. Một ngôi trường nữ sinh khác, nhỏ hơn và ít được biết hơn, là trường Lê văn Duyệt. Người ta nói tại chữ Lê văn Duyệt khó đưa vào nhạc, vào thơ hơn Gia Long hay Trưng Vương chớ cứ nữ sinh là nên thơ, là đáng yêu...

Trường Nữ sinh Gia Long. Ảnh: Hội Ái hữu Cựu Nữ sinh Gia Long Bắc California

Tui thì lại thắc mắc vì chuyện khác. Rằng trường nữ sinh mang tên Trưng Vương thì đúng rồi, nhưng tại sao lại mang tên ông vua (Gia Long) hay ông hoạn quan (Lê văn Duyệt)? Nhiều người cho rằng đây là câu hỏi ngớ ngẩn, vì đâu nhất thiết trường nữ phải mang tên phụ nữ, miễn đó là một tên danh nhân là được rồi. Ừ, đúng là ngớ ngẩn thiệt, nhưng mà...

Biệt thự cổ hơn trăm năm xây bằng gạch Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, căn biệt thự Pháp cổ có tuổi đời hơn 100 năm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch Bát Tràng, mát lạnh vào mùa hè, người đến thăm không muốn rời đi.

Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là địa danh nổi tiếng về nghề gốm truyền thống. Nơi đây còn tồn tại 23 ngôi nhà cổ đang được địa phương phê duyệt đưa vào danh sách cần bảo tồn. Trong số đó phải kể đến biệt thự Pháp có tuổi đời hơn 100 năm của gia đình ông Lê Hồng Đức (SN 1940) và bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1946).

Nhà cổ của lái buôn đầu thế kỷ 20 ở Hà Nam

Ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 100 năm, nằm trên diện tích 900 m2 tại xã Hòa Hậu (Lý Nhân, Hà Nam). Trên nóc của ngôi nhà có khắc dòng chữ Nho, ghi lại thời gian xây nhà là năm 1910 của thế kỷ 20.

Những điều chưa biết về gạch Bát Tràng

Những ngôi nhà xây bằng gạch Bát Tràng từng là biểu hiện của sự giàu có, sung túc. Nhiều chàng trai xưa còn dùng loại vật liệu này để gây chú ý với cô gái mà mình muốn kết hôn.

Lò gốm cổ nhất Hà thành

Lò gốm cổ còn sót lại ở Bát Tràng

Làng Bát Tràng (Gia Lâm) cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Trước đây phần lớn người dân nung gốm bằng lò bầu. Trước thập niên 90 của thế kỷ 20, cả làng có khoảng 20 lò bầu nhưng hiện chỉ còn duy nhất một lò cổ.

Dinh thự bề thế trăm tuổi ở thành Nam của triệu phú Pháp

Dinh thự của ông Leon Anthyme Dupré, người sáng lập nhà máy Cotton Tonkin (Sợi bông Bắc Kỳ) - tiền thân nhà máy Dệt Nam Định sau này hiện trở thành bảo tàng Dệt may Việt Nam.

Làng chài ít người biết gần Gành Đá Đĩa của Phú Yên

Cách TP Tuy Hòa 25 km về hướng Bắc, làng chài An Hải thuộc thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An (Phú Yên). Khu vực làng chài là bến cá nên bãi biển hơi dốc, nhưng bạn vẫn có thể tắm gần bờ. Với vẻ đẹp hoang sơ cùng với làn nước trong vắt, bạn có thể nhìn thấy cả đàn cá bảy màu, rong rêu tảo biển bên dưới.

Làng chài An Hải. 

Từ làng chài An Hải bạn có thể tham quan các danh thắng nổi tiếng Phú Yên như: Gành đá đĩa (cách khoảng 15 km), ngọn đồi đầy thơ mộng trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" tại Bãi Xép (cách khoảng 8 km)...

Linh Thông cổ tự

Chùa Nôm hay còn gọi là Linh Thông cổ tự, nằm ở làng Nôm xã Đại Đồng huyện Văn Lâm (Hưng Yên). Ngôi chùa được xây dựng lại vào thời hậu Lê với những nét kiến trúc cổ kính, là nơi lưu giữ nhiều pho tượng cổ vào loại bậc nhất vùng Đồng bằng Bắc bộ. Xung quanh ngôi chùa cổ này còn nhiều câu chuyện huyền tích linh thiêng thu hút đông đảo du khách tới thăm. 

Theo chú thích ở trên bia tại chùa, từ thời Hậu Lê, năm Canh Thân (1680), đời Chính Hòa, nhà vua cho xây dựng lại chùa. Trước đó, người ta cũng không biết ngôi chùa này xây dựng chính xác từ năm nào. Đến thời Cảnh Thịnh thứ 4 (cuối TK 18) chùa lại xây dựng thêm gác chuông và mở ra hai dãy hành lang. Đến thời Nguyễn, chùa Nôm lại tiếp tục được tu sửa. Trải qua thăng trầm và biến cố của lịch sử, tàn phá của thiên nhiên, chùa vẫn tồn tại và mang trong mình một tâm thế độc đáo riêng. 

Theo các cụ cao niên ở trong làng, Linh thông cổ tự còn gắn liền về một truyền thuyết xa xưa từ thời Hai Bà Trưng. Các cụ trong làng cho rằng, xưa kia có một sư thầy đang ngủ ở chùa Dâu, giữa đêm bỗng nhiên thức giấc. Khi tỉnh dậy, sư thầy nhìn thấy một ánh hào quang phát ra từ phía Nam. Biết đây là điểm báo nên sư thầy liền bám theo ánh hào quang dẫn ra rừng thông, rồi nó lan tỏa thành một quầng sáng. Nghĩ rằng trời Phật ban phước lành, nên sư thầy đã cho dựng một ngôi chùa tại đây và lấy tên là Linh thông cổ tự. 

Chùa Nôm thuộc quần thể di tích làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, là ngôi đại tự có tiếng của Bắc bộ còn lưu giữ được nhiều nét xưa.

Rau ranh nấu canh ốc đá

Ve râm ran gọi hè, tôi rong ruổi xe máy lên thăm bạn ở vùng cao Quảng Ngãi. Rừng núi hiện ra trong tầm mắt với màu xanh ngắt dưới nắng vàng. Khí hậu mát dịu như tấm lòng hiền hòa của người dân miền sơn cước. 

Canh rau ranh nấu cùng ốc đá hiện diện trong bữa cơm của người miền núi. Trang Thy 

Bữa cơm nhà bạn có món canh rau ranh nấu cùng ốc đá khá lạ lẫm và cách ăn cũng khác thường, gây sự tò mò cho khách phương xa. Lá rau sẫm màu nằm cạnh ốc nâu đen ẩn hương vị ngọt lành trong tô canh dân dã. Chậm rãi thưởng thức rau ranh giòn mềm với vị ngọt lẫn chát dịu, húp thêm muỗng nước canh chợt vị ngọt lịm dần tan nơi lưỡi rồi trôi xuống thực quản. Nhón ốc trong chén đưa lên miệng, nhẹ nhàng hút phần ruột ra khỏi vỏ rồi chậm rãi nhai sần sật. Vị ngọt từ thịt ốc quyện với vị cay của ớt, sả lẫn hương vị rong rêu nơi suối khe nơi đại ngàn, ngon khó gì sánh bằng. 

Một thời mít cám

Hấp dẫn món chả mít cám. THANH LY 

Mít cám ngon thường là những quả nhỏ, nhiều cám, màu vàng rộm, lấm tấm bột. Để chọn mít cám như vậy, người có kinh nghiệm cất công leo lên các cành của cây mít vì mít cám ở gốc cây thường rất chát. Mít cám ít ngọt nên tưởng chừng không có tác dụng gì, lại trở thành nguyên liệu của nhiều món ăn vặt

Đơn giản nhất là “kẹo” mít cám. Mít cám vừa hái vào, gói vào lá chuối đập dập để bớt vị chát. Tiếp tục cho đường bát vào đập, khi đường bám đều vào thịt mít, dùng tay vo thành từng viên tròn. Đến mùa mít cám, kẹo mít cám là “mặt hàng” không thể thiếu trong gian hàng tuổi thơ. Chỉ vài đồng tiền lá mít đã có thể nhận lại một cây kẹo mít cám.

Bàn tay tài hoa làm nên thương hiệu 'nón lá bàng'

Những chiếc lá bàng rừng qua đôi bàn tay tài hoa của người đàn ông đam mê sáng tạo nghệ thuật đã làm nên chiếc nón cách điệu ấn tượng.

Ông Võ Ngọc Hùng thực hiện một công đoạn trong quá trình xây khung cho nón lá bàng - Ảnh: AN NHIÊN

Thương hiệu "nón lá bàng" của ông Võ Ngọc Hùng ở kiệt 136 Kim Long (P.Kim Long, TP Huế) như trở nên cuốn hút hơn khi có nhiều du khách tìm đến xem cách ông làm và đặt mua.