2 thg 8, 2018

Vòng đồng - trang sức không thể thiếu của người M’nông

Cùng với y phục thì trang sức là một phần không thể thiếu trong tập quán của người M’nông. Ngoài chức năng làm đẹp, trang sức còn được xem như là một thông điệp giải mã về quá trình phát triển văn hóa của đồng bào M’nông, đặc biệt là vòng đồng.

Dấu ấn văn hóa qua chiếc vòng đồng


Trong cuốn Lịch sử Việt Nam (tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1971) viết rằng: “Thời Hùng Vương ai cũng xăm mình, ai cũng búi tó hoặc cắt tóc ngắn. Ai cũng thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay. Người ta nhuộm răng ăn trầu”. Hầu hết các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên đều có tập quán trang sức bằng vòng đồng, vòng bạc. Những chiếc vòng được đeo ở cổ tay, cổ chân và trên cổ vừa để làm đẹp vừa thể hiện chủ nhân của nó sang hay hèn, giàu có hay nghèo khổ. Dân tộc M’nông là một trong số ít dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên có tập quán trang sức bằng vòng đồng được quấn thành một ống dài để đeo trên ống chân, ống tay. 


Đeo vòng tay trong lễ cưới. 

Chùa Bà Đanh - nơi vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm hiếm có ở Hà Nam

Chùa Bà Đanh có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thanh u, cô tịch, nổi tiếng linh thiêng. Chùa có vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm vào loại hiếm có của Hà Nam.

Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

1 thg 8, 2018

Nếu có đi thăm tam giác mạch ở Đà Lạt...

Vài năm gần đây, du khách đến Đà Lạt thường bảo nhau tham quan một địa điểm mới: hoa tam giác mạch ở chùa Vạn Đức.

Tam giác mạch được xem là loại "đặc sản" của vùng núi phía Bắc, nên được tận mắt chiêm ngưỡng ở phương Nam thật là thú vị. Tuy vậy, phải thành thật mà nói rằng ngắm hoa tam giác mạch chỉ thật sự ấn tượng khi thật nhiều hoa trên cánh đồng bát ngát kìa chứ còn chỉ một ít hoa thì... đâu có xi-nhê gì! (cũng giống như dã quỳ ấy, phải ngắm dã quỳ mọc hoang dã thật nhiều mới đẹp, chớ có ai trồng vài bụi dã quỳ trong vườn đâu).

Đám tam giác mạch trồng ở trước cổng chùa

10 điểm đến ở Sơn La

Sơn La hầu như vẫn giữ được nét hoang sơ, sơn thủy hữu tình và đậm chất núi rừng. Dưới đây là 10 địa điểm bạn nên đến khi tới vùng đất này.

Sơn Mộc Hương hay còn gọi là Hang dơi Mộc Châu - cái tên đã trở nên quen thuộc từ lâu với nhiều du khách khi đến thăm Mộc Châu, Sơn La. Đó là một tác phẩm nghệ thuật, một danh thắng quốc gia mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất cao nguyên Mộc Châu

Hàng phi lao cổ thụ cực đẹp ở Nha Trang

Việc bảo tồn hàng phi lao cổ thụ của Nha Trang cần phải được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết vì đây chính là nét đặc sắc có một không hai trong diện mạo đô thị của thành phố biển này. 

Khi đến với thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), nhiều du khách không khỏi ấn tượng trước hàng phi lao xanh mướt trải dọc bãi biển ở nơi đây

Lăng mộ 400 năm của người mở đất Phú Yên

Cùng khám phá lăng mộ danh nhân Lương Văn Chánh, người đã có công lớn trong công cuộc khẩn hoang, củng cố vùng đất biên viễn phía Nam của Đại Việt, tiền thân của tỉnh Phú Yên ngày nay.

Nằm ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, lăng mộ danh nhân Lương Văn Chánh là nơi an nghỉ của người có công đầu mở mang vùng đất Phú Yên từ cuối thế kỷ 16 đền đầu thế kỷ 17

Cù Lao Chàm - Nơi ngư dân làm bảo tồn

Những vịnh biển xanh ngắt níu chân du khách ở Cù Lao Chàm. 

Cách TP. Hội An 15km về phía đông, Cù Lao Chàm là nơi cư ngụ của khoảng 610 hộ dân mà điều đặc biệt là khi hỏi bất kì ai về túi nilon, bạn sẽ nhận được những cái lắc đầu. Nơi mà từ bến tàu, âu thuyền đến những bãi tắm đông đúc người vẫn sạch bóng, chỉ có cát trắng biển xanh đêm ngày. Nơi mà mỗi ngư dân, cư dân của đảo đều là những nhà bảo tồn, dù không chuyên nhưng mỗi ngày họ bảo vệ từng con cua, tổ yến đến rạn san hô bằng cả tấm lòng.

Những món ngon khó quên của vùng đất Cao Bằng

Vùng đất Cao Bằng có quá nhiều những món ngon đặc sản khiến du khách khó có thể quên. Khi đi du lịch Cao Bằng, du khách sẽ dễ dàng tìm thấy những món đặc sản của vùng cao giàu giá trị dinh dưỡng.

Bánh coóng phù (bánh trôi)

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Hoàn toàn không có chất tạo màu tạo mùi hóa học. 

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. 

Vẻ đẹp của Pù Luông

Pù Luông nằm trong Khu bảo tồn Quốc gia Pù Luông, thuộc Bản Đôn, xã Thanh Lâm, huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Nơi này đang được coi là địa điểm "hot" mà giới trẻ phía Bắc rất quan tâm thời gian gần đây.

Đặt chân đến Pù Luông, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng ruộng bậc thang, những con đường đất nối liền các bản làng người Thái, Mường. Vào tháng 5, tháng 6 là thời điểm Pù Luông bắt đầu vụ lúa mới. Còn vào Tháng 9 và tháng 10, Pù Luông bước vào mùa lúa chín. Khi đó, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ khiến nơi đây mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng. Thời điểm này cũng chính là lúc vùng đất yên bình Pù Luông hút khách du lịch nhất. 

Tháng 9 và tháng 10, khi đó Pù Luông bước vào mùa lúa chín (nguồn ảnh: Ivivu) 

Góc nhìn Sài Gòn từ đỉnh tòa nhà cao nhất Việt Nam

Đứng trên tầng 81 của cao ốc, bạn sẽ dễ dàng quan sát từ khu trung tâm đến các vùng cửa ngõ của Sài Gòn.

Dự án Landmark 81 (quận Bình Thạnh, TP HCM) cao hơn 460m, gồm 81 tầng, nằm ngay bên bờ sông Sài Gòn, là tòa nhà cao nhất Việt Nam và trong top 20 thế giới. Sau gần 4 năm xây dựng, công trình đã hoàn thiện gần hết các hạng mục. Ngày 26/7, khu trung tâm thương mại của cao ốc đi vào hoạt động, thu hút hàng nghìn người dân đến tham quan, mua sắm.