17 thg 12, 2015

Nhà thờ Thuận Hòa

Địa chỉ : KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, một số gia đình công giáo, đa số thuộc Giáo Phận Hải Phòng đến khu đất Bãi De được gọi là ấp Tân Hải, xã Bình Trước, quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa định cư lập nghiệp và lập thành Giáo xứ Tân Hải do Cha Đaminh Nguyễn Hữu Độ coi sóc. Cùng năm, Cha Đaminh và cộng đoàn Tân Hải dựng một nhà thờ tạm bằng gỗ để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Ba năm sau, Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền chính thức đổi tên Giáo xứ Tân Hải thành Thuận Hòa và cắt cử cha Đaminh Phạm Quang Khanh làm Cha xứ tiên khởi. Năm 1958, Cha Đaminh cùng cộng đoàn Thuận Hòa xây lại nhà thờ mới bằng tường gạch và kèo gỗ (13m x 35m).


Nhà thờ Thuận Hòa 1958


Qua các thời quý Cha quản xứ, bên cạnh việc nâng đỡ đời sống đức tin cho giáo dân Thuận Hòa, quý Cha đã giúp cộng đoàn tu sửa nhà thờ và hoàn thiện các cơ sở vật chất. Năm 1998, Cha Marcô Nguyễn Tuyến Huyên về phụ trách Giáo xứ Thuận Hòa, Cha Marcô và cộng đoàn khởi công xây dựng nhà thờ mới ngày 17.5.2000 và khánh thành tháng 5.2001. Hai năm sau, Cha Marcô và cộng đoàn Thuận Hòa tiếp tục khánh thành tháp chuông, nhà giáo lý và các tượng đài. Năm 2005, Cha Micae Hoàng Đình Cung được bổ nhiệm đến coi sóc Giáo xứ Thuận Hòa. Cha Micae xây dựng thêm các công trình phụ xung quanh nhà thờ. Năm năm sau, Cha Giuse Nguyễn Văn Hoá kế nhiệm Cha Micae phụ trách Giáo xứ Thuận Hòa. Ngoài việc lát gạch sân nhà thờ và tu sửa các công trình phụ cận, Cha Micae giúp cho các sinh hoạt của cộng đoàn Giáo xứ Thuận Hòa thêm ổn định và phát triển như ngày nay. 


Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG NHÀ THỜ
THIÊN NIÊN KỶ MỚI – TRỜI MỚI – ĐẤT MỚI.

Nhà thờ được kiến trúc kiểu Tây phương, nhưng lại mang ý nghĩa Đông phương và đúng với truyền thống Thánh Kinh.


Nhà thờ Thuận Hòa hiện nay. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nhà thờ được gọi cảm hứng từ đoạn sách khải huyền “ Bấy giờ tôi thấy Trời mới, Đất mới và Trời cũ Đất cũ đã biến mất và tôi thấy thành Thánh Gie6rusalem mới từ Trời và từ nơi Thiên Chúa mà xuống, rồi tôi nghe từ phía ngoài có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa sống cùng nhân loại, người sẽ là Thiên Chúa sống cùng họ, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:1-4) và nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa Trời va Đất, Thánh đường biểu hiện cho “Trời mới, Đất mới) trong thiên niên kỷ mới.

Kiến trúc có 2 đường nét mẫu tự: A (alpha) và Ω (omega) ở tiền đường và ở trong gian cung Thánh, “Ta là Alpha và Omega, là đầu và là cuối, là khởi nguyên va cùng tận (Kh 22:13) là chính Thiên Chúa toàn năng siêu việt không gian thời gian chủ tể của vũ trụ vạn vật”.

Trên vòm tiên sảnh là cuốn sách Khải Huyền được mở ra (Kh 22:7-10) mọi mầu nhiệm được giấu kín giờ đây đã được mặc khải cho con người. Trên cuốn sách là chữ Maranatha :” Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến”. Đây là câu cuối cùng của sách Khải Huyền muốn nói đến lòng khát khao, trông đợi của dân Chúa. Dân Chúa đang lữ hành trên trần gian hướng tới ngày cánh chung, ngày đó con người sẽ được vào Trời mới Đất mới. Nếu người ta bước theo Đức Kito là Alpha và Omega. Nói theo cha Feithard de chardin thì con người phải được đi theo tiến trình “ Kitô thành” (chirstogenise) thì mới tới đích được.

Bước vào thiên niên kỷ mới, con người muốn xứng đáng được hưởng “Trời mới Đất mới” cần phải đổi mới chính mình trong Đức Kitô.


Thông tin trên theo website Giáo phận Xuân Lộc và Giáo xứ giáo họ Việt Nam

Một số hình ảnh Nhà thờ Thuận Hòa ngày 15/12/2015. Ảnh: Phạm Hoài Nhân





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét