Truyền thuyết Võ Đắt và ngôi đình nguyên thủy
Đình Võ Đắt xuất phát từ quê hương vùng đất Võ Đắt. Võ Đắt ngày xưa thuộc vùng đất của Đồng Nai thượng, dinh điền sứ Nguyễn Thông đã đến Bình Thuận khảo sát vùng đất Bình Thuận để trình cho vua Tự Đức năm 1877. Cụ Nguyễn Thông đã nói vùng đất Võ Đắt này rất màu mỡ và dân cư rất thuận tình.
Theo truyền thuyết, ngày xưa nơi đây là vùng đất của cụm người dân tộc ở dãy núi Trường Sơn, có một gia đình nhà kia sinh ra hai người con đặt tên là Võ Xu và Võ Đạt, ông Võ Đạt rất tốt bụng cứu bệnh cho nhân dân, xua đuổi thú rừng và giúp cho nhân dân cày cấy làm ăn, và sau đó không rõ ông mất lúc nào.
Khi Pháp xâm lược vào miền Nam Việt Nam, chữ của Pháp không có dấu nên Võ Đạt còn gọi là Võ Đát. Sau nhiều năm Pháp vào khai thác tài nguyên và nhân dân sinh sống gọi tên thành Võ Đắt. Đền thờ Võ Đắt thờ thần hoàng thổ địa người khai khẩn vùng đất (tiền hiền khai khẩn – hậu hiền khai cơ)
Khi thành lập khu dinh điền năm 1960 (chính quyền Ngô Đình Diệm) bà con người dân tộc sống nơi đây có một cơn dịch bệnh sốt lớn làm chết rất nhiều người. Nhiều người cho rằng do thần linh không phù nên họ đề nghị cho họ làm đền thờ ông thần của họ.
Năm 1960-1969 đã thành lập được ban vận động xây dựng đình và đã hình thành được đình. Năm 1968 cơ bản đình đã hình thành.
Quyết tâm giữ đình của người dân Võ Đắt
Hơn 40 năm qua do thời gian và chiến tranh tàn phá cộng với diện tích ngày càng bị thu hẹp (lúc đình mới xây dựng là hơn 4 sào đất). Năm 2009 khởi công với kinh phí ban đầu do nhân dân tự vận động đóng góp, bằng tất cả nỗ lực của người dân đến năm 2013 đã hoàn tất ngôi đình. Kinh phí do nhân dân 3 xã Đức Tài, Đức Hạnh và Đức Tín (ngày xưa 3 xã này là xã Võ Đắt).
Phấn khởi và tự hào, ông Huỳnh Hữu Sâm - Trưởng Ban quản lý đình đã giới thiệu cho chúng tôi về chương trình khánh thành đình: “Nhân dịp tế xuân hàng năm (16.2 AL) kết hợp tổ chức lễ khánh thành. Phần tế thần tâm linh được thực hiện từ 4h sáng đến 6h sáng ngày 27 tháng 3 năm 2013. Sau đó 8h tổ chức các nghi thức như tế chiêng trống, biểu diễn võ thuật và múa lân. Sau cùng là đi vào văn bản chính thức ôn lại truyền thống của đình, báo cáo kết quả vận động xây dựng đình. Sau đó đoàn đại biểu của tỉnh, huyện và nhân dân 3 xã đại diện cho các tôn giáo và đại diện bà con dân tộc dâng hương cúng thần.
Hiện đình có 20 cụ tế lễ hàng năm, mỗi năm đình cúng 6 ngày lễ lớn như lễ nguyên tiêu, giỗ tổ Hùng Vương. Lễ tế xuân, tế thu…
Đi kèm với lễ khánh thành là phần hội, hội tổ chức giải cờ tướng (các cụ bô lão 3 xã thi đấu) và hát bội do đoàn hát bội Long An về biểu diễn phục vụ cho bà con”.
Với một quyết tâm chung sức chung lòng, người dân nơi đây đã có nơi thờ cúng tâm linh là điểm đến của nhân dân trong vùng mỗi dịp lễ, tết. Hy vọng sẽ có nhiều khu đền, đình trong tỉnh được trùng tu và phát triển giúp nhân dân có một điểm đến để tỏ lòng biết ơn thế hệ đi trước.
Khi thành lập khu dinh điền năm 1960 (chính quyền Ngô Đình Diệm) bà con người dân tộc sống nơi đây có một cơn dịch bệnh sốt lớn làm chết rất nhiều người. Nhiều người cho rằng do thần linh không phù nên họ đề nghị cho họ làm đền thờ ông thần của họ.
Năm 1960-1969 đã thành lập được ban vận động xây dựng đình và đã hình thành được đình. Năm 1968 cơ bản đình đã hình thành.
Quyết tâm giữ đình của người dân Võ Đắt
Hơn 40 năm qua do thời gian và chiến tranh tàn phá cộng với diện tích ngày càng bị thu hẹp (lúc đình mới xây dựng là hơn 4 sào đất). Năm 2009 khởi công với kinh phí ban đầu do nhân dân tự vận động đóng góp, bằng tất cả nỗ lực của người dân đến năm 2013 đã hoàn tất ngôi đình. Kinh phí do nhân dân 3 xã Đức Tài, Đức Hạnh và Đức Tín (ngày xưa 3 xã này là xã Võ Đắt).
Phấn khởi và tự hào, ông Huỳnh Hữu Sâm - Trưởng Ban quản lý đình đã giới thiệu cho chúng tôi về chương trình khánh thành đình: “Nhân dịp tế xuân hàng năm (16.2 AL) kết hợp tổ chức lễ khánh thành. Phần tế thần tâm linh được thực hiện từ 4h sáng đến 6h sáng ngày 27 tháng 3 năm 2013. Sau đó 8h tổ chức các nghi thức như tế chiêng trống, biểu diễn võ thuật và múa lân. Sau cùng là đi vào văn bản chính thức ôn lại truyền thống của đình, báo cáo kết quả vận động xây dựng đình. Sau đó đoàn đại biểu của tỉnh, huyện và nhân dân 3 xã đại diện cho các tôn giáo và đại diện bà con dân tộc dâng hương cúng thần.
Hiện đình có 20 cụ tế lễ hàng năm, mỗi năm đình cúng 6 ngày lễ lớn như lễ nguyên tiêu, giỗ tổ Hùng Vương. Lễ tế xuân, tế thu…
Đi kèm với lễ khánh thành là phần hội, hội tổ chức giải cờ tướng (các cụ bô lão 3 xã thi đấu) và hát bội do đoàn hát bội Long An về biểu diễn phục vụ cho bà con”.
Với một quyết tâm chung sức chung lòng, người dân nơi đây đã có nơi thờ cúng tâm linh là điểm đến của nhân dân trong vùng mỗi dịp lễ, tết. Hy vọng sẽ có nhiều khu đền, đình trong tỉnh được trùng tu và phát triển giúp nhân dân có một điểm đến để tỏ lòng biết ơn thế hệ đi trước.
Thiết Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét