12 thg 12, 2014

Mê mẩn mắm Châu Đốc

Những dề cá khô xếp dài, hay những “núi” mắm hấp dẫn được xem là đặc sản độc đáo của Châu Đốc mà bất cứ ai khi có dịp đến đây cũng muốn tậu vài ký về làm quà.

Mắm Châu Đốc ngon nổi tiếng 

Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, cách TP.HCM khoảng 245km. Giáp biên giới Campuchia, Châu Đốc đặc biệt bởi sự pha trộn văn hóa Việt, Hoa, Chăm, Khmer. Điều này được phản ánh không chỉ trong kiến trúc, văn hóa mà còn vô cùng rõ nét trong ẩm thực.

Thành phố nằm bên bờ sông Hậu này có rất nhiều sản vật nhưng dường như người ta chỉ nhớ và nhắc nhiều đến mắm. Cá làm mắm ở Châu Đốc thì có quanh năm nhưng nhiều và ngon nhất là vào mùa lũ. Đó là mùa đánh bắt cá sôi động nhất, cũng là mùa làm mắm của người dân nơi đây. 

Về mảnh sân nhỏ ngày xưa của Bác Hồ

Từ thành phố Vinh, theo tỉnh lộ 49 đến km 13, gặp ngã ba Mậu Tài (tên xưa của làng Sài, quê cụ Hà Thị Hy, bà nội Bác Hồ), rẽ trái, theo đường nhựa khoảng 1km là làng Hoàng Trù, quê ngoại của Bác Hồ.


Như bao làng quê khác của Việt Nam cách đây hơn một thế kỷ, làng Chùa (tên địa phương của làng Hoàng Trù) bình dị với cây đa, bến nước, những hàng dâm bụt cùng lũy tre xanh ngắt...

10 thg 12, 2014

Chuyện một ông giám đốc ngân hàng về làm nghệ nhân

Ông tên Võ văn Tạng. Hơn 10 năm trước ông là giám đốc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Thoại Sơn, An Giang, còn bây giờ ông là nghệ nhân vẽ tranh trên lá thốt nốt ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn.

Thật ra từ bé và trong thời gian làm quản lý ngân hàng, ông Tạng đã đam mê vẽ tranh rồi, thế nhưng cơ duyên dẫn ông đến chuyện làm tranh bằng lá thốt nốt bắt nguồn từ một chuyến tham quan cơ sở đề xét cho vay vốn cho một hộ nông dân Khmer ở xã Vọng Thê năm 1998. Người nông dân này vay vốn để làm quạt bằng lá thốt nốt. Ông Tạng nhận thấy lá thốt nốt đẹp, bền, có thể làm tranh được. Rồi khi đến chùa Skvong ở Tịnh Biên, ông thấy những bộ kinh xưa viết trên lá thốt nốt đã hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn. Thế là ông quyết tâm vẽ tranh bằng lá thốt nốt.

Cây và lá thốt nốt

Mãn nhãn trước vẻ đẹp của 'vương quốc trà' Bảo Lộc

Mùa đông đang gõ cửa, sẽ thật tuyệt nếu bạn chọn Bảo Lộc làm điểm dừng chân, đến những đồi trà, quan sát cảnh thu hoạch và thưởng thức những tách trà nóng thơm ngát giữa không gian tươi mát.


Được xem là "vương quốc trà", Bảo Lộc là nơi có nhiều nhãn hiệu nổi tiếng mà nếu muốn bạn có thể ghé qua thưởng trà, cũng như thưởng thức một buổi biểu diễn trà đạo của các nghệ nhân địa phương. Tuy vậy, sẽ thú vị hơn nếu bạn đến tận đồi trà, quan sát cảnh thu hoạch và thưởng thức những tách trà nóng thơm ngát giữa không gian mát rượi. 

Ngày bình yên ở thung lũng Mai Châu

Với 1 ngày ở Hà Nội mà muốn khám phá Tây Bắc, bạn có thể lựa chọn Mai Châu. Bạn có thể đăng ký tour hoặc tự đi xe máy, đón xe buýt lên ngắm thung lũng đẹp như tranh nơi miền cao.

Sau những ngày khám phá phố cổ, mua sắm, hay loanh quanh phố xá ăn uống ở Hà Nội, nhiều người thường có ý tưởng khép lại trọn vẹn chuyến du lịch của mình bằng chuyến đi ngắn ngày đến thung lũng vàng Mai Châu, Hòa Bình. Đây thật sự là lựa chọn tuyệt vời để bạn khám phá vẻ đẹp hiếm có của ngôi làng giữa thung lũng trù phú. 

Đặc sản tép chua của người Tày bên hồ Ba Bể

Vị chua dịu của tép tươi và dẻo quánh của gạo nương lên men hòa quyện vào nhau, tạo nên hương vị khác biệt cho món tép chua trong bữa cơm của người Tày.

Hồ Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội khoảng 230 km, là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Đến đây, du khách không chỉ thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên đẹp, mà còn được nếm thử những đặc sản riêng nuôi dưới hồ như cá, tôm cùng nhiều món khác như gà đồi, rau dớn, lợn sữa, nếp nương, măng trúc…

Nếu qua đêm ở bản Pác Ngòi, được ăn bữa cơm dân tộc bên bếp lửa nhà sàn, bạn hãy thử một lần nếm hương vị của món tép hồ muối chua nổi tiếng. Đặc sản tép chua Ba Bể làm từ tép tươi và gạo nương, được dân làng chế biến theo bí quyết riêng để có hương vị thơm ngon đặc biệt, khác hẳn so với những nơi khác. 

Tép phơi cho ráo trước khi cho vào hũ muối.