Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 7, 2023

Rừng cây Chá cổ nên thơ trong mùa rụng lá

Rừng ngập mặn Rú Chá ở xã Hương Phong, TP Huế đang vào mùa đẹp nhất khi hàng nghìn cây Chá cổ thụ rụng lá, chờ ngày trổ bông.

Hàng nghìn cây Chá cổ thụ nằm trong rừng ngập mặn Rú Chá rộng hơn 5 hecta nằm bên phá Tam Giang, đối diện cửa biển Thuận An ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong đang vào mùa rụng lá, chờ ngày trổ bông. Khu rừng ngập mặn này cách trung tâm TP Huế khoảng 10 km, là địa điểm được nhiều người yêu thích khám phá thiên nhiên tìm đến.

27 thg 6, 2023

Gỏi sò huyết và 6 đặc sản nhất định nên thử khi đến Lăng Cô

Lăng Cô, Huế nổi tiếng với các loại hải sản tươi ngon cùng nhiều món ăn địa phương hấp dẫn, mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho du khách.

Vịnh Lăng Cô nằm nép mình dưới chân đèo Hải Vân, thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế gần 70 km và Đà Nẵng gần 25 km. Đến đây, bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp do tạo hóa ban tặng, mà còn được thưởng thức những món hải sản tươi ngon với giá cả vô cùng phải chăng.

Lăng Cô nổi tiếng với các loài hải sản như sò huyết, vẹm, hàu, mực sim, sò méo, tôm hùm, cua biển... Hải sản luôn được đánh bắt và chế biến trong ngày nên giữ được độ tươi ngon.

Dưới đây là những món ăn thực khách không nên bỏ lỡ khi đến Lăng Cô du lịch.

Mắm sò thịt ba chỉ

Mắm sò Lăng Cô ăn kèm thịt ba chỉ luộc. Ảnh: Bakafood

14 thg 6, 2023

Những cây vải trăm tuổi trong Hoàng cung Huế vào mùa rộ quả

Sau gần 200 năm, những cây vải (lệ chi) tiến cung trong Hoàng cung Huế vẫn sinh trưởng tốt và đang mùa rộ quả.

Lệ chi trong Hoàng cung Huế đang mùa rộ quả. Ảnh: Bảo Minh

Lệ chi trên Cửu đỉnh

Lệ chi là tên gọi của quả vải – một trong 9 loài trái quý được vua Minh Mạng cho khắc lên Cửu đỉnh. Hình tượng cây vải nằm trên Huyền đỉnh - đỉnh đặt hàng thứ tư bên phải tượng trưng cho sự huyền kỳ.

8 thg 6, 2023

Ấn tượng lễ tế Tổ bách nghệ ở Huế

Chiều 5/5, tại công viên Tứ Tượng bên bờ sông Hương Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2023 đã tổ chức Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, làng nghề truyền thống Việt. Đây là một trong những chương trình chính của kì Festival; được tổ chức trang trọng, đậm chất nghi lễ, văn hóa Huế nên đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với người xem.

Lễ tế Tổ bách nghệ là nghi thức truyền thống nhằm ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, những người đã có công khai sinh ra các nghề truyền thống của người Việt, cũng như để cầu mong cho việc làm ăn, sản xuất luôn được may mắn, phát triển và thịnh vượng. Ngay sau nghi thức Lễ tế Tổ bách nghệ là Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, làng nghề truyền thống với sự tham gia của các đoàn nghệ nhân, thợ thủ công tiêu biểu của Huế và của các làng nghề trên cả nước.

27 thg 5, 2023

Cung đường ngoạn mục đèo Hải Vân nhìn từ trên cao

Địa danh đặc biệt đèo Hải Vân, nơi được mệnh danh thiên hạ đệ nhất hùng quan không chỉ có cảnh sắc tuyệt mỹ, đường đi hiểm trở mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử, thu hút hơn 1 triệu du khách tới tham quan mỗi năm.


Đèo Hải Vân (còn gọi là đèo Mây vì quanh năm đỉnh đèo có mây che phủ) là con đèo chạy trên dãy núi Bạch Mã (nhánh của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển). Nơi đây nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. 

26 thg 5, 2023

Hẹn người đến suối A Lin

Dòng nước trong veo uốn lượn giữa những tảng đá rêu phong, dưới chân cánh rừng xanh rủ bóng. Tiếng cười của những đứa trẻ đang tắm suối nô đùa, càng khiến dòng A Lin (xã Trung Sơn, A Lưới) mát rượi giữa trưa hè.


Từ thị trấn A Lưới, theo đường Hồ Chí Minh rải nhựa “láng o”, đi qua xã Hồng Kim là đến xã Trung Sơn. Đến địa phận thôn Ta Ay Ta, khách sẽ “gặp” tấm bảng chỉ đường đến “Điểm du lịch cộng đồng suối A Lin”. Từ đây, rẽ vào con đường liên thôn, qua những nương sắn hiền lành, đi tầm 700 mét, là đến bờ suối, nơi có dãy chòi dành cho khách nghỉ chân vừa dựng, còn thơm mùi tre nứa. Hôm đó ngày cuối tuần. Từ lúc sáng sớm, cả 5 chiếc chòi nghỉ chân đã được khách “dưới Huế” gọi điện thoại “đặt gạch” hết, đặt luôn món gà nướng, vịt nướng than hồng và xôi hông từ loại nếp dẻo thơm trồng trên nương rẫy.

Lên vùng cao chèo sup

Cuốc bộ qua cánh rừng nguyên sinh phủ bóng mát, suối Cha Linh (xã A Roàng, huyện A Lưới) làm tái tạo lại cảm hứng và nạp năng lượng cho người đi trải nghiệm. Không chỉ cảnh quan tuyệt đẹp, không khí mát mẻ, tiếng chim ríu rít vui tai, nơi đây còn có khe Lò Xo với những vùng nước lặng – nước chảy và nguồn nước mát trong, thỏa sức để lướt, chèo thuyền sup.

Trải nghiệm chèo sup ở vùng cao

Hấp dẫn suối Tiên

Tận dụng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ, non nước hữu tình mà thiên nhiên ban tặng, Hợp tác xã (HTX) Thủy An (Phú Lộc) đã khai thác, xây dựng suối Tiên trở thành điểm du lịch hấp dẫn bao du khách gần xa.

Đến với hồ Thủy Yên sau khi đến suối Tiên

Theo người dân bản địa thì suối Tiên bắt nguồn từ một câu chuyện cách đây từ rất lâu. Thuở xa xưa, có một loài dây hoa mọc tua tủa trải dài trên những triền đá ven bờ suối như làn tóc của những nàng tiên giáng trần dạo chơi. Tên gọi suối Tiên bắt nguồn từ đó.

Miên man cây trái mùa hè xứ Huế

Hạ về, trời nắng nóng. Cái nắng miền Trung gắt gao. Nhưng, miền sông Hương núi Ngự lại có nhiều cây trái thơm ngon, hoa đẹp nổi tiếng, cho du khách dừng chân, cho người ở xa nhớ mãi.

Cây vả được trồng nhiều ở Huế

Chớm hạ, sáng sớm ra đường Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ bắt gặp các bà, các chị gánh những gánh rau xanh, trong đó có một rổ trái cây, xanh xanh. Đó là trái vả, đặc biệt có nhiều ở Huế. Trong vườn của người Huế, cây vả mọc thật đẹp với tán lá to, quả chi chít ở gốc. Lá vả hái để gói rau trái. Còn quả vả thì chế biến nhiều món ăn ngon, làm trà vả, vả trộn, vả hầm xương, vả chua ngọt, vả sống chấm ruốc kèm mấy lá rau thơm... Món ăn vả trộn là món ngon trong bữa cơm hàng ngày của người Huế và món ngon trong các bữa tiệc.

22 thg 5, 2023

Khám phá rừng ngập mặn tuyệt đẹp được ví như nàng thơ của xứ Huế

Chỉ nằm cách trung tâm Huế khoảng 15km, rừng ngập mặn Rú Chá (thuộc làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Huế) là khu rừng ngập mặn nguyên sinh hiếm hoi còn lại trên hệ đầm phá Tam Giang.

Rừng ngập mặn Rú Chá còn được gọi là rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá. Ý nghĩa cái tên Rú Chá rất đơn giản. Theo tiếng địa phương Huế, “rú” có nghĩa là rừng núi, còn “chá” là tên một loài cây mọc chiếm 90% diện tích nơi đây.

Ảnh: Lê Hoài Nhân

10 thg 5, 2023

Tìm thấy lời giải cho bức tranh thứ sáu trên tường cung An Định

Câu chuyện bí ẩn của bộ tranh tường trong cung An Định vẫn bỏ ngỏ vì mãi vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Sau hơn 100 năm tồn tại, lời giải đã được tìm thấy nhờ vào kỳ công của một chàng trai trẻ yêu di sản.

Cung An Định - tòa biệt cung của vua Khải Định - Ảnh: MINH TỰ

Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu (Huế), nguyên là phủ của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Năm 1916, Bửu Đảo lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Khải Định. Năm 1917, vua Khải Định đã cho xây dựng thành một tòa cung điện nguy nga, gọi là cung An Định. Đến đầu năm 1919, công trình hoàn tất.

23 thg 3, 2023

Căn nhà cũ của bà Từ Cung bị bỏ hoang

Căn nhà 2 tầng ở số 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) - nơi ở cho đến lúc cuối đời của đức Đoan Huy hoàng thái hậu Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) - đang bị bỏ hoang nhiều năm.

Căn nhà số 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) của bà Từ Cung - Ảnh: NHẬT LINH

Nhiều người ở TP Huế không khỏi tiếc rẻ khi căn nhà 2 tầng có kiến trúc Pháp ở số 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) - nơi ở của bà Từ Cung - cỏ mọc um tùm, bị bỏ hoang nhiều năm qua.

Vết thời gian trong nhà vườn 150 năm ở xứ Huế của công chúa triều Nguyễn

Nhà vườn An Hiên còn giữ nguyên vẹn lối kiến trúc của nhà vườn xưa xứ Huế, từng là nơi ở của công chúa, quan lại.

Từ trung tâm TP.Huế đi về phía tây kinh thành khoảng 1,5 km, du khách sẽ bắt gặp khu nhà cổ trong không gian cây cối xanh mát. Đó là nhà vườn An Hiên, tọa lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên (TP.Huế) - điểm đến độc đáo cho những du khách yêu thích sự cổ kính, tịch liêu.

Cổng vòm nhỏ được xây dựng bằng gạch vôi vữa đưa du khách vào bên trong nhà cổ. Dọc theo lối đi có hai dãy mận trắng đan tầng vào nhau, tỏa bóng mát cả một vùng. Ảnh: LÊ HOÀI NHÂN

19 thg 3, 2023

Đặc sản mảnh đất cố đô Huế du khách có thể mua về làm quà

Bỏ túi loạt món ngon đặc sản xứ Huế du khách có thể mua về làm quà cho gia đình và người thân.

1. Trà cung đình Huế

Nhắc đến thức trà hảo hạng nhất hiện nay chắc chắn không thể bỏ qua trà cung đình Huế. Được biết đây là loại trà được làm nên từ nhiều loại thảo dược tốt cho sức khỏe, thời xưa chỉ được dùng để dâng lên vua chúa. Ngày nay trà cung đình Huế đã trở thành đặc sản trứ danh của vùng đất cố đô, du khách thập phương ghé nơi đây đều mua về làm quà.

Trà cung đình Huế mang hương vị rất riêng, không lẫn đi đâu được. Ảnh: Trà cung đình Huế

13 thg 2, 2023

'Vườn hồng của Nam Phương' đẹp mê mẩn nơi kinh thành Huế

Đầu năm 2023, một khu vườn đầy hoa hồng cổ Huế đã được phục dựng trong khuôn viên của điện Kiến Trung với tên gọi “vườn hồng của Nam Phương”.

Điện Kiến Trung là một cung điện quan trọng trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn, được xây dựng vào năm 1921 đến năm 1923 dưới triều vua Khải Định. Là công trình đẹp, hiện đại và bề thế, nhưng điện Kiến Trung chỉ tồn tại chỉ được hơn 20 năm rồi bị phá hủy một cách đáng tiếc. Đến năm 2019, từ phần nền cũ, điện Kiến Trung được phục dựng lại với kinh phí hơn 123 tỉ đồng.

Sau một thời gian được phục dựng lại một cách tỉ mỉ, rất nhiều hạng mục tại đây đã được hoàn thiện với từng chi tiết đều mang cái hồn của xứ Huế cổ xưa. Nổi bật trong đó chính là vườn hồng của Nam Phương hoàng hậu. 

11 thg 2, 2023

Tam niên đáo lệ, làng Thai Dương náo nức vào hội cầu ngư

Ngày 2/2/2023, nhằm ngày 12 tháng Giêng năm Quý Mão, làng văn hóa Thai Dương, phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ hội cầu ngư theo phong tục "tam niên đáo lệ" tức 3 năm diễn ra một lần. Đây là lễ hội lớn mang đậm bản sắc văn hóa, đời sống của ngư dân vùng biển Thừa Thiên, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia.

Lễ cầu ngư làng Thai Dương được tổ chức với nhiều nghi lễ truyền thống cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao cộng đồng độc đáo, hấp dẫn nhằm cầu khấn đất trời, các bậc tiền bối của làng phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, con em làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, bể lặng đánh bắt được nhiều cá tôm, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc.

Đêm trước ngày hội là các lễ cung nghinh, lễ túc yết, lễ cầu an, lễ chánh tế, tưởng niệm… được tổ chức rất công phu, trang nghiêm và thành kính với nhiều nội dung khác nhau, trong đó có việc tưởng nhớ tri ân công đức ngài khai canh và khai khẩn làng nhằm nhắc nhở con cháu trong làng luôn hướng về cội nguồn.

27 thg 1, 2023

Bảo tàng gốm cổ sông Hương: Không cấm mà khuyến khích chạm vào hiện vật

Điều lạ, là trong khi các bảo tàng khác đều “cấm sờ vào hiện vật” thì ở Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, GS Thái Kim Lan lại luôn khuyến khích du khách “hãy chạm vào hiện vật”.

Gần 5.000 hiện vật gốm độc đáo

Có thể nói, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương với diện tích 700 m², là nơi duy nhất trên cả nước trưng bày gốm được tìm thấy từ các dòng sông trong không gian địa lý hẹp (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Một góc triển lãm “Áo dài xưa triều Nguyễn” tại Lan Viên cố tích. Ảnh: Tường Minh

16 thg 12, 2022

'Độc lạ' bánh xèo cá kình làng Chuồn, muốn ăn phải đi từ mờ sáng

Món bánh xèo kết hợp với các loại hải sản nước lợ thơm ngon của làng Chuồn đã khiến bao du khách thổn thức.

Tờ mờ sáng, xuất phát từ trung tâm TP. Huế (Thừa Thiên-Huế), theo đường Phạm Văn Đồng về hướng đông tầm 5 km sẽ đến với làng Chuồn (hay còn gọi là làng An Truyền) ở xã Phú An, H.Phú Vang.

Người dân bày bán các loại thủy, hải sản vùng nước lợ vừa đánh bắt từ tối hôm trước. Ảnh: LÊ HOÀI NHÂN

15 thg 12, 2022

Nơi lưu giữ cổ vật của cung đình triều Nguyễn

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, những cổ vật của vua chúa triều Nguyễn vẫn được lưu giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế nằm trên trục đường Lê Trực, TP Huế. Đây là nơi lưu giữ và trưng bày hàng nghìn cổ vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế từ thời nhà Nguyễn.

13 thg 12, 2022

Cà phê muối mang thương hiệu xứ Huế

Bên cạnh tham quan lăng tẩm và ăn các loại bánh truyền thống, du khách đến Huế nên thử cà phê muối, món đồ uống rất riêng của đất Cố đô.

Hơn 10 năm qua, cà phê muối đã được nhiều người dân và khách du lịch đến Huế biết đến như một thứ đồ uống "nhất định phải thử".

Cà phê muối uống ngon khi uống cùng đá lạnh. Ảnh: Vạn An