Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời báo KTSG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời báo KTSG. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 9, 2013

Tóp mỡ ngào đường

Đây là món ăn quen thuộc của người Nam Bộ xưa. Thuở ấy, dầu thực vật chưa có. Các món ăn chiên, xào, kho đều sử dụng mỡ heo. Do đó, nhà nào cũng có một keo mỡ heo để trong bếp.

Tóp mỡ ngào đường, món ăn chơi lạ miệng. Ảnh: Trần Kiều Quang 

Những gia đình khó khăn thường mua mỡ heo ở các tiệm tạp hóa trong xóm, số lượng mua thường rất ít, chỉ dùng được đôi ba lần. Những gia đình khá giả một chút thì tự mua mỡ về thắng ở nhà.


Long Hải - đất và người

Long Hải là một thị trấn thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Long Hải được nhiều người biết đến nhờ có bãi biển nên thơ, sóng nhẹ, là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời và còn hấp dẫn bởi dinh Cô và lâu đài chú Hỏa với nhiều huyền thoại.

Dinh Cô ở Long Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Cát Lộc 

Nhiều người đi Long Hải nhắm vào điểm đến chính là Dinh Cô. Dinh Cô được xây dựng kiên cố, áp sát chân núi Minh Đạm, trên một diện tích hơn 1.000 mét vuông. Cổng tam quan vào Dinh Cô nằm bên chân mũi Thùy Vân với ba lớp mái, mái giữa nhô cao. Phía trên lớp mái giữa đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, hai lớp mái hai bên đắp nổi hình chim phượng. Hai bên cổng có cặp sư tử chầu. Qua cổng tam quan là 37 bậc cấp đưa khách vào chánh điện.


3 thg 9, 2013

Nhái cơm - ngọt vị đồng quê

Mùa này miền Trung buổi chiều thường có mưa giông. Tiếng sấm đì đùng vọng lại từ phía chân trời xa, rồi tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà, có khi cả làng quê chìm trong cơn mưa xối xả. Trời chập choạng tối, lũ ếch, nhái, ễnh ương bắt đầu rời hang ổ, đi tìm mồi và tìm bạn tình, cất lên những bản hợp xướng rền vang khắp cánh đồng quê.

Nhái cơm xào sả ớt. Ảnh: Kim Loan 

Lúc này những người đàn ông ở quê hông đeo cái giỏ, tay cầm đèn pin vội vã ra đồng soi nhái cơm. Nhái cơm đầu mùa nhiều vô kể, dựa vào tiếng kêu mà người đi soi nhái pha đèn, nhái cơm bị lóa mắt nằm chết trân như “chờ” người bắt. Trời càng tối chúng càng dạn ánh đèn, chỉ cần chịu khó khoảng hơn một giờ là có cả một giỏ đầy, khoảng hai ký nhái cơm mang về nhà.


Làng lụa Nha Xá

Dù chẳng giàu sang nhưng người dân làng Nha Xá (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam) cũng có cuộc sống tươm tất mà không phải bon chen vất vả nhờ có nghề dệt lụa. Làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 200 máy dệt. Nhiều hộ làm khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu, sản xuất và bán sản phẩm. 

Ngay từ đầu làng, du khách đã nghe âm thanh rộn ràng của những chiếc máy dệt. Người dân nơi này cho biết, trong làng, không còn nhà nào dệt lụa theo phương thức thủ công mà đã chuyển sang dệt máy hoàn toàn.

1 thg 9, 2013

Ao Bà Om

Những năm 1950, nói tới Trà Vinh là cư dân ở đây ai cũng “hát” bốn câu ca: Biển Ba Động nước xanh cát trắng, Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây; Xin mời du khách về đây, Viếng qua thì biết chốn nầy thần tiên.

Một góc ao Bà Om xanh mát. Ảnh: PĐQ 

Câu hát ấy người địa phương ai cũng thuộc làu vì nó đã được viết chữ to tướng trên các tấm bảng lớn đặt tại các cửa ngõ vào thị xã Trà Vinh lúc bấy giờ. Chính vì vậy mà cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí đến Sài Gòn và một số nơi khác ở miền Đông, miền Trung cũng có người biết đến. Họ biết đến ao Bà Om cũng là nhờ một cuốn tiểu thuyết bán chạy lúc bấy giờ có nhắc đến địa danh nầy khi cho một cặp tình nhân đến đây tâm sự.


31 thg 8, 2013

Mít nài là sa kê?

Sau hai bài viết về di tích Đàn Tiên Cái Khế ở thành phố Cần Thơ của tác giả Lâm Văn Sơn, có bạn đọc cho rằng tác giả đã nhầm lẫn giữa cây sa kê với mít nài và hình ảnh minh họa trong bài chính là cây sa kê. Sau đó, nhiều người khác tham gia bàn thêm về thông tin này, nhiều bạn còn trích dẫn các nguồn từ Internet để chứng minh cho ý kiến của mình.

Thân cây, cành, lá mít nài giống y như sa kê, nhưng mít nài ra hoa và thành trái dài nhỏ, gọi là dái mít, có hai loại đực (có lớp phấn vàng) và cái (da xanh). 

27 thg 8, 2013

Măng tre hầm giò, móng heo

Măng tre có nhiều loại: tre gai, tre mỡ, tre Mạnh Tông… Trong số đó, măng tre Mạnh Tông ngon khó có loại măng nào sánh bằng; nó còn gắn liền với câu chuyện đầy cảm động về lòng hiếu thảo của Mạnh Tông.

Chồi măng

Sách Nhị thập tứ hiếu của Lý Văn Phức kể chuyện thời Tam Quốc, Mạnh Tông - người ở đất Giang Hạ, mồ côi cha, chỉ còn mẹ già. Một hôm, mẹ bị bệnh, thèm ăn canh măng; nhưng bấy giờ là mùa đông, khó tìm ra măng. Ông đi vào trong rừng tre, ngồi bên gốc tre mà khóc. Bỗng đâu có chồi măng từ dưới đất mọc lên. Mạnh Tông vui mừng cắt mang về nhà nấu canh cho mẹ ăn. Ăn xong, bà mẹ liền hết bịnh. Từ đấy thứ măng tre màu xám, mọc trái mùa, ăn nên thuốc, được gọi măng Mạnh Tông.


26 thg 8, 2013

Đền Ông Trần ở Long Sơn

Du khách đến Vũng Tàu còn có dịp biết đến một địa danh độc đáo ở xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu; đó chính là khu Nhà Lớn Long Sơn (còn gọi là đền Ông Trần) là một quần thể kiến trúc theo lối cổ. Đây là nơi tập trung sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của người dân trong vùng.

Cổng vào khu đền Ông Trần. Ảnh: Mỹ An.

Khu Nhà Lớn Long Sơn là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín với nhiều công trình như dãy nhà phố, chợ, lầu dài, nhà máy đèn... Hiện nay, ngoài những dãy nhà bằng gỗ có niên đại hơn 100 năm tuổi, nơi đây còn có những đồ vật rất có giá trị như bộ ghế ‘bát tiên’ của vua Thành Thái cũng như tồn tại một nét văn hóa riêng gắn với phố cổ là đạo Ông Trần.


18 thg 8, 2013

Núm biển nướng

Nhiều người gọi núm biển là cúm núm; một loài tựa như cua biển nhưng trông dáng hiền lành, cục mịch chứ không “oai hùng” như cua. Chân, càng nhỏ xíu, khép nép; mai cứng khum khum phồng lên mang màu trắng bạc khi còn tươi sống và khi nấu chín thì chuyển sang màu vàng cam, rất bắt mắt với những nốt son đỏ nổi bật trên mai và hai càng.

Núm biển nướng là món ăn chơi ngon và lạ miệng. Ảnh: Hà Thanh 

Núm sống vùng biển ngang gần bờ, ngư dân đánh bắt núm biển vào bờ bán ngay cho rỗi chở thẳng đến các chợ nhỏ vùng ven biển chứ không chuyển đi xa. Vì vậy núm rất tươi, thịt chắc, vị béo, thơm ngon, rất được khách du lịch chơi biển ưa chuộng khi có dịp thưởng thức.

15 thg 8, 2013

Về Bình Liêu nghe điệu hát then

Bình Liêu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp với Trung Quốc. Là một huyện còn nghèo, dân cư trong vùng chủ yếu gồm các dân tộc: Tày, Sán Chỉ, Dao… Trong đó người Tày chiếm khá đông dân số.

Tác giả (dân tộc Tày) trong trang phục truyền thống và cây đàn tính. 

Người Tày thường sống ở vùng thung lũng, nơi có các con suối chảy róc rách và những mảnh ruộng bậc thang thoai thoải, đang mùa cấy, từ xa nhìn lại như một tấm thảm tầng xanh màu mạ non. Địa hình nơi đây hiểm trở với những ngọn núi cao trùng điệp. Vào những ngày trời mưa bão, có thể nhìn thấy những làn sương mờ trôi lãng đãng trên các ngọn núi. Mùa này, đến với Bình Liêu ta còn có thể ngắm các dòng suối đổ từ trên núi cao xuống những vùng thấp hơn. Phong cảnh thiên nhiên hài hoà, không khí khá mát mẻ là một điều kiện lý tưởng cho những người ưa khám phá. Một buổi dã ngoại tắm suối có thể sẽ khá thú vị.


9 thg 8, 2013

Du ngoạn núi Cậu, Bình Dương

Về tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam bộ, đến với Núi Cậu hành hương, vãn cảnh, du khách sẽ có dịp khám phá những ngọn núi, chùa chiền, am miếu với nhiều huyền thoại, cổ tích kể từ lúc miền đất nầy còn là nơi hoang địa.

Đường lên am Cậu. 

Khu vực Núi Cậu với diện tích hơn 1600 hecta, gồm 21 ngọn núi, có dạng hình chữ U. Ngọn núi cao nhất là núi Cửa Ông cao 295 mét, núi Ông cao 285 mét, núi Tha La cao 198 mét và núi Chúa cao 63 mét.

Du khách có thể đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ Dầu Một (35km), từ đây theo đường 744 đi tiếp chừng 45km về thị trấn Dầu Tiếng, đi thêm 7km nữa thì đến Núi Cậu. Núi Cậu nằm sát lòng hồ Dầu Tiếng thuộc ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Suối Tiên Khánh Hòa - điểm du lịch bị bức tử

Từ xa xưa, suối Tiên đã là nơi du ngoạn nổi tiếng ở “xứ Trầm Hương” Khánh Hòa. Nhưng giờ đây, thắng cảnh thiên nhiên này đã bị con người hủy hoại, thậm chí biến dòng nước suối tự nhiên thành nguồn nước bẩn...

Suối Tiên bị "cải tạo" thành kênh nước đen. 

Khánh Hòa có rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên. Là vùng duyên hải lại nối liền với Tây Nguyên nên Khánh Hòa vừa có nhiều núi rừng, sông, suối, vừa có bãi biển và hải đảo... Có đến hàng chục con suối từ núi cao uốn lượn quanh co đổ về đồng bằng và trở thành những điểm dã ngoại, du ngoạn hấp dẫn giới thanh thiếu niên và cả những người lớn tuổi yêu thích thiên nhiên.


Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát ở Trà Ôn

Tiền quân Thống chế Điều bát tên thật là Thạch Duồng, quê ở làng Nguyệt Lãng, xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Do có công với triều Nguyễn nên ông được ban quốc tính - họ Nguyễn và lấy tên là Nguyễn Văn Tồn. Ông được nhân dân Trà Ôn tôn kính như một bậc tiền hiền có công khai hoang mở cõi vùng đất Trà Ôn.

Phần mộ của Tiền quân Thống chế Điều bát (bên phải) và phu nhân. 

Tiền quân có tướng mạo khôi ngô, võ nghệ cao cường, tính tình cương trực, ông được Nguyễn vương phong chức cho trấn thủ ở Oai Viễn đồn (Trà Ôn) và đạo Trấn Giang (Cần Thơ) kiêm quản xuất hai phủ Trà Vinh và Mân Thít. Binh đoàn của ông chiến đấu dũng mãnh, xuất sắc. Khi xứ Cao Miên có nội chiến (1810), quân Xiêm xâm lấn bờ cõi, ông phụng mệnh triều đình theo đại quân Thoại Ngọc Hầu sang chiến đấu với quân Xiêm ở thành Lavek.


29 thg 7, 2013

Xôi ống

Bến Tre là một tỉnh được hình thành bởi ba dãy cù lao nổi trên sông Tiền. Từ thuở xa xưa, mảnh đất này đã nổi tiếng là xứ dừa, là nguồn cung cấp cho thị trường trong nước nhiều sản vật từ cây dừa. Đến Bến Tre, du khách sẽ bắt gặp nhiều món ăn lạ lẫm, đầy bất ngờ nhưng quyến rũ khẩu vị, đặc biệt là những món ăn gắn liền với dừa; trong đó có xôi ống.

Chị bán xôi ống ở thành phố Cà Mau. 

Có lẽ cách Trà Vinh bởi dòng sông Cổ Chiên, nên thành phố Bến Tre có món điểm tâm mang phong vị ẩm thực của bà con người Khmer tỉnh bạn, là xôi ống. Nếu như bánh ống Trà Vinh được làm từ nguyên liệu chính là khoai mì mài vắt ráo nước hoặc gạo vo, gút nước, phơi ráo, xay khô thì xôi ống Bến Tre được làm từ nếp rặt, loại ngon nhất xứ này.


28 thg 7, 2013

Cuối tuần du ngoạn Ninh Bình

Khởi hành từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng, chúng tôi cùng ba chiếc xe máy nối đuôi nhau theo quốc lộ 1A đi Ninh Bình. Sau hơn hai giờ chạy xe vượt 95 cây số, chúng tôi đặt chân đến địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách thành phố Ninh Bình chừng 15km. Đích đến đầu tiên là chùa Bái Đính, sau đó sẽ là Tam Cốc - Bích Động, vốn được ví như một Hạ Long trên đất liền.

Điện Tam Thế của chùa Bái Đính mới đồ sộ và hào nhoáng như cung điện của vua chúa ngày xưa. 

Chúng tôi bước vào khuôn viên chùa Bái Đính, nhìn các pho tượng uy nghiêm ẩn hiện trong làn khói hương trầm lãng đãng mờ ảo, có cảm giác như đang lạc vào cõi tiên với những điều kỳ bí, huyền diệu.


27 thg 7, 2013

Nhìn từ thủy điện sông Đà

Nhà máy thủy điện sông Đà (còn gọi là thủy điện Hòa Bình) là một điểm tham quan thú vị đối với khách du lịch khi đến với tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh các địa danh như Mai Châu, Thung Nai…, tới công trình thủy điện sông Đà, ngoài nhà máy sản xuất điện, du khách cũng sẽ có dịp ngắm nhìn cảnh quan, không gian tươi đẹp xung quanh.

Một góc nhìn về công trình thủy điện sông Đà từ trên cao. Xa xa là dòng sông Đà chảy qua thành phố Hòa Bình. Ngoài nhiệm vụ là nguồn cung cấp chủ lực cho toàn hệ thống điện Việt Nam, Thủy điện sông Đà còn có nhiệm vụ chống lũ và điều tiết nguồn nước phục vụ nông nghiệp cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Công trình này còn giúp cải thiện việc đi lại bằng đường thủy kể cả hạ lưu và thượng lưu sông Đà.

Thanh ngọt chè hoa cau

Từ lâu người ta vẫn thường quen gọi là chè hoa cau, nhưng không phải chè được nấu từ hoa cau mà bởi đỗ xanh vàng ươm như những bông hoa cau rụng xuống, trôi lững lờ trên mặt hồ sớm mai, gợi cảm giác thanh tịnh, ấp ủ nỗi nhớ thương...

Bát chè hoa cau

Nhìn bát chè hoa cau nhỏ xinh, được bày biện trông thật thích mắt, ấy vậy mà những nguyên liệu làm nên bát chè lại chẳng phải là thứ gì xa lạ mà nó chính là tinh túy của thứ sản vật gần gũi, mang đậm hương vị quê hương: bột sắn, nước dừa, hoa bưởi, đỗ xanh... Tuy vậy, chè hoa cau lại được chế biến hết sức tỉ mẩn và người chế biến cũng phải rất tinh tế thì mới cho ra được bát chè hoa cau đúng với hương vị của nó.


21 thg 7, 2013

Tam Đảo với nét đẹp tâm linh

Rời trung tâm thị trấn Tam Đảo (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), đi một đoạn vòng vèo qua con dốc ven sườn núi rợp bóng cây rừng, du khách đôi lúc bị màn mây mù tuyệt đẹp lùa qua trong tiếng ve rền mùa hạ. Nhưng đẹp nhất là lối đi lót đá xanh uốn khúc như rồng lượn dẫn đưa lên ngôi đền Chúa.

Một góc chùa Vàng với đặc trưng mái hình đao. 

Lối đi có hai hàng tay vịn bê tông cốt thép càng lúc càng lên cao giữa hai cánh rừng trúc thơ mộng. Những thân trúc thẳng cao phủ trùm bóng mát. Đúng là một cõi thần tiên! Mà thần tiên thật vì lên hết 300 bậc cấp là khách đã tiếp cận được một phần thế giới tâm linh Tam Đảo.

20 thg 7, 2013

Đền Mẫu Thượng Ngàn trên đỉnh núi Chúa

Bà Chúa Thượng Ngàn (hay Mẫu Thượng Ngàn hoặc Lâm Cung Thánh Mẫu) là một trong ba vị mẫu được thờ trong đền hoặc điện theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Nhiều người tin rằng, cùng với nhiều vị thần thánh khác, Mẫu Thượng Ngàn đem đến sự may mắn, bình yên cho dân chúng và gọi bà là Mẫu một cách tôn kính và gần gũi. 

Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Theo truyền thuyết, Bà là con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Lúc còn con gái, Bà có tên là La Bình. Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương, theo lệnh Ngọc Hoàng trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha trông coi tất cả các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi của nước ta. Ảnh: đền Bà Chúa Thượng Ngàn trên đỉnh Bà Nà, núi Chúa, Đà Nẵng.

Cá hanh

Cá hanh thuộc họ cá chép, có hình dáng như bàn tay xòe, lớp vảy có màu xanh ô liu, sẫm hơn phía trên lưng và chuyển sang màu vàng kim phía dưới bụng. Vây đuôi có tiết diện gần như hình vuông. Miệng cá hanh khá hẹp, mép có sợi râu mảnh. Hai mắt cá hanh có màu đỏ cam. Vảy cá hanh nhỏ, gắn sâu vào lớp da dày, khiến mình cá rất trơn, giống cá chình, lươn hay cá trê. Chính chất nhờn nầy một khi cá hanh chạm vào thân cá khác bị bệnh sẽ “chữa” con cá nầy hết bệnh. Vì vậy người ta còn gọi cá hanh là “cá bác sĩ”.

Cá hanh nướng. Ảnh: Phương Kiều