Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 3, 2013

Khám phá “đường sắt trên không” sang Lào

Đi trên đường Hồ Chí Minh qua địa phận xã Lâm Hóa và Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) thỉnh thoảng lại bắt gặp giữa rừng sâu vài trụ bêtông lớn bám đầy rêu phong.
Đó là vết tích tuyến đường sắt trên cao người Pháp đã xây dựng cách nay hơn 80 năm để vận chuyển tài nguyên từ Trung Lào về VN. 



Những trụ bêtông của “đường sắt trên không” tại khu vực đồi Cầu Trập - Ảnh: M.Văn

Những vết tích gợi biết bao nỗi niềm thời xa xưa đã thôi thúc chúng tôi làm một hành trình khám phá với điểm xuất phát từ Đồng Hới lên phía tây bắc.


18 thg 3, 2013

Làng thị

Xã Mỹ Trạch ở huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) vốn là làng Cao Lao cổ nằm bên bờ nam sông Gianh. Cao Lao hôm nay vẫn mang một không gian huyễn hoặc như trong cổ tích, vì được bao trùm bởi hơn mười ngàn cây thị mọc khắp lối đi, từ xóm trên đến ngõ dưới ở 7 cụm dân cư.

Mười ngàn cây thị



Mặc dù Cao Lao được đích danh phiên hiệu là xã Mỹ Trạch, nhưng người dân ở đây vẫn thích gọi xã của họ là cái làng nhỏ Cao Lao nằm tút cực bắc huyện Bố Trạch.

Làng mảnh dài bên bờ sông Gianh, vốn là một trong những nơi người Chăm khai thiên lập địa trước đó hàng ngàn năm.

17 thg 3, 2013

Tết buộc tình

Dọc đường 12A, bên dưới núi Giăng Màn, ở xã Trọng Hóa, Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cổ tay người Khùa nào cũng có một sợi chỉ chắc như sợi mây rừng. Đó là sợi chỉ buộc tình dân bản với nhau, sợi chỉ buộc tình dòng họ, vợ chồng, con cái, cây cỏ, hoa lá để nhớ nhau như con chim thương núi, như con cá thương nước.

Người Khùa đi chơi Tết buộc mình

Nếu bạn đến bản làng của người Khùa vào tháng Giêng hoặc tháng Hai Âm lịch sẽ gặp Tết buộc tình, hay còn gọi là Tết buộc chỉ cổ tay mà tiếng Khùa gọi là "rít chọo aty", được hiểu theo nghĩa khác nữa là Tết của dòng họ.

26 thg 2, 2013

Nhảy trên biển Đá Nhảy

Vô số những núi đá to nhỏ trải trên bờ cát phẳng lì ở biển Đá Nhảy (xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) khiến bạn không thể không reo hò thích thú khi đến đó. 

Biển mang tên Đá Nhảy, cái tên chỉ cần đọc lên cũng đã tạo ra điều gì đó lạ lẫm, tò mò, lôi cuốn khám phá. 

Cũng chẳng ai nhớ Đá Nhảy có từ bao giờ và vì sao biển lại mang tên đó. Thôi thì hãy cứ hiểu nôm na, gần gũi theo nghĩa đen là trên bờ biển có rất nhiều đá, có thể nhảy từ hòn đá này sang hòn kia nên gọi là Đá Nhảy vậy. Chính những bãi đá to nhỏ đó đã tạo nên nét riêng biệt của biển không lẫn vào đâu được.


Bờ cát phẳng mịn dẫn ra bãi Đá Nhảy 

22 thg 2, 2013

Bí ẩn rừng Minh Hoá

Theo chân một thợ sơn tràng (người đi rừng), chúng tôi băng rừng lội suối suốt mấy ngày trời để khám phá vẻ đẹp của những hang động còn nằm ẩn mình trong các cánh rừng sâu của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Anh Đinh Hồng Nhâm là một thợ sơn tràng có tiếng ở vùng rừng núi Minh Hóa. Hơn nửa đời người làm cái nghề xuyên rừng, lội suối nên dường như bất cứ chỗ nào trong vùng rừng núi Minh Hóa này anh cũng đều biết. Thậm chí, anh còn biết, ẩn dưới những tán rừng già Minh Hóa hiện có những hang động tuyệt đẹp mà ít người biết tới.

Đoàn người phải vượt qua những vách đá cao, một bên là núi, một bên là thung sâu.

12 thg 2, 2013

Thiên Đường trong lòng đất

Động Thiên Đường thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong những hang động nằm trong vùng lõi núi đá vôi của Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Động Thiên Đường được các chuyên gia hang động đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất thế giới.

Năm 2005, trong một chuyến thám hiểm tại khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện ra một hang động lạ. Hang có lối vào rất hẹp, chỉ vừa một người chui, nhưng khi bước vào phía bên trong, các nhà thám hiểm đã vô cùng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và kích thước kì vĩ của nó với nhiều khối thạch nhũ lung linh, kì ảo. Và họ đã đặt tên cho nó là động Thiên Đường.

Lối vào động Thiên Đường như đi xuống lòng đất.

11 thg 2, 2013

Phong Nha – Kẻ Bàng

Tạo hóa đã ban cho Quảng Bình một Di sản Thiên nhiên Thế giới tuyệt đẹp, đó là Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Tại đây, ngoài những giá trị đặc sắc về lịch sử, địa chất, địa hình, địa mạo… người ta còn phát hiện ra rất nhiều hang động, điển hình như động Phong Nha được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất thế giới.

Ít ai biết rằng, sự kiến tạo bền bỉ và phức tạp liên tục trong suốt hơn 400 triệu năm trong lòng những dãy núi đá vôi ở Phong Nha – Kẻ Bàng đã tạo nên khoảng hơn 300 hang động kì vĩ, lộng lẫy đến bất ngờ. Đặc biệt là động Phong Nha với 14 hang lớn nhỏ khác nhau.


Động Phong Nha nằm phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, sát biên giới Việt – Lào, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về hướng Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về hướng Nam. Từ trung tâm xã Nhơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, du khách theo thuyền máy ngược sông Son chừng 30 phút sẽ tới động.

1 thg 2, 2013

Ai về Lệ Thủy thong dong con người

Có lẽ, không đâu như ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, khi hầu hết tên các chợ không đặt theo tên địa danh ở đó mà được gọi bằng nhiều tên rất lạ, độc đáo. Và dĩ nhiên, những món hàng bày bán trong chợ cũng không giống những vùng miền khác.

Chợ vào vè

Lệ Thủy được mệnh danh là vựa lúa của tỉnh với những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Vậy nên mới có câu: Lệ Thủy gạo trắng nước trong/Ai về Lệ Thủy thong dong con người. Trong nhiều cái thong dong mà người Lệ Thủy tự hào khi giới thiệu với bạn bè phương xa, không thể thiếu cái sự vô tư, thoải mái của con người và sản vật ở đấy. Cứ quảy gánh ra chợ rồi sẽ thấy…thong dong. 


Bánh tráng - mặt hàng không thể thiếu tại các chợ ở Lệ Thủy - Ảnh: T.Q.Nam 


30 thg 1, 2013

Lũy Thầy - 400 năm còn một chút này

Chỉ có những người khách lạ khi dừng chân Đồng Hới, Quảng Bình mới tìm tới Lũy Thầy, như thể để nhìn lại một công trình quân sự được xây dựng chỉ còn một đoạn ở đường Quách Xuân Kỳ và phía tây phường Phú Hải. Nhưng dẫu đã đứng ngay bên cạnh con đường khá đẹp chạy dọc theo dòng sông Nhật Lệ, nếu không có người hướng dẫn thì khó mà tìm được Lũy Thầy nằm ở đâu, còn được bao nhiêu chiều dài và hiện tại như thế nào.


Theo sử sách thì vào năm 1630, chúa Nguyễn Phúc Nguyên giao cho Đào Duy Từ xây dựng hai công trình phòng thủ là Lũy Trường Dục thuộc xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh bây giờ và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu tỉnh Quảng Bình nhằm bảo vệ đàng trong trước những cuộc tấn công của chúa Trịnh đàng ngoài. Gọi là Lũy Thầy vì chúa Nguyễn coi Đào Duy Từ như thầy của mình.



22 thg 1, 2013

Món ngon Quảng Bình


Quảng Bình được nhiều du khách biết đến bởi các danh lam thắng cảnh và những bờ biển đẹp làm say đắm lòng người, đặc biệt nơi đây còn có nhiều món ăn khiến ai đã từng được thưởng thức đều nhớ mãi không quên...

Theo ông Lê Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Quảng Bình, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến Quảng Bình tham quan và thưởng thức những món ăn đặc sản đều có chung nhận xét, hải sản ở Đồng Hới rất phong phú và tươi ngon.

Đúng vậy, thiên nhiên biển trời đã ưu đãi dành tặng cho vùng đất này những miếng ngon, vật lạ với đầy đủ các loại hải sản ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Bên cạnh đó, những con mực, con tôm, con cá...dưới bàn tay khéo léo của người dân Quảng Bình đã được chế biến thành những sản phẩm ẩm thực ngon thượng hạng. Có lẽ vì vậy, du khách dù đã nếm đủ sơn hào hải vị các vùng miền, vẫn cho rằng món ăn ở đây có hương vị đậm đà riêng.

Dạo chơi trên sông Son



Bến thuyền ở hang khô, động Phong Nha. Ảnh: Khuê Việt Trường

Du khách thường ngồi thuyền đi một đoạn chừng 2 cây số trên sông Son trước khi vào ngắm nhìn động Phong Nha kỳ vĩ. Dòng sông mang một màu xanh đến lạ ấy tạo cho khách một cảm giác nhẹ nhàng. Màu xanh của sông Son khác với bất cứ dòng sông nào, bình lặng và thấm đẫm chất thơ. Thuyền đi chen giữa núi, nước lững lờ trôi.

Có người hỏi tôi rằng khi đi tên sông Son có thấy điều gì khác không? Cái khác chính là nhìn thấy sự hùng vĩ của những ngọn núi ở Phong Nha - Kẻ Bàng như mở lần ra trước mặt, như cuốn bạn dần vào một thế giới huyền ảo. Ngay chỉ việc đi thuyền chậm rãi trên sông Son, đã thấy lòng mình nhẹ tênh chuyện thế sự, quên hết mệt mỏi ưu phiền.


14 thg 7, 2012

Tìm lạ nơi đất quen

Điện Biên, Phong Nha, Nam Cát Tiên, ba điểm du lịch ở Bắc Trung Nam không xa lạ gì với dân du lịch bụi. Nhưng nếu bạn cho rằng mình đã thuộc như lòng bàn tay những nơi này, thì e là chưa chắc. Hãy thử đi theo cách này xem, chắc chắn bạn sẽ thấy những điều mới lạ từ những vùng đất quen trên đất nước mình.

Hành trình tốn ít nhất hai ngày một đêm nếu khởi hành từ thành phố Điện Biên lên Tủa Chùa, các xã không có nhà trọ và hàng quán phục vụ, nên chuẩn bị võng để ngủ chợ, lương khô, thịt, gạo xin nấu nhờ ở các gia đình ven đường. Cao nguyên đá từ xã Tả Sìn Thàng, kéo dài đến tận xã cuối cùng của huyện là Xín Chải. Mây núi ở cung đường này sáng sớm rất đẹp. Trà cổ thụ Tủa Chùa là một sản vật quý. Rừng trà cổ thụ ở các xã cũng rất độc đáo, thân trà cao to, mọc san sát, là rừng trà cổ đẹp và nhiều nhất của cả Đông Bắc – Tây Bắc.


Đường lên Tủa Chùa, Điện Biên.