Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 7, 2017

Thăng trầm nghề làm rối nước Bùi Thượng

Rối nước ở Bùi Thượng xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương tương truyền có từ thời Lý (thế kỷ XI - XII). Đến nay rối nước Bùi Thượng vẫn giữ được nét di sản văn hóa độc đáo. 

Bùi Thượng với nghề rối nước


Ý nghĩa của rối nước khi ấy chủ yếu là để biểu diễn mua vui vào ngày lễ, ngày tết và khi đến mùa khô thì dân làng tổ chức múa rối nước để cầu mưa cho nhân dân cày cấy, mùa màng tốt tươi. Từ xưa, thôn Bùi Thượng đã có 2 đội múa rối nước, trong đó nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm và giỏi nghề như: cụ Đinh Văn Khác, Đinh Văn Bàn, Đinh Văn Đông, Đăng Văn Nhất, Phạm Văn Trương…

Kế thừa những kinh nghiệm quý báu của các thế hệ cha ông để lại, các tiết mục múa rối của phường rối nước Bùi Thượng đều giữ được nét cổ truyền, thể hiện những cảnh sinh hoạt đời thường và tập quán tinh thần của người nông dân đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời gắn liền với phong tục, tập quán thờ thần thánh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và hướng tới cuộc sống ấm no hạnh phúc.

16 thg 6, 2017

Rươi kho Tứ Kỳ

Dừng chân ở vùng Tứ Kỳ (Hải Dương), chúng tôi được thưởng thức nhiều món ăn về rươi như: chả rươi, nem rươi, rươi nấu măng… nhưng món ăn lạ miệng mà ấn tượng về cách chế biến là món rươi kho. 

Rươi thuộc bộ giun đốt, nhiều lông tơ, sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ, mỗi năm chỉ xuất hiện ngắn ngủi có vài ngày. Dân gian truyền nhau kinh nghiệm “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, có nghĩa là rươi chỉ nổi nhiều, tập trung nhất vào ngày 20 tháng chín và mùng 5 tháng mười âm lịch hằng năm.

Rươi có protid, lipid cung cấp cho cơ thể, ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng giúp tăng cường sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm…

Người dân Tứ Kỳ thu hoạch rươi.

31 thg 5, 2017

Làng nghề chế tác vàng bạc Châu Khê

Nếu nói về những sản phẩm vàng bạc tinh xảo, không ai là không nhớ tới làng nghề chế tác vàng bạc Châu Khê (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), nơi khởi nguồn của những sản phẩm vàng bạc làm say lòng người. 

Các cụ cao niên trong làng cho biết, thôn Châu Khê có hơn 271 hộ dân thì đã có tới hơn 200 người theo học và làm nghề kim hoàn. Khoảng 50% số thợ trong làng được cấp chứng chỉ của Trung ương hội nghề Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam, với tay nghề bậc 4/5. Nghề làm vàng bạc Châu Khê giờ rất phát triển, con cháu làng nghề Châu Khê đã mở rộng hoạt động sản xuất khắp đất nước, nhằm quảng bá về nghề truyền thống của quê hương mình. Một số hộ gia đình đã mở rộng quy mô, tích cực giới thiệu sản phẩm của làng nghề ra các vùng miền khác, góp phần gìn giữ vốn quý nghề cổ của làng. 

Xuyên kim để làm sạch sản phẩm nhẫn bạc. Ảnh: Trịnh Văn Bộ 

7 thg 3, 2017

Đi thăm chùa Trông

Chùa Trông - Hưng Long Tự ở Ninh Giang, Hải Dương, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, và được trùng tu tôn tạo vào thời Hậu Lê (Thế kỷ 17-18). Trước cổng chùa là ao múa rối rất rộng, đặc biệt là có hai cổng Tam quan bề thế, cao 19m, gọi là cổng Đông và cổng Tây. Trên cổng có chữ “ Nam thiên động" đối xứng với cổng bên kia "Bắc địa đồng", xây dựng thời nhà Nguyễn.

8 thg 1, 2017

Lá phong nhuộm đỏ rực chốn cửa Phật ở Hải Dương

Cuối tháng 12, du khách đến chùa Thanh Mai sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rừng phong đỏ trong khung cảnh cổ kính, thanh tịnh của ngôi cổ tự. 

Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, xây dựng vào khoảng năm 1329. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa đã được trùng tu, thu hút nhiều du khách thập phương đến tham quan kiến trúc độc đáo và rừng phong đỏ xung quanh. Ảnh: Trần Phương. 

25 thg 12, 2016

Phật Sơn nao lòng lữ khách

Nằm ở nhánh núi thuộc cánh cung Đông Triều, ở điểm giáp ranh giữa ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Phật Sơn là một ngọn núi nhuốm màu Phật giáo Việt Nam. Ngoài núi Yên Tử thì vùng Phật Sơn chính là nơi Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu hành đắc đạo. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng rừng núi này cảnh sắc hùng vỹ, nên thơ khiến bao người phải nao lòng... 

Tháp đá giữa ở khu vực chùa Hồ Thiên

Ngày nay có một con đường mang tên vua Trần Nhân Tông chạy thẳng từ ngã tư Đông Triều vào di tích đền An Sinh. Từ đền An Sinh chúng tôi thẳng tiến con đường bê tông qua nhiều làng mạc hướng lên núi Phật Sơn. Hồ Trại Lốc bình lặng, trong xanh nằm dưới chân núi như tấm gương khổng lồ phản chiều rừng xanh mây trắng. Chút thanh bình của cảnh vật càng tạo cho chúng tôi cảm hứng thích thú về chuyến thượng sơn đất Phật.

28 thg 4, 2016

Đùng đoàng pháo… đất

Đến hẹn lại lên, hè đến là mùa pháo đất tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đi từ đầu làng tới cuối làng, đâu đâu cũng nghe tiếng pháo diễn tập “nổ” rất vui tai. Những người con xa xứ dịp này tranh thủ ngày nghỉ về làng để tìm lại tuổi thơ một thời…

Nhào đất, làm đất, cắt đất

Người Ninh Giang chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 làm ngày tổ chức hội vì được nghỉ dài ngày, khả năng con cháu về quê tham dự đông hơn. Hội tổ chức ở từng thôn, có chấm điểm, chọn ra đội thắng đi thi cấp xã.

Phần thưởng dành cho đội thắng chỉ là một chiếc cờ lưu niệm với đôi ba trăm ngàn. Thế thôi nhưng hội rất đông vui, nhộn nhịp, vui là chính mà!

30 thg 11, 2015

Về Hải Dương nhớ tìm ăn bánh đa gấc Kẻ Sặt

Về Hải Dương, không ai không biết đến bánh đa gấc Kẻ Sặt. Cả tỉnh có nhiều nơi làm bánh đa nhưng chỉ có Kẻ Sặt mới có thể làm ra những chiếc bánh đa gấc trứ danh, trở thành đặc sản độc đáo giống như món bánh đậu xanh của vùng đất này.

Nghề làm bánh đa ở Kẻ Sặt đã có từ lâu, được truyền từ đời này sang đời khác và dần trở thành nguồn thu nhập chính đối với nhiều hộ gia đình ở xã Tráng Liệt - thị trấn Kẻ Sặt. 

Chị Lưu đang tất bật tráng mẻ bánh mới trong ngày. Tay cuộn tay tráng bên nồi hấp bốc hơi nghi ngút, cứ đều đặn như vậy mà nghề làm bánh đa gấc đã theo chị suốt gần 20 năm. 

15 thg 6, 2015

Về Hải Dương thăm cây vải tổ gần 150 tuổi

'Vương quốc vải thiều' Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) đang vào chính vụ, sắc đỏ thắm ngập tràn trên vườn vải mênh mông và cả những chuyến xe ngược xuôi trên đường.

Cây vải tổ gần 150 tuổi sau đền thờ ông tổ vải thiều Hoàng Văn Cơm 

Người trồng vải ở huyện Thanh Hà đang bước vào đợt thu hoạch rộ. Dọc triền sông Thái Bình là những vườn vải thiều trĩu quả chín mọng chờ tay người hái. Trên khắp các con đường, ngõ ngách, những chiếc xe chở vải tấp nập, không khí nhộn nhịp, hối hả.

Năm nay vải được mùa và bán được giá nên người nông dân nơi đây phấn khởi. Không chỉ có những chiếc xe tải của thương lái, nhiều xe chở khách du lịch cũng đổ dồn về “vương quốc vải thiều” này để tham quan, chụp ảnh và chiêm ngưỡng cây vải tổ gần 150 tuổi ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn.


10 thg 12, 2014

Bạt ngàn cánh đồng cây rễ tại Côn Sơn

Cây rễ ở Chí Linh, Hải Dương vào mùa đông trở nên xanh tốt, đơm hoa trắng li ti với hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng trong gió, là điểm thu hút các bạn trẻ hay cặp đôi đến tham quan và chụp hình.

Bãi rễ nằm cạnh rừng thông ở phía nam chân núi Côn Sơn, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Dạo bước giữa cánh đồng rễ bạt ngàn trong gió, hương thơm tỏa ra dịu dàng, ngái ngái gợi nhớ một thời Nguyễn Trãi xa xưa, nơi “ông trồng thông, bà trồng rễ”.

1 thg 12, 2014

Món ngon khó quên trên đất Hải Dương

Dù chưa nổi tiếng về du lịch, Hải Dương vẫn hấp dẫn du khách bởi những món ăn ngon dưới đây.

Vải thiều 

Vải thiều thường có hạt nhỏ và cùi dầy hấp dẫn. Ảnh: Thanh Hà. 

Là loại quả nổi tiếng của Hải Dương, vải thiều đặc biệt gắn liền với vùng quê Thanh Hà. Từng quả có kích thước nhỏ, chỉ nặng 18-20g và không quá khó để nhận biết.

Vương quốc của các loài cò ở Hải Dương

Hàng vạn chú cò vạc từ khắp nơi bay về tổ đậu san sát trên các ngọn tre, nhìn từ xa giống như những cành hoa điểm đầy bông trắng là cảnh tượng ngoạn mục ở Đảo Cò tỉnh Hải Dương.

Đảo Cò Chi Lăng Nam nằm ở giữa lòng hồ An Dương, thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, cách trung tâm Thành phố Hải Dương khoảng 30 km về phía Nam, theo hướng Quốc lộ 39B. Ảnh: DLHD. 

29 thg 6, 2014

Đền thờ Nguyễn Trãi uy nghiêm nơi danh thắng Côn Sơn

Côn Sơn cổ kính, thanh bình, là di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi các anh hùng, danh nhân văn hóa đất nước như Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi.

Côn Sơn thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương không chỉ là một danh thắng nổi tiếng ở Việt Nam mà còn là nơi hội tụ các giá trị to lớn về nhiều mặt: lịch sử, văn hoá, tôn giáo. Địa danh nổi tiếng này còn gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các bậc tiền nhân có công với đất nước như Tể tướng Trần Nguyên Hãn và Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm trong khu Côn Sơn, di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước, được khánh thành vào tháng 9/2002. Đền được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc liền với núi Kỳ Lân có kiến trúc theo truyền thống trong một khuôn viên đẹp. Con suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền tạo nên khung cảnh trữ tình. Con đường dẫn vào đền chính qua một chiếc cầu đá, nghi môn nội, nghi môn ngoại trước khi đến tam quan, điện thờ. Ngoài ra, còn có hai nhà tả vu, hữu vu, Nhà Bia, Am hoá vàng... Trong tam quan có pho tượng Nguyễn Trãi đúc bằng đồng. Ngôi đền là biểu hiện to lớn lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân dân ta đối với người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. 

Khu đền thờ Nguyễn Trãi tôn thêm vẻ đẹp, nâng cao tầm vóc khu di tích Côn Sơn

9 thg 3, 2014

Thăm chùa Côn Sơn

Chùa cổ Côn Sơn nằm trên núi Côn Sơn thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Chùa Côn Sơn còn có tên gọi là chùa Hun được xây dựng từ thế kỷ X và hoàn thiện vào thế kỷ thứ XIV. Chùa Côn Sơn trở thành một trong 3 trung tâm nổi tiếng của dòng Phật giáo Trúc Lâm, nơi 3 vị tổ của trường phái Thiền Phái Trúc Lâm gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Trang đã tu hành và thuyết pháp tại đây. 

5 thg 2, 2014

Đặc sắc lễ hội chùa Minh Khánh

Nằm ở trung tâm thị trấn Thanh Hà, chùa Minh Khánh là một trong những kiến trúc cổ đẹp nhất Hải Dương. Đặc biệt, công trình gần ngàn năm tuổi này gắn liền với những dấu ấn về vua Trần Nhân Tông, vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. Bảo vật quý nhất của chùa là chín hạt xá lợi, tương truyền là xá lợi của chính đức Phật hoàng.

Bước qua tam quan ba tầng mái độc đáo, du khách thấy mình tách biệt hẳn cuộc sống phố thị để bước vào một không gian cổ kính, thanh tịnh. Khuôn viên chùa khá rộng. Sân chùa có một con đường đá dài thẳng đến tiền đường và điện tổ, nơi có tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tạc khắc công phu. 

Chùa Minh Khánh có quy mô to lớn, gồm tam quan ba tầng, mái chồng diêm, tiền đường, tam bảo, điện Phật, nhà tổ, giải vũ, nhà tăng, nhà khách… tất cả là 84 gian trên mặt bằng 14 ngàn mét vuông.

Phía sau còn có hai dãy hành lang nối thẳng vào điện thờ Phật. Ngoài ra còn là các kiến trúc khác như nhà tăng, nhà khách, vườn hoa.

Tam quan chùa cổ kính

7 thg 10, 2013

Khám phá Chí Linh Bát Cổ

Huyện Chí Linh của tỉnh Hải Dương là mảnh đất địa linh nhân kiệt tiêu biểu của các tỉnh phía Bắc thời phong kiến. Đây là vùng đất ghi dấu ấn của rất nhiều bậc anh hùng, danh nhân văn hóa như Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi… 

Đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng

Người dân nơi đây đều tự hào khi nhắc đến Chí Linh Bát Cổ - tám cảnh đẹp, di sản văn hóa cổ tiêu biểu được hiền nhân xưa bầu chọn. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc hành trình tìm lại tám cảnh đẹp cổ ấy.


15 thg 9, 2013

Món ngon từ rươi

Trong nhiều món ăn được làm từ rươi thì mắm rươi có đặc điểm riêng là được chế biến thành một loại nước chấm sánh đặc với màu vàng gần giống mật ong. Điểm làm mắm rươi đặc biệt hơn những món ăn khác chế biến từ rươi là có thể để được lâu và vận chuyển dễ. Cũng nhờ vậy, những người mê món rươi cũng có thể thưởng thức hương vị của loại thủy sinh đặc biệt này vào những ngày nắng nóng, không phải mùa rươi.

Mắm rươi

Mắm rươi thường được dùng để làm nước chấm ăn kèm với thịt ba chỉ luộc thái mỏng, thêm vài lát gừng, khế chua, dứa, chuối xanh. Tuy nhiên sẽ ngon miệng hơn nếu thưởng thức mắm rươi theo cách thức cuốn thập cẩm. Nghĩa là xếp miếng thịt ba chỉ luộc thái mỏng vào lá cây rau xà lách (hoặc miếng bánh đa loại dùng để cuốn ăn sống), thêm cọng rau mùi, rau răm, rau húng, một lát gừng, vỏ quýt, khế chua, chuối xanh và vài sợi bún, sau đó cuộn lại, chấm với mắm rươi đã được chưng nóng. Hương vị tổng hòa, có cả ngọt, bùi, thơm ngậy... tỏa trong vòm miệng, tê tê nơi đầu lưỡi sẽ khiến người ăn thấy cái vị rất riêng của loại mắm này.

19 thg 7, 2013

Bảo tàng đồ đá trong chùa

Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng khi chứng kiến những nông cụ đá, đồ đá cổ khi đến thăm bảo tàng độc nhất vô nhị ấy ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Người đã sưu tầm được bộ đồ đá khổng lồ quý hiếm đó là nhà sư Thích Thanh Thắng.

Tường vây vĩnh cửu khuôn viên vườn chùa

Về đến xã Tiền Tiến, nếu hỏi từ trẻ chăn trâu đến cụ già tóc bạc thì ai cũng biết chùa Đồng Ngọ Tự, nhưng thường gọi theo tên dân gian là Cửu Phẩm.

Ngôi chùa này được Khuông Việt Thiền sư xây dựng năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng, nghĩa là có tuổi đời lâu hơn cả Thăng Long – Hà Nội hay chùa Một Cột.

10 thg 4, 2013

Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Phên nứa phơi bánh đa ở làng Sặt, Hải Dương. Ảnh: Hạnh Thư 

Những chiếc bánh đa có màu đỏ của gấc, vị bùi của lạc, vừng, dừa và mùi thơm của gừng tươi; bánh được cuộn tròn thành từng cuộn thay vì để từng tấm như các loại bánh đa thông thường, ấy là bánh đa gấc Kẻ Sặt (xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, Hải Dương). Loại bánh đa được làm ở làng Sặt là loại bánh đa ngọt. 

Ở Hải Dương hầu như ở huyện nào cũng có người làm bánh đa nhưng chỉ có bánh đa Kẻ Sặt mới nổi tiếng trở thành đặc sản của Hải Dương tương tự như bánh gai, bánh đậu xanh... Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo, đường, có thêm vừng, lạc và dừa thái mỏng và thêm hương vị của gừng tươi. Ngày nay còn có thêm cả gấc để tạo màu đỏ.


6 thg 4, 2013

Ly kỳ chuyện nữ doanh nhân Bổi Lạng

Nữ doanh nhân Bổi Lạng ở xã Bình Lãng (Tứ Kỳ) làm nghề xay giã, buôn bán thóc gạo và nổi tiếng giàu có thứ nhì cả nước thời Lê- Trịnh.

Bà còn được biết đến là nhà từ thiện lớn trong lịch sử phong kiến thời bấy giờ. 

Khu lăng mộ nữ doanh nhân, nhà từ thiện Bổi Lạng

Tên tuổi vào ca

Theo văn bia còn lưu lại thì bà Bổi Lạng sinh giữa thế kỷ XVII, tại làng Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng (nay là xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ). Thuở nhỏ bà có tên là Thuyết, khi trưởng thành đổi tên là Trị. Xuất thân trong gia đình nghèo khó, bố mất sớm, song bà rất chịu thương, chịu khó. Ngoài 20 tuổi, bà kết hôn với ông Sái Đắc Lộc, quê Hà Tĩnh. Vợ chồng tâm đầu ý hợp, chọn nghề xay giã, buôn bán lúa gạo để lập nghiệp nên được gọi là bà Bổi Lạng. Năm Quý Mùi (1703), thóc như ngọc quý, bà lấy của tích lũy được mua ruộng ở các nơi. Chẳng bao lâu bà trở thành người giàu có nhất vùng. Ruộng có nghìn mẫu, tiền có trên vạn xâu, thóc lúa, gia súc nhiều không đếm xuể. Bà lại là người nhân đức, có nhiều con nuôi, thấy nơi nào khó khăn cũng công đức. Bà bỏ tiền làm đường, cầu đá cho dân quanh vùng… Khi về già, bà cũng công đức rất nhiều ruộng đất cho các xã quanh vùng. Bà mất ngày 27-9-1721, năm Tân Sửu.