Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 2, 2015

3 quán cà phê Việt được vinh danh thế giới

Bằng cách sử dụng gỗ tre và gỗ phế thải, các kiến trúc sư Việt Nam đã tạo nên những quán cà phê phong cách, giành nhiều giải thưởng uy tín thế giới trong lĩnh vực kiến trúc. 

Đến với Khánh Hòa, Kon Tum, Bình Dương, bạn có thể vừa thưởng thức ly cà phê đá đắng dịu thơm lừng, vừa được ngắm nhìn các công trình kiến trúc nổi tiếng mà tên tuổi đã vượt khỏi biên giới Việt Nam.

Cà phê Salvaged Ring – Nha Trang, Khánh Hòa

Salvaged Ring là tên gọi của quán cà phê được nhiều người biết đến là King, nằm trên quốc lộ 1A, ngoại ô thành phố biển Nha Trang. Điểm nhấn của công trình là mái lá vòm cong kéo dài từ mặt đường cao tốc đến phía bờ sông Cái theo hình trôn ốc.

Chủ sỡ hữu Salvaged Ring vốn là một người thợ mộc, với mong muốn sử dụng gỗ phế thải một cách ý nghĩa thay vì bỏ phí, ông đã tìm đến A21 Studio của kiến trúc sư Nguyễn Hòa Hiệp để xây dựng một quán cà phê thật lạ mắt. Hoàn thành chưa được bao lâu, Salvaged Ring được vinh danh vào top 20 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới 2014 tại Liên hoan Kiến trúc thế giới (World Architecture Festival) diễn ra vào tháng 10/2014 ở Singapore. Bằng những vật liệu tự nhiên có sẵn như lá dừa nước và các sản phẩm gỗ phế thải, các nhà thiết kế Việt đã tận dụng và sáng tạo nên một kiệt tác kiến trúc vinh danh thế giới. 

Mái lá cong lượn, gỗ phế thải là điểm nhấn chủ đạo của công trình này. Ảnh: ArchDaily. 

30 thg 1, 2015

Đến miền an lạc chùa Hội Khánh

Đến chùa Hội Khánh (số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), ta như lạc vào một không gian cổ kính và yên bình, quên đi bao phiền muộn của cuộc sống.

Chùa Hội Khánh 

Xây dựng vào năm 1741, chùa Hội Khánh được xem là ngôi chùa cổ nhất và có lối kiến trúc tiêu biểu của xứ Đàng trong ở Bình Dương. Với chiều dày về lịch sử, tôn giáo, kiến trúc mỹ thuật và truyền thống yêu nước gắn bó giữa đạo pháp và người dân, chùa đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.

23 thg 1, 2015

Về Bình Dương mùa cao su thay lá

Cứ vào độ cuối đông đến giữa xuân, các khu rừng cao su ở Đông Nam bộ lại bắt đầu vào mùa thay lá. Lá cây từ xanh chuyển sang vàng, cam, đỏ rồi rụng dần. Sau đó, cao su lại mọc lá non, khởi đầu một chu kỳ sinh trưởng và phát triển mới.

Những sắc màu sinh động hiện rõ trên bầu trời 

Vào mùa này, đi ngang các khu vực trồng nhiều cao su như Củ Chi (TP.HCM), Dầu Tiếng (Bình Dương), Long Khánh (Đồng Nai), bạn sẽ trầm trồ bởi cảnh sắc tuyệt đẹp của những cánh rừng cao su đang đổi màu. Cả một dải đất rộng bạt ngàn chỉ toàn là cao su, lớp thì màu xanh non, lớp xanh thẫm, lớp vàng, lớp cam, lớp đỏ…

3 thg 11, 2014

Xuôi ngược ghe lu

“Ai về chợ Thủ bán hũ, bán ve/Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”. Câu ca dao ấy lưu truyền trong dân gian để nói về nghề gốm nổi tiếng của đất Bình Dương. 

Mỗi ngày có hàng ngàn chiếc lu được chở về bán tại các tỉnh miền Tây 

Nó khởi nguồn từ những người đi tìm vùng đất mới để khai khẩn, lập nên các xóm làng.

Hiện ở Bình Dương, lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách sản xuất thủ công truyền thống với sản phẩm nghề đặc trưng. Lò nằm ở khu phố 1, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương). Không ai nhớ rõ thời gian hình thành lò gốm này, các cụ cao niên trong làng cho rằng nó đã có trên 150 năm.

7 thg 10, 2014

Núi Châu Thới, suối Lồ Ồ: Một thời chiến địa

Núi Châu Thới nằm cách trung tâm TP. Biên Hòa khoảng 5 km, có thể nhìn thấy khi ngồi uống cafe ở bất kỳ quán cafe nào bên bờ sông Đồng Nai. Trên núi có Châu Thới sơn tự, ngôi chùa có đông đảo khách thập phương lui tới. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh mà còn là nơi du lịch sinh thái hữu tình (xem: Núi Châu Thới). Còn suối Lồ Ồ ở cách đó không xa cũng đã từng là nơi ngoạn cảnh thiên nhiên tươi đẹp của bao nam thanh nữ tú (xem: Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối).

Thế nhưng cách đây gần 250 năm, chốn thiên nhiên hữu tình ấy là bãi chiến trường đầu rơi máu đổ của một trong những thời kỳ rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam.

Cảnh thủy mặc bên sườn núi Châu Thới. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

3 thg 10, 2014

Nhà sư hiến thân cho bầy đỉa để dân làng bình yên?

Chùa Tổ đỉa

Tương truyền vùng đất làng Thới Hòa (nay thuộc ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) vốn phì nhiêu nhưng không ai dám khai phá do quá nhiều đỉa. Có vị sư giàu lòng thương dân đã phát nguyện dâng hiến thân xác của mình cho bầy đỉa bâu xé đổi lấy sự bình yên. 

Truyền thuyết nhà tu hành hiến thân

Chùa Tổ đỉa được khởi tạo vào năm 1768. Chùa có tổng diện tích hơn 12 ngàn 
. Ngôi chùa không chỉ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển 300 năm TP Thủ Dầu Một mà trong tâm thức người dân, chùa Tổ đỉa còn mang giá trị tâm linh. Sự hình thành cổ tự này gắn với giai thoại nhà sư Thiện Hiếu đã hiến mình cho con đỉa để nhân dân yên ổn sinh sống. 

17 thg 9, 2014

Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối...


Đây là ảnh của minh tinh Thẩm Thúy Hằng trên bìa lịch Xuân 1967 của báo Phụ nữ Ngày mai. Thẩm Thúy Hằng là người đẹp nổi tiếng ở miền Nam, và thời ấy bức ảnh này được xem là táo bạo (hic, lạc hậu quá so với bây giờ hả các bạn). Để tôn vinh vẻ đẹp của người đẹp, nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu đã cất công đi chọn một hậu cảnh thiên nhiên thơ mộng nhất. Và cái nền thiên nhiên mà ông đã chọn ấy là suối Lồ Ồ ở Dĩ An, Biên Hòa. (Xin lưu ý rằng thời đó Dĩ An thuộc Biên Hòa chứ không phải Bình Dương như bây giờ nhé).

Suối Lồ Ồ đã từng là một điểm du ngoạn nổi tiếng của vùng Biên Hòa - Sài Gòn. Trong Biên Hòa sử lược toàn biên viết cách đây trên bốn mươi năm, cụ Lương văn Lựu đã viết: Suối Lồ Ồ máy chục năm trước hãy còn hoang vu, là một mục tiêu du ngoạn của giới thanh niên nam nữ, dẫn nhau đến nghỉ trưa, tắm mát.

4 thg 9, 2014

Luôn có bất ngờ dưới tán tre Phú An

Cách trung tâm Sài Gòn khoảng 35km về hướng bắc, những tán tre muôn hình muôn vẻ ở làng tre Phú An không chỉ là một nơi dã ngoại tránh nóng lý tưởng, mà còn cho bạn muôn vàn điều bất ngờ thú vị.

Cổng vào làng tre Phú An 

Làng tre Phú An thuộc xã Phú An, huyện Bến Cát (Bình Dương). Đây là khu bảo tàng và bảo tồn sinh thái tre đầu tiên của Việt Nam. Được triển khai xây dựng từ năm 2004, đến năm 2008, làng tre đã được đưa vào khai thác du lịch.

Làng tre gồm khu vực trồng tre rộng 10ha; và một bảo tàng về tre, lưu giữ những mẫu tre để phục vụ nghiên cứu. Nơi đây quy tụ hơn 1.500 bụi tre, khoảng 130 giống tre với 300 loại mẫu tre khác nhau, trong đó có nhiều giống quý hiếm như tre vuông, mai ống, tre vàng sọc, luồng (Phú Thọ), mây Muồi Mai (Bắc Kạn), tre ngà (Thái Nguyên), tre mét, hóp lớn (Hà Tĩnh)...

2 thg 7, 2014

Có một nhà văn bút danh Đồng Nai

Ông là một nhà văn lớn của Việt Nam. Trước 1975, trong chương trình Tiểu học (cấp 1) đã có học các tác phẩm của ông ở môn Quốc văn (tức môn Văn bây giờ).

Theo Nguiễn Ngu Í, ông là một trong "tam kiệt" sáng tác nhiều nhất của Việt Nam (cùng với Lê văn Trương và Hồ Biểu Chánh).

Bút danh của ông là Bình-Nguyên Lộc - ông nhắc: chữ Bình và Nguyên có gạch nối, chữ Lộc thì không - bình nguyên là đồng, còn lộc là nai. Bình-Nguyên Lộc là Đồng Nai.

Ông sinh ra ở Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (hiện nay thì Tân Uyên thuộc Bình Dương). Nơi ông sinh ra cách bờ sông Đồng Nai chừng hơn 100 met, con sông Đồng Nai và vùng đất Đồng Nai đã là chất liệu để ông viết nên phần lớn các tác phẩm của mình (tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo).

Buổi sáng lên chùa

Từ nhà tui nhìn ra phía xa có một ngọn núi nhỏ như thế này

 

Đó là núi Châu Thới, thuộc địa phận tỉnh Bình Dương. Trên núi có một ngôi chùa, gọi là Châu Thới Sơn Tự.

Sáng nay, uống cà phê xong, tui đi mua báo, và đi thẳng lên chùa núi Châu Thới... đọc báo.


1 thg 6, 2014

Địa danh Thủ Dầu Một

Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi là địa danh chỉ các đơn vị hành chính các cấp: hạt Thủ Dầu Một (1869), tỉnh Thủ Dầu Một (1899), thị xã Thủ Dầu Một (1975), thành phố Thủ Dầu Một (2002) của tỉnh Bình Dương.

Chợ Thủ Dầu Một đầu thế kỷ XX

Trước nay có 3 cách giải thích về nguồn gốc địa danh này. Thuyết thứ nhất cho rằng, địa danh Thủ Dầu Một có nguồn gốc từ tiếng Khmer “Thun Đoón Bôth” có nghĩa là “gò có đỉnh cao nhất”[1]

Vương Hồng Sển đã bác bỏ giả thiết trên khi cho rằng:”Chữ “đoán” không đúng giọng Thổ, phải nói “doeum” có nghĩa là cây. Bôth,  theo từ điển, pannetier viết doeum pou là “banian” tức cây lâm vồ, cây bồ đề, nơi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, và người Miên trọng nể cây lâm vồ lắm. Thul là gò”[2]

8 thg 10, 2013

Nét đẹp của lò gốm cổ Đại Hưng

Lò lu Đại Hưng là lò gốm cổ nhất Bình Dương, với lịch sử trên 150 năm tuổi.

Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một khoảng 3km về phía bắc. Cái tên “Lò lu” xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa. Lò lu Đại Hưng là lò gốm cổ nhất đất Bình Dương, hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống.

Lò lu Đại Hưng có lịch sử trên 150 năm; người chủ sáng lập đầu tiên là một người Hoa vào khoảng thế kỷ 17-18. Lò lu Đại Hưng đã trải qua nhiều thăng trầm, với nhiều đời chủ. Có những quãng thời gian khó khăn lò lu Đại Hưng tưởng như phải đóng cửa ngừng sản xuất. 

Lò lu Đại Hưng là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000m2. 

21 thg 8, 2013

Nghề làm nhang ở Dĩ An

Làng nhang Dĩ An (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là một trong những làng nghề đã có hơn 100 năm tuổi nay vẫn lặng lẽ tồn tại và phát triển trong lòng một thị xã công nghiệp hóa sôi động.

Tỉnh Bình Dương vốn là nơi có có tốc độ đô thị hóa nhanh ở phía Nam. Trước khi trở thành một thị xã công nghiệp phát triển mạnh, Dĩ An là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu văn hóa và có nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Nghề chẻ tăm nhang và se nhang là một trong những nghề nổi tiếng một thời nay vẫn đóng góp giá trị kinh tế cho những hộ gia đình ở đây dù không còn hưng thịnh như xưa.

Nghề se nhang ở Dĩ An không biết có tự bao giờ nhưng đã gắn liền với nhiều thế hệ nơi đây. Các sản phẩm nhang Dĩ An từ xưa đã nổi tiếng không chỉ ở nhiều vùng trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Thời kỳ hưng thịnh, làng nhang này làm việc cả ngày lẫn đêm để có thể giao kịp hàng cho các thương lái.


9 thg 8, 2013

Du ngoạn núi Cậu, Bình Dương

Về tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam bộ, đến với Núi Cậu hành hương, vãn cảnh, du khách sẽ có dịp khám phá những ngọn núi, chùa chiền, am miếu với nhiều huyền thoại, cổ tích kể từ lúc miền đất nầy còn là nơi hoang địa.

Đường lên am Cậu. 

Khu vực Núi Cậu với diện tích hơn 1600 hecta, gồm 21 ngọn núi, có dạng hình chữ U. Ngọn núi cao nhất là núi Cửa Ông cao 295 mét, núi Ông cao 285 mét, núi Tha La cao 198 mét và núi Chúa cao 63 mét.

Du khách có thể đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ Dầu Một (35km), từ đây theo đường 744 đi tiếp chừng 45km về thị trấn Dầu Tiếng, đi thêm 7km nữa thì đến Núi Cậu. Núi Cậu nằm sát lòng hồ Dầu Tiếng thuộc ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

22 thg 6, 2013

Món ăn để nhát

Cầu Ngang để lại ấn tượng trong tôi không phải là cảnh quan các khu du lịch, nhưng là món ăn để nhát, nếu nói theo lý luận Đông y ăn gì bổ nấy. Món thịt thỏ quán Tư Quốc.

Thỏ hầm hành. 

Nhát ở đây là thể bị động chớ không phải thể động như ăn xong rồi đi nhát cho ai sợ.

Người ta vẫn bảo “nhát như thỏ đế”, nhưng sách nói thỏ đế là thỏ hoang, rất nhát. Còn thỏ nhà nhát trung dung hơn, thịt lại ngon, chớ không tanh như thỏ đế. Thôi thì nên ăn nó để nhát trung dung hơn cho dễ thở.

17 thg 4, 2013

Mênh mang mặt nước hồ Dầu Tiếng

Cuộc sống của người dân ven hồ lặng lẽ như mặt nước mênh mang, êm đềm hồ Dầu Tiếng 

Được khởi công từ tháng 4 năm 1981 và hoàn thành vào đầu năm 1985, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước 270 km2 nằm trên địa phận ba tỉnh tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Đây là hồ nhân tạo có vai trò điều phối nguồn nước nông nghiệp cho vùng Đông Nam bộ, cung cấp nguồn nước cho nhà máy lọc nước Thủ Đức. Hồ nước mênh mông này còn là một thắng cảnh với quần thể núi đồi, sông ngòi và đảo êm đềm như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp của thiên nhiên. 


22 thg 3, 2013

Làng tre Phú An

Bia đá khắc ghi vườn sưu tập tre Việt Nam. 

Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.

Cách trung tâm TPHCM khoảng 35km về phía bắc, nằm trong địa phận huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, làng tre Phú An được biết đến như một cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và xử lý môi trường bằng thực vật.


12 thg 2, 2013

Nhà cổ họ Trần

Giữa thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hiện có hai ngôi nhà cổ của dòng họ Trần với độ tuổi hơn 100 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn các giá trị về mặt văn hóa và nghệ thuật kiến trúc. Hai ngôi nhà ấy nay trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách khi đến thăm Bình Dương.

Đó là ngôi nhà cổ của ông Trần Công Vàng và ông Trần Văn Hổ ở phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một. Cả hai ngôi nhà đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Cả hai ngôi nhà đều được xây dựng và chạm khắc rất tinh vi, thể hiện trình độ kĩ thuật và mĩ thuật của người xưa rất tinh tế.

Ngôi nhà cổ của ông Trần Công Vàng có kiến trúc theo kiểu nhà rường Huế, được xây cất từ năm 1889. Nhìn bề ngoài ngôi nhà có vẻ thấp, nhưng khi bước vào bên trong, hệ thống cột kèo, trần nhà cao làm cho không gian trở nên rộng rãi và thoáng mát. Từ chân cột đến mái nhà, bàn ghế, tủ, trang thờ, các khuôn cửa, hoành phi, liễn, câu đối, tranh tứ bình, thủ quyển… tất cả đều được chạm trổ, sơn thếp, cẩn xà cừ vô cùng công phu, khéo léo làm cho ngôi nhà mang vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa trang nghiêm. Ngôi nhà có một hành lang nội chạy vòng sau phần thờ tự. Hành lang này giúp việc liên thông giữa nhà khách và các buồng ngủ mà không phải đi ngang qua gian thờ nên đảm bảo được tính nghiêm trang cho gian thờ cúng của gia chủ.



Sân vườn ngôi nhà cổ của ông Trần Văn Hổ được bài trí theo phong cách truyền thống với cây cảnh và hòn non bộ.

22 thg 1, 2013

Cù lao Rùa - ngàn năm lênh đênh

Người xưa nói rằng Đồng Nai là vùng đất tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng. Con sông Đồng Nai là con rồng uốn lượn, mà đầu rồng là núi Bửu Long, đuôi rồng là núi Châu Thới. Ở ngay bên cạnh đầu rồng Bửu Long, dòng sông Đồng Nai chẻ làm 2 nhánh ôm lấy một cù lao, đó chính là cù lao Rùa, hay còn gọi là cồn Quy.

Cù lao Rùa chập chờn giữa dòng Đồng Nai như linh quy đang giỡn nước, ngẩng nhìn đầu rồng hùng vỹ ở Bửu Long.

Oái oăm thay, theo địa giới hành chánh hiện nay thì cù lao Rùa không thuộc Đồng Nai, mà là thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tên gọi bây giờ của cù lao Rùa là xã Thạnh Hội.





11 thg 1, 2013

Về đình Tân An... đóng phim!

Ở Bình Dương có một ngôi đình cổ, đó là đình Tân An tọa lạc tại ấp 1, xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, gần chợ Bến Thế (nên còn gọi là đình Bến Thế). Đình được lập vào năm 1820 để thờ Tiền Quân Cơ Nguyễn Văn Thành, một công thần triều Nguyễn.


Ngôi đình gần 200 tuổi có 40 cột, làm toàn bằng gỗ sao.