30 thg 1, 2015

Đến miền an lạc chùa Hội Khánh

Đến chùa Hội Khánh (số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), ta như lạc vào một không gian cổ kính và yên bình, quên đi bao phiền muộn của cuộc sống.

Chùa Hội Khánh 

Xây dựng vào năm 1741, chùa Hội Khánh được xem là ngôi chùa cổ nhất và có lối kiến trúc tiêu biểu của xứ Đàng trong ở Bình Dương. Với chiều dày về lịch sử, tôn giáo, kiến trúc mỹ thuật và truyền thống yêu nước gắn bó giữa đạo pháp và người dân, chùa đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.

Trong khoảng thời gian từ năm 1923 đến 1928, chùa Hội Khánh từng là nơi cư ngụ nhiều lần của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trên đường bôn tẩu lánh mặt thực dân Pháp.

Tuy trải qua nhiều lần trùng tu nhưng về cơ bản, chùa vẫn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Hiện tại, chùa gồm có hai khu cũ và mới nằm cách nhau bởi một con đường nhỏ rợp bóng mát của những cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ. 

Cổng chùa cổ kính 

Chánh điện giản dị với mái đỏ rêu phong 






Các tháp thờ 

Đặc biệt, với tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52m, cao 12m nằm bên khu mới xây, chùa Hội Khánh đã được tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ công nhận là Ngôi chùa có tượng Phật nằm trên mái dài nhất châu Á.

Tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52m, cao 12m 

Tượng an vị trên độ cao cách mặt đất 23m 

Khuôn mặt Đức Phật hiền từ với nụ cười trên môi 

Dưới chân bệ nằm là 20 bức phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật từ lúc Đản sinh đến lúc nhập Niết bàn 

Quanh tượng Phật còn được trang trí 840 cánh hoa sen 

Trong khuôn viên rộng lớn, khách vãng chùa như hòa mình vào không gian cổ kính và tĩnh tâm. Một chiếc lá rụng, một tiếng chuông ngân cũng đưa ta vào khoảng lặng bình yên.

Bình An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét