Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 8, 2022

Ngon miệng với món canh cò ke

Có dịp đến huyện Trà Bồng, nhiều người thích thú khi thưởng thức món canh cò ke. Món ăn này không chỉ có tên gọi thú vị, mà còn có hương vị thơm ngon đặc trưng.

Người dân ở huyện Trà Bồng cho biết, cò ke là phần ở bên trong thân cây khoai môn mọc theo dòng nước hai bên bờ suối. Cò ke có quanh năm. Người dân đi dọc hai bên bờ suối để hái những đọt cò ke. Cũng giống như rau dớn, cò ke mọc tự nhiên, hoang dã nên được xem là rau sạch. Nhiều người hái cò ke về bán cho thương lái, giá từ 5 - 10 nghìn đồng/bó.

Bát canh cò ke nấu với xương heo đậm đà hương vị thơm ngon, bổ dưỡng.

Loại hoa mọc trong đầm trước chỉ để làm cảnh, nay "nâng tầm" thành đặc sản có một không hai

Món ăn được làm từ thân cây này từ lâu đã trở thành một đặc sản không thể không thưởng thức khi đến Vũng Tàu.

Vũng Tàu vốn là một điểm đến nổi tiếng với các loại hải sản tươi sống. Không chỉ vậy, nơi đây còn có nhiều món ngon đa dạng. Trong số đó phải nhắc tới món bún làm từ một loại hoa mọc trong đầm: Bún súng Vũng Tàu.

Vốn là một loại cây hoa mọc trong đầm nhưng cây súng lại được người dân tận dụng nấu thành món ăn ngon. Bún súng là một món ăn dân dã với hương vị vô cùng khác lạ được làm từ thân cây súng. Cũng bởi món ăn này là sự hòa quyện của nhiều văn hóa ẩm thực khác nhau

Bún súng - Loại hoa trước chỉ để làm cảnh nay được nâng tầm thành đặc sản

26 thg 8, 2022

Đặc sản Cà Mau gây thương nhớ

Vùng đất cực Nam không chỉ trù phú về rừng và biển mà còn nổi tiếng với vô số đặc sản làm say lòng du khách.

Là vùng đất sở hữu sông ngòi, kênh rạch nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật, từ nước ngọt, mặn và cả lợ. Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon, trở thành đặc sản được du khách gần xa biết đến. Dưới đây là 7 loại đặc sản bạn có thể mua về làm quà hoặc thưởng thức khi có dịp ghé đến đất Mũi.

Cua Năm Căn

Cua Năm Căn là một trong những đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho người dân Cà Mau. Cua được nuôi trong môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển, gây ấn tượng nhờ thịt ngọt, chắc, nhiều thớ, gạch béo ngậy, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.

Những món ăn lạ vị tại Nha Trang

Bánh tráng xoài, gỏi khô bò ăn cùng tàu hũ đá, bánh ướt Diên Khánh là những món ăn lạ vị, hút khách mỗi dịp đến Nha Trang.

Bên cạnh tắm biển hay check-in, khách du lịch đến thành phố biển Nha Trang có thể tìm và thưởng thức những món ăn độc đáo, mang hương vị đặc trưng của thành phố này.

Bánh tráng xoài

Nguyên liệu chính để làm ra những cuộn bánh tráng xoài là xoài cát chín tự nhiên xuất xứ từ Cam Ranh, nơi trồng xoài lớn nhất miền Trung. Sau khi được gọt sạch vỏ và bỏ vào máy xay nhuyễn, xoài được cho vào nồi nấu chín. Trong quá trình nấu, người chế biến phải canh sao cho xoài giữ nguyên vị. Sau khoảng 2 đến 3 giờ nấu tùy theo số lượng, xoài được cho vào các khuôn rồi đem đi phơi nắng từ 3 đến 5 ngày. Xoài trong khuôn sau khi phơi nắng sẽ khô lại và được cắt, đóng túi.

Bánh tráng xoài là món ăn lạ miệng ở Nha Trang. Ảnh Pasgo

Chim cút chiên hút khách nhờ nước chấm xí muội

Thịt chim cút chiên mềm ngọt, thấm vị, lớp da bên ngoài giòn, nhưng điểm thu hút nhất chính là nước chấm xí muội.

Xe chim cút chiên không biển hiệu có từ hơn 30 năm trước, nằm trên đường Lê Văn Sỹ sau đó chuyển sang Trần Huy Liệu, quận 3. Nơi này hút khách nhờ hương vị thơm ngon trong từng con chim cút chiên vàng giòn, cùng 3 loại nước chấm tự làm, trong đó tương xí muội được thực khách yêu thích nhất.

Chim cút chiên chín vàng sẽ được cắt thành từng miếng nhỏ ăn kèm củ cải ngâm chua ngọt, dưa leo, rau răm và đặc biệt không thể thiếu nước mắm xí muội... Ảnh: Hà Lâm

24 thg 8, 2022

Bánh canh chả cua, bún chả cá

Nhìn thôi đã thèm... Ảnh: MC

Huế có bánh canh cá lóc, bánh canh Nam Phổ, bánh canh giò heo... nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh canh chả cua. Vì phổ biến nhất nên bánh canh này là rẻ nhất trong tất cả các loại bánh canh, cứ tô từ 10 đến 15 ngàn đồng. Hầu như trên mọi ngả đường của xứ Huế đều có những gánh bánh canh chả cua, có mấy gánh vô tận các ngõ hẻm nhỏ, các khu nhà trọ vào các buổi chiều...

Bún tôm, rạm nức tiếng Phù Mỹ có gì đặc biệt mà ăn lúc 2-3 tô vẫn thòm thèm

Bún tôm, bún rạm nức tiếng Phù Mỹ rất đơn giản nhưng nó hội tụ tinh hoa đất trời, sông nước của miền quê ở Bình Định, khiến thực khách một lần thưởng thức đều nhớ mãi.

Bình Định đang là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách gần xa. Đến với vùng đất võ trời văn Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vùng biển, núi rừng và được cảm nhận cái gió cái nắng của vùng đất dọc dải miền Trung.

Đặc biệt, xứ Nẫu Bình Định còn hấp dẫn du khách với các món đặc sản độc đáo, trong đó phải kể đến bún tôm, bún rạm Phù Mỹ ngon nức tiếng. 

Thơm ngon bún tôm, bún rạm Phù Mỹ.

Xem các "siêu đầu bếp" ở chùa đổ bánh xèo nhanh như máy

Tại An Giang có một ngôi chùa cực kỳ độc lạ, các "đầu bếp" chẳng qua trường lớp đào tạo nhưng lại có tay nghề đổ bánh xèo siêu đỉnh, cùng một lúc họ có thể đổ tới 12 cái bánh xèo.

Phục vụ bánh xèo chay từ năm 1999

Dù có tên gọi là Thiền viện Đông Lai (tọa lạc tại xã Xuân Hòa, huyện Tịnh Biên, An Giang) nhưng ít người gọi ngôi chùa này với tên chính gốc mà thường gọi tắt là chùa Bánh Xèo.

Những "siêu đầu bếp" tại chùa Bánh Xèo xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, An Giang (Ảnh: Bảo Kỳ).

23 thg 8, 2022

Trăm món ngon ở An Giang

Bún cá, bánh xèo, cơm tấm, lẩu mắm, cá linh, bò leo, xôi phồng, gà đốt, tằm bì, để nếm những món ăn ngon mà dân dã của An Giang, bạn sẽ cần nhiều ngày tháng.

An Giang trải hai bên bờ Hậu Giang, có núi có sông, đất bằng trù phú, lại có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Chăm, Khmer... Nguyên liệu phong phú và sự giao thoa từ nhiều dân tộc đã giúp tạo ra một nền ẩm thực đa dạng, với mỗi món ăn đều mang hương vị, bản sắc riêng. Đến An Giang, bạn đừng nên bỏ lỡ những món tiêu biểu dưới đây.

Độc lạ món gà "bốc hỏa", khách muốn ăn phải dùng chày đập niêu ở Đà Lạt

Món ăn được chế biến từ gà tre thả vườn có cân nặng từ 1,2-1,5kg, đem tẩm ướp gia vị rồi hấp sơ, sau đó đặt nguyên con vào niêu đất và xông hơi trên đá núi lửa, tạo hương vị lạ miệng hút khách gần xa.

Xuất hiện trong thực đơn của một quán ăn trên đường Thông Thiên Học, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ khoảng cuối năm 2019, món gà đập niêu "độc lạ" tại đây nhận được nhiều sự yêu thích, ưa chuộng của thực khách gần xa.

Theo đó, gà sẽ được sơ chế rồi nướng trong một chiếc niêu đất. Sau đó, nhân viên sẽ bưng món ăn lên và thực khách được tự tay xoay niêu, đập vỡ để thưởng thức phần gà nướng thơm lừng bên trong. 

Chị Mộc Nữ - chủ quán cho biết, món ăn được lấy ý tưởng từ món gà nướng lu truyền thống, tuy nhiên cách chế biến, trình bày và thưởng thức có sự biến tấu mới mẻ, độc đáo hơn, mang đến hương vị đặc trưng riêng, khó hòa lẫn.

22 thg 8, 2022

Lạc lối ở thiên đường ẩm thực chợ Châu Đốc

Được biết đến với tên gọi là "Vương quốc mắm" của miền Tây, chợ Châu Đốc là điểm đến thu hút nhiều du khách khi ghé thăm An Giang.

Chợ Châu Đốc kinh doanh các mặt hàng mắm cùng thủy hải sản khô có quy mô lớn nhất miền Tây Nam Bộ

Chợ Châu Đốc là một địa điểm du lịch nổi tiếng mà bất cứ du khách nào khi đến An Giang đều muốn ghé qua. Châu Đốc được mệnh danh là thủ phủ mắm miền Tây, chính vì vậy người dân địa phương thường gọi là chợ Mắm.

17 thg 8, 2022

Thảo quả – sản vật quý của núi rừng Hà Giang

Chắc hẳn bất cứ ai đã đọc qua tác phẩm "Mùa thảo quả" của nhà văn Ma Văn Kháng đều có thể mường tượng và ghi dấu trong lòng hình ảnh những trái thảo quả chín nục, tỏa hương ngào ngạt trên các chiền núi Đản Khao. Người ta nói, chả có thứ quả nào trên đời khi chín lại có hương thơm ngây ngất, lạ kỳ như thế cũng chính vì lý do này, mà ngày qua tháng lại Thảo quả được ví như viên ngọc quý của núi rừng Tây Bắc, đặc biệt khi mà ta có dịp đặt chân tới Hà Giang.


Được biết, thảo quả là một loài cây thuộc họ gừng vừa được dùng làm thuốc lại có thể chế thành gia vị nêm nếm cho những món ăn. Số lượng thảo quả phân bố không nhiều, hiện tại chỉ còn tại một số vùng rừng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, Hà Giang và phía Tây Bắc nước ta. Sau khi đủ chín, chúng được thu hoạch và phơi hoặc sấy khô để cất trữ lâu dài. Tại Hà Giang, chỉ một vài địa điểm có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp mới có thể giúp chúng sinh sôi, phát triển như Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Tả Ván thuộc huyện Quản Bạ; xã Cao Bồ Lao Chải, Xín Chải thuộc huyện Vị Xuyên.

16 thg 8, 2022

Trám xanh - món quà của mùa hè

Trám xanh vốn là thứ đặc sản của miền núi trung du, có thể chế biến ra những món ăn dân dã, bình dị và có sức cuốn hút lạ kì.

Trám xanh - món quà miền rừng núi

Trám xanh thường được trồng nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Thường từ tháng 6 đến tháng 7,8 (âm lịch) là mùa thu hoạch trám xanh. Tuy nhiên, khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 tại một số chợ phiên tỉnh Cao Bằng đã có trám non bán.

Măng khô gọi Tết Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là cái Tết lớn thứ 2 trong năm của bà con các dân tộc ở Cao Bằng. Để chuẩn bị cho cái Tết này, từ khoảng đầu tháng 6, các gia đình lên rừng hái măng hoặc mua măng tại các chợ phiên về làm măng khô. Măng phơi nắng vàng ươm, tỏa hương thơm chua dịu, là món quà quý cho người thân, bạn bè.


Chuẩn bị măng khô cho Tết Rằm tháng Bảy là nét văn hóa độc đáo ở Cao Bằng. Người làm măng khô chuyên nghiệp thường thu mua, phơi khô với số lượng lớn. Người dân tranh thủ thời gian rảnh rỗi, mua măng về tước, thái phơi khô vừa để dùng, vừa làm quà biếu người thân.

15 thg 8, 2022

Chanh leo Cao Bằng - thực phẩm bổ dưỡng

Đến với miền Non nước Cao Bằng vào dịp hè, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn từ nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe, tiêu biểu có thể kể đến là các món ăn, đồ uống mang hương vị từ quả chanh leo. Chanh leo Cao Bằng với vị thanh, mát lại giàu dưỡng chất chắc chắn sẽ làm xiêu lòng thực khách.

Chanh leo (còn gọi là chanh dây) là loại cây được trồng chủ yếu ở các huyện: Trùng Khánh, Thạch An, Quảng Hòa theo Đề án Nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030. Việc thực hiện Đề án nhằm hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định để sản xuất; xây dựng vùng nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao phù hợp với cây trồng, vật nuôi có tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGAP, hữu cơ. Sau khi tiến hành trồng thử nghiệm, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cây chanh leo phát triển tốt, sau 4 tháng đã cho thu hoạch lứa quả đầu. Thời vụ thu hoạch kéo dài trong khoảng 2 tháng, sau 3 năm mới phải trồng lại.

Vườn chanh leo đang ra trái

Thạch đen - đặc sản Cao Bằng

Thạch đen là loại một món ăn vặt thanh mát, giải nhiệt mùa hè. Ở miền Bắc, nổi tiếng nhất là loại thạch có nguồn gốc từ huyện Thạch An, Cao Bằng. Để có thành phẩm ngon và hấp dẫn là cả một quá trình người làm cẩn thận, tỉ mỉ với từng khâu quan trọng như chọn nguyên liệu, nấu lá và chế biến...

Nguyên liệu chính làm nên món thạch là cây thạch đen (còn được gọi là cây Tiên Thảo hay Sương Sáo) - đây là một loại cây thân cỏ cao 40 - 60 cm, thân 4 cạnh, phân nhánh nhiều, tỏa ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Cây thạch đen là giống cây trồng ngắn ngày, chỉ 4 tháng là có thể thu hoạch. Đặc biệt, do khí hậu thổ nhưỡng thích hợp nên cây thạch đen được trồng ở huyện Thạch An cho ra lá có chất lượng tốt nhất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Sau khi thu hoạch, cây được phơi khô để bảo quản. Như vậy sẽ đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất thạch đen cho cả năm.

Cây thạch đen được trồng ở huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng

Quả mác mật - quà miền núi

Quả mác mật - ngay từ chính cái tên đã toát lên bao sự ngọt ngào, hấp dẫn. Đây là loại trái cây đặc trưng của miền núi cao nói chung trong đó có tỉnh Cao Bằng.


Mác mật là tên gọi theo tiếng Tày, Nùng, hiểu nôm na là quả ngọt. Cây chủ yếu mọc ở chân núi đá vôi, một số ít trên sườn núi đá và vườn đồi do người dân đem hạt và cây con về trồng; phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

12 thg 8, 2022

Bánh xèo rau rừng trên đỉnh núi cao nhất miền Tây

Bánh xèo nóng hổi ăn kèm 30 loại rau rừng là đặc sản trên núi Cấm cao 700 m, nơi được ví như "nóc nhà miền Tây".

Trên đường từ chân lên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), du khách có thể bắt gặp hơn chục quán bánh xèo rau rừng, tập trung nhiều nhất quanh chùa Phật Lớn. Mỗi quán bố trí hơn chục rổ rau rừng, còn tươi rói thay cho biển hiệu. Chủ quán ngọt ngào: "Cô, chú, anh, chị ủng hộ bánh xèo rau rừng. Bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn".

Tại một quán đông khách trên đỉnh, vừa ngồi vào bàn, nhân viên liền mang lên một đĩa rau rừng đầy ắp chưa cần biết khách sẽ gọi mấy cái bánh. Nếu chưa đủ dùng, thực khách có thể lấy thêm tuỳ thích ngoài quầy rau. Chị Hoàng, chủ quán, giới thiệu có khoảng 30 loại rau trên núi ăn kèm với bánh xèo. Mỗi loại có vị đặc trưng riêng, một số rau theo kinh nghiệm nhân gian là vị thuốc tốt cho sức khoẻ.

Quầy rau rừng đầy ắp là nét đặc trưng của các quán bán xèo ở núi Cấm. Ảnh: Ngọc Tài

Cháo cá lóc nấu bầu đặc trưng Củ Chi

Món cháo hút khách bởi vị ngọt từ thịt cá lóc tươi, thanh mát từ những sợi bầu ăn kèm rau đắng, giá, gừng cắt lát chấm với tương đậu.

Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Bình Trọng, quận 5, quán cháo cá lóc nấu bầu rau đắng của chị Huyền lúc nào cũng đông khách.

Chị Huyền cho biết 5 năm trước có dịp thưởng thức món cháo cá lóc nấu bầu ăn kèm rau đắng trong một lần đến Củ Chi. Sau 2-3 lần được bạn bè chiêu đãi món ăn này, chị vấn vương mãi hương vị đặc trưng như lần đầu và quyết định mở một quán nhỏ để chia sẻ món ngon với thực khách.

Chị Huyền đang múc từng tô cháo phục vụ thực khách giờ trưa. Ảnh: Hà Lâm

11 thg 8, 2022

Măng ớt ngâm mác mật – Hương vị của núi rừng xứ Lạng

Nói đến văn hóa ẩm thực của bà con các dân tộc trong tỉnh, không thể không kể đến những món ăn được chế biến từ măng rừng. Trong đó, nổi bật là món măng ớt ngâm mác mật. Với cách chế biến riêng biệt và hương vị thơm ngon đặc trưng, món ăn này đã trở thành văn hóa ẩm thực của xứ Lạng và là đặc sản để các du khách tìm mua mỗi khi đến Lạng Sơn.

Măng ớt Lạng Sơn là một món ăn dân dã, quen thuộc của người dân xứ Lạng, có ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh. Món ăn này được kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu gồm: măng, quả mác mật, ớt tươi, tỏi, muối.

Măng ớt – Đặc sản Xứ Lạng