Hiển thị các bài đăng có nhãn TT Văn Hóa TTDL Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TT Văn Hóa TTDL Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 8, 2022

Cọn nước – đặc trưng trong văn hóa Cao Bằng

Đến với miền non nước Cao Bằng, một trong những nét đặc trưng văn hóa của người dân bản địa vùng cao mà du khách được chiêm ngưỡng đó chính là cọn nước. Cọn nước không chỉ là công cụ được sử dụng trong lao động sản xuất mà còn là công trình nghệ thuật mang dấu ấn riêng của bàn tay, khối óc con người vùng cao.

Cọn nước – hình ảnh gắn với sinh hoạt hàng ngày của người dân miền non nước

Trám xanh - món quà của mùa hè

Trám xanh vốn là thứ đặc sản của miền núi trung du, có thể chế biến ra những món ăn dân dã, bình dị và có sức cuốn hút lạ kì.

Trám xanh - món quà miền rừng núi

Trám xanh thường được trồng nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Thường từ tháng 6 đến tháng 7,8 (âm lịch) là mùa thu hoạch trám xanh. Tuy nhiên, khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 tại một số chợ phiên tỉnh Cao Bằng đã có trám non bán.

Măng khô gọi Tết Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là cái Tết lớn thứ 2 trong năm của bà con các dân tộc ở Cao Bằng. Để chuẩn bị cho cái Tết này, từ khoảng đầu tháng 6, các gia đình lên rừng hái măng hoặc mua măng tại các chợ phiên về làm măng khô. Măng phơi nắng vàng ươm, tỏa hương thơm chua dịu, là món quà quý cho người thân, bạn bè.


Chuẩn bị măng khô cho Tết Rằm tháng Bảy là nét văn hóa độc đáo ở Cao Bằng. Người làm măng khô chuyên nghiệp thường thu mua, phơi khô với số lượng lớn. Người dân tranh thủ thời gian rảnh rỗi, mua măng về tước, thái phơi khô vừa để dùng, vừa làm quà biếu người thân.

15 thg 8, 2022

Chanh leo Cao Bằng - thực phẩm bổ dưỡng

Đến với miền Non nước Cao Bằng vào dịp hè, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn từ nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe, tiêu biểu có thể kể đến là các món ăn, đồ uống mang hương vị từ quả chanh leo. Chanh leo Cao Bằng với vị thanh, mát lại giàu dưỡng chất chắc chắn sẽ làm xiêu lòng thực khách.

Chanh leo (còn gọi là chanh dây) là loại cây được trồng chủ yếu ở các huyện: Trùng Khánh, Thạch An, Quảng Hòa theo Đề án Nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030. Việc thực hiện Đề án nhằm hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định để sản xuất; xây dựng vùng nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao phù hợp với cây trồng, vật nuôi có tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGAP, hữu cơ. Sau khi tiến hành trồng thử nghiệm, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cây chanh leo phát triển tốt, sau 4 tháng đã cho thu hoạch lứa quả đầu. Thời vụ thu hoạch kéo dài trong khoảng 2 tháng, sau 3 năm mới phải trồng lại.

Vườn chanh leo đang ra trái

Thạch đen - đặc sản Cao Bằng

Thạch đen là loại một món ăn vặt thanh mát, giải nhiệt mùa hè. Ở miền Bắc, nổi tiếng nhất là loại thạch có nguồn gốc từ huyện Thạch An, Cao Bằng. Để có thành phẩm ngon và hấp dẫn là cả một quá trình người làm cẩn thận, tỉ mỉ với từng khâu quan trọng như chọn nguyên liệu, nấu lá và chế biến...

Nguyên liệu chính làm nên món thạch là cây thạch đen (còn được gọi là cây Tiên Thảo hay Sương Sáo) - đây là một loại cây thân cỏ cao 40 - 60 cm, thân 4 cạnh, phân nhánh nhiều, tỏa ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Cây thạch đen là giống cây trồng ngắn ngày, chỉ 4 tháng là có thể thu hoạch. Đặc biệt, do khí hậu thổ nhưỡng thích hợp nên cây thạch đen được trồng ở huyện Thạch An cho ra lá có chất lượng tốt nhất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Sau khi thu hoạch, cây được phơi khô để bảo quản. Như vậy sẽ đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất thạch đen cho cả năm.

Cây thạch đen được trồng ở huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng

Quả mác mật - quà miền núi

Quả mác mật - ngay từ chính cái tên đã toát lên bao sự ngọt ngào, hấp dẫn. Đây là loại trái cây đặc trưng của miền núi cao nói chung trong đó có tỉnh Cao Bằng.


Mác mật là tên gọi theo tiếng Tày, Nùng, hiểu nôm na là quả ngọt. Cây chủ yếu mọc ở chân núi đá vôi, một số ít trên sườn núi đá và vườn đồi do người dân đem hạt và cây con về trồng; phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

14 thg 8, 2022

Làng đá cổ Nà Vị - Nơi lưu giữ văn hóa truyền thống

Nằm cách trung tâm huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng khoảng 30 km về hướng Bắc, xóm Nà Vị, xã Minh Long phía dưới chân núi Phja Cao với hệ thống sông, suối xen kẽ và những ngôi nhà được làm bằng đá vỉa có niên đại trên 100 tuổi đã tạo nên một nếp làng thật yên bình, cổ kính và độc đáo.

Làng đá cổ Nà Vị, xã Minh Long, huyện Hạ Lang.

3 thg 6, 2022

Mác kham - món ăn vặt vừa có vị độc đáo vừa có lợi cho sức khỏe

Mác kham (còn gọi là me rừng) - loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc ở nước ta, trong đó có Cao Bằng. Quả mác kham với vị chua, ngọt hòa quyện chút đắng, chát là món quà vặt được rất nhiều chị em ưa thích.

Những chùm mác kham sai trĩu quả (ảnh: Đàm Khoa).

Cây mác kham thường mọc ở những khu vực đồi núi thưa, có nhiều ánh sáng. Loại cây này có lá nhỏ, hai hàng lá xếp sít nhau chia thành 2 dãy, trông giống lá kép lông chim. Mác kham ra hoa vào tháng 4 - 5 hằng năm. Hoa mác kham nhỏ, có màu vàng mọc thành tán ở nách lá. Quả mác kham có hình tròn, nhỏ bằng ngón tay, khi còn non có màu xanh, khi chín quả ngả vàng, vỏ nhẵn và cứng, có khía mờ tạo thành 6 múi, thường chín vào mùa thu hằng năm.

Xôi bjoóc phón - đậm đà hương vị miền Non nước Cao Bằng

Xôi bjoóc phón là ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng. Xôi bjoóc phón có màu vàng, mùi thơm, vị ngọt, dẻo, ăn rất ngon.

Xôi bjoóc phón.

Xôi có màu vàng vì được nhuộm từ hoa của cây bjoóc phón, loại cây sống tự nhiên ở trên rừng. Cây bjoóc phón (theo tiếng Tày, Nùng) là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên bên các sườn núi đá, cao khoảng 1 - 3m. Cây nở hoa vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 3, hoa mới nở có màu trắng, sau đó ngả màu vàng và có hương thơm rất đặc biệt.

Mê mẩn rau rừng miền non nước Cao Bằng

Ẩm thực cao Bằng luôn để lại rất nhiều ấn tượng thật khó quên trong lòng du khách, đặc biệt là các loại rau rừng. Chỉ cần nếm thử một lần, bạn sẽ phải tấm tắc, gật gù và vấn vương mãi với hương vị tuyệt vời ấy!

Rau ngót rừng

Cây rau ngót rừng (thân cây, thân leo) thường mọc ở trên núi đá và đâm chồi vào mùa xuân. Rau ngót rừng có 2 - 3 loại (lá to hoặc nhỏ và bông dài có hoa nhỏ li ti) thường để nấu canh.


Cách nấu: rau ngót rừng nhặt lá và rửa sạch (nếu rau ngót lá to vò qua lá). Nước nấu canh thêm chút thịt lợn băm, đun sôi thả rau ngót vào để sôi lại cho chín và thêm vừa đủ gia vị là được. Khi nấu chín, rau bắc ra vẫn có màu xanh, tỏa mùi thơm lá rau rất đặc trưng, ăn có vị ngọt, bùi và mát.

Trám xanh - món quà của mùa hè

Trám xanh vốn là thứ đặc sản của miền núi trung du, có thể chế biến ra những món ăn dân dã, bình dị và có sức cuốn hút lạ kì.

Trám xanh - món quà miền rừng núi

Trám xanh thường được trồng nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Thường từ tháng 6 đến tháng 7,8 (âm lịch) là mùa thu hoạch trám xanh. Tuy nhiên, khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 tại một số chợ phiên tỉnh Cao Bằng đã có trám non bán.

Để có được các món ăn từ trám non ngon đậm vị nhất thì nên chọn những quả trám tươi, căng bóng, có màu xanh nhạt. Trước khi chế biến cần đập dập quả và ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút cho ra hết nhựa, có thể dùng dao khía tách đôi, bỏ hạt hoặc để cả hạt. Việc sơ chế trước khi nấu như vậy sẽ giúp loại bỏ bớt vị chát của quả trám.

Theo kinh nghiệm dân gian quả trám với rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, không chỉ cung cấp các loại khoáng chất, vitamin mà còn là một vị thuốc, với những công dụng như: giảm ho, tiêu đờm, giảm viêm họng, khản tiếng, tốt cho hệ tiêu hóa…