Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 3, 2024

Hội xuân núi Bà Đen - xưa và nay

Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.

Dốc thượng dẫn lên chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)

Những ngày đầu xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thường đi lễ chùa cầu an và sự thư thái cho tâm hồn- dù người đó có hay không theo đạo Phật. Đến chùa để hướng về đức Phật, cầu mong khoẻ mạnh, an vui, hạnh phúc và mọi sự đều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và cả cộng đồng.

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam bộ và là một trong những ngọn núi thiêng ở vùng đất phương Nam. Với việc thành lập chùa Linh Sơn Tiên Thạch trên núi Bà Đen vào thế kỷ XVIII, Hoà thượng Đạo Trung Thiện Hiếu đã đặt nền tảng ban đầu cho việc phát triển Phật giáo ở Tây Ninh, đây còn là nơi phát tích nên tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Hoà cùng với tổng thể thiên nhiên, ngôi chùa là một trong những danh thắng của tỉnh.

Từ thế kỷ XIX, thập phương bá tánh về viếng núi Bà Đen rất đông, nhất là vào Hội xuân núi Bà. Lúc bấy giờ, chùa Linh Sơn Tiên Thạch cách tỉnh lỵ Tây Ninh 11km, đường sá đi lại còn khó khăn nên phải mất cả ngày trên xe bò luồn rừng để đi đến núi.

Người Nam kỳ lục tỉnh lên viếng một chuyến có khi cũng phải mất vài ngày. Nên tổ Thanh Thọ - Phước Chí thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Liễu Quán, trụ trì chùa Linh Sơn Tiên Thạch lúc bấy giờ về thôn Vĩnh Xuân lập chùa Phước Lâm vào năm Tân Mùi (1871), chùa nằm cặp ngay bờ rạch Tây Ninh (nay thuộc khu phố 2, phường 1, thành phố Tây Ninh), để bà con lục tỉnh lên đậu ghe nghỉ lại, chờ ngày sau lên viếng các chùa trên núi.

Du khách thập phương về viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)

Năm Nhâm Thân (1872), tổ Phước Chí xây hang núi thành điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu; đến năm Bính Tý (1876), lập chùa Linh Sơn Phước Trung ở chân núi Bà Đen làm nơi dừng chân cho khách thập phương trước khi lên núi. Trong “Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” của Nguyễn Liên Phong có viết:

…Điện Bà xưa những đến nay,
Thiệt là một chỗ cao dày linh chung.
Dưới chưn có cảnh chùa Trung,
Kề bên sẵn suối nước trong thấy trời.
Người đều tới đó nghỉ ngơi,
Khiết tinh mộc dục lên nơi Điện Bà...

Nhân dịp rằm tháng Giêng năm Tân Sửu (1901), các bậc tiền bối của làng thơ Tây Ninh có mời bà Sương Nguyệt Anh- ái nữ của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu cùng viếng núi ngắm hoa mai trắng nở. Nữ sĩ đã xúc cảm viết một bài thơ Nôm “Vịnh bạch mai trên núi Bà” và hai bài thơ chữ Hán “Linh sơn nhất thụ mai”. Cho đến nay, những bài thơ này là niềm tự hào của người dân Tây Ninh khi vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của ngọn núi cao nhất Nam bộ được thi hoá đầy rung động.

Du khách thập phương về viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch (núi Bà Đen)

Trong sự tích kể về Linh Sơn Thánh Mẫu qua truyền thuyết Lý Thị Thiên Hương cũng có nhắc đến: “Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương thông thạo văn chương, lại biết ít nhiều võ nghệ, mỗi ngày rằm hay lên núi lễ Phật...”.

Qua đây, đã cho thấy từ xưa việc cư dân thường đi hành hương ở núi Bà Đen, lễ Phật ở chùa Linh Sơn Tiên Thạch đã được ghi chép lại qua tài liệu lịch sử hay cả trong sự tích, thơ ca.

Tây Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch- kể cả du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Và, núi Bà Đen là nguồn lực phát triển du lịch tâm linh tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh.

Quần thể danh thắng núi Bà Đen, với diện tích khoảng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Trong đó, núi Bà Đen có độ cao 986 m, là ngọn núi cao nhất ở Nam bộ.

Hằng năm, danh thắng này đón tiếp hàng triệu du khách đến hành hương, nhất là vào dịp Hội xuân núi Bà và lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu (từ ngày 4-6.5 âm lịch). Đặc biệt năm 2019, lễ vía Bà được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Du khách thập phương viếng điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen.

Đầu năm, người dân có thói quen đến chùa lễ Phật cầu an. Người dân Tây Ninh nói riêng và khách hành hương nói chung thường hướng về núi Bà Đen, nơi có ngôi chùa tổ của Phật giáo Tây Ninh, nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu- vị nữ thần bảo hộ cho cư dân cùng với hệ thống chùa núi Bà Đen.

Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu thuộc khuôn viên chùa Linh Sơn Tiên Thạch cũng được du khách xem là một ngôi chùa và thường gọi với cái tên “chùa Bà”. Kết hợp với hành hương là vãng cảnh, trong mùng 4 tết tại núi Bà sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội xuân núi Bà Đen có hội diễn văn nghệ và bắn pháo hoa rực rỡ.

Du khách đến viếng chùa Linh Sơn Tiên Thạch thường đi về trong ngày. Những đoàn đi xa hoặc ở lại trong những dịp lễ hội tại núi Bà Đen thường nghỉ, ngủ lại ở nhà khách và dùng cơm ở nhà trù do chùa chuẩn bị. Vào các dịp hội xuân, lễ Phật đản, vía Linh Sơn Thánh Mẫu, huý kỵ tổ sư, lễ Vu lan... bếp chùa luôn đỏ lửa nấu rất nhiều phần ăn chay để thết đãi khách thập phương về viếng.

Thời gian qua, bên cạnh tổ chức các khoá lễ dân gian cũng như Phật giáo, Ban Quản lý di tích còn tổ chức hội diễn các loại hình diễn xướng dân gian như múa bóng rỗi, đờn ca tài tử, múa trống Chhay-dăm... hay các nghi thức trình thập cúng của Phật giáo gắn liền với chùa Linh Sơn Tiên Thạch, địa phương Tây Ninh đã góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách “hương sắc Tây Ninh”.

Chùa Linh Sơn Phước Trung dưới chân núi Bà Đen.

Núi Bà Đen cùng ngôi cổ tự Linh Sơn Tiên Thạch đã có nhiều gắn bó với các sự kiện lịch sử, văn hoá tại Tây Ninh. Việc hành hương về núi Bà Đen, nhất là vào những dịp hội xuân đã dần trở thành truyền thống với người dân Tây Ninh và các vùng lân cận.

Nay, hệ thống các chùa núi Bà cùng các hạng mục, công trình ở Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen ngày càng đổi mới, khang trang; cùng với việc kết nối các tour du lịch hành hương, du lịch khám phá địa phương đã góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch ở Tây Ninh.

Phí Thành Phát

1 thg 3, 2024

Ngôi chùa, ngôi mộ và... biển

Trước nay, khi đi Long Hải tắm biển, tui thường... vô chùa. Đó là ngôi Tịnh xá Ngọc Hải, nằm sát bên biển. Cổng sau chùa có lối ra biển.

Tịnh xá Ngọc Hải hiện nay. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Tịnh xá Ngọc Hải là một tịnh xá ni, do ni trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên thành lập vào năm 1960 trên một khu đất rộng 5 hecta. Thời gian kiến tạo tịnh xá kéo dài 10 năm, gồm chánh điện và các công trình phụ với tổng diện tích 1.300 m². Trong khuôn viên tịnh xá cảnh quan rất đẹp, với nhiều cụm tượng như: Đức Phật đản sinh, Đức Phật xuất gia, Đức Phật chuyển pháp luân, Đức Phật nhập Niết bàn...

Những bến sông ở phía thượng nguồn Vàm Cỏ Đông

Ðấy là ở thượng nguồn Vàm Cỏ Ðông, con sông thương nhớ của người Tây Ninh, đã vào đủ cả thơ, ca, nhạc hoạ. Hay là do nhạc hoạ, vì quá hay nên cứ tự vang lên mà nhắc nhở con người đừng quên nó.

Bến Năm Chỉ

Mỗi năm, tôi có đôi lần đi ngược “con đường sứ” ngày xưa, tìm tới các bến sông. Ðấy là ở thượng nguồn Vàm Cỏ Ðông, con sông thương nhớ của người Tây Ninh, đã vào đủ cả thơ, ca, nhạc hoạ. Hay là do nhạc hoạ, vì quá hay nên cứ tự vang lên mà nhắc nhở con người đừng quên nó. Và thế là lòng tự nhủ lòng, là sẽ lên với Cây Ổi, Băng Dung, hay Lò Gò, Bến Ra trên tận ngọn nguồn sông.

29 thg 2, 2024

Chùa Vạn Phật

Vạn Phật tức là 10.000 đức Phật, hay cụ thể hơn là 10.000 tượng Phật. TPHCM có chùa Vạn Phật ở quận 5, là ngôi chùa Bắc tông Hoa có 10.000 tượng Phật như vậy.

Mỗi ô nhỏ trên tường là một tượng Phật, cứ thế ở khắp chùa lên đến 10.000 vị Phật. Ảnh VnExpress

Chùa được xây dựng từ 1959 và đã có nhiều tượng Phật từ thời đó (nên có tên là Vạn Phật). Tuy nhiên đến Tết năm nay báo chí nhắc nhiều và có nhiều người viếng thăm.

Tết khó quên trong rừng Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Ngày thứ ba trong rừng Vườn quốc gia Bù Gia Mập, khi còn đang say giấc, chúng tôi bị những tiếng hót vô cùng trong trẻo và cao vút đánh thức: tiếng hót gọi bạn tình của vượn đen má vàng.

28 thg 2, 2024

Cháo cá bầu rau đắng Củ Chi

Hai tô cháo cá bầu đem lại bàn. Hỏi bà chủ mới biết cháo cá bầu là khi nấu nồi cháo đã nhừ vừa ăn thì cho bầu xắt nhỏ vào nấu tiếp đến khi bầu chín, nên gọi là "cháo cá bầu". Thì ra bầu là trái bầu.

Gọi đầu cá thì tô cháo không và đầu cá lóc để dĩa riêng - Ảnh: N.C.T.

Hôm về Củ Chi, đi đường Hương Lộ 2, bà xã tôi nói thôi sẵn đường đi luôn lên Trảng Bàng, Tây Ninh.

Đường Hương Lộ 2 chạy song song với quốc lộ 22 hay còn gọi là đường xuyên Á, từ Củ Chi lên đến Trảng Bàng phải tránh doanh trại quân đội có tên gọi thời trước 1975 là "căn cứ Đồng Dù" hay "căn cứ Củ Chi" thuộc tỉnh Hậu Nghĩa cũ.

27 thg 2, 2024

Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát núi Bà Đen - kỳ quan không thể bỏ lỡ trong đời

Tạo tác chính xác đến từng centimet, Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát trên núi Bà Đen, Tây Ninh xứng danh kỳ quan mà ai cũng nên chiêm ngưỡng một lần trong đời.

Xuân Giáp Thìn, tới Núi Bà Đen (Tây Ninh) hành hương chiêm bái cầu an lạc, du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước kiệt tác Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên khu vực đỉnh núi. Đằng sau đó là một quá trình tạo tác hết sức công phu mà không phải ai cũng có thể mường tượng được.

Chính xác đến từng… centimet

Tôn tượng Di Lặc được tạo hình theo một phương thức chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo mô thức bậc thang. Để làm nên một công trình mang đậm tính nghệ thuật, mỗi viên đá sa thạch được chọn lựa kỹ lưỡng, kiểm tra màu, vân đá và kích thước chuẩn xác, sau đó được điêu khắc theo mẫu thiết kế rồi xếp chồng lên nhau thành 54 lớp.

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc nằm ở độ cao hơn 900 m trên đỉnh núi Bà Đen. 

26 thg 2, 2024

Ngắm đàn thú ở Thảo Cầm Viên 160 tuổi giữa lòng thành phố

Tháng 3 tới đây, Thảo Cầm Viên Sài Gòn sẽ tròn 160 tuổi, đây là một trong 10 sở thú lâu đời nhất thế giới. Phóng viên ghi nhận hình ảnh cuộc sống đàn thú những ngày cuối tháng 2 tại đây.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23.3.1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo, nhưng người dân TP.HCM vẫn quen gọi nơi đây là sở thú.

Năm 1956, Thảo Cầm Viên Sài Gòn chính thức mang tên như ngày nay và hiện là một trong những vườn thú lớn nhất nước. Tháng 3 này, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tròn 160 tuổi. Thảo Cầm Viên Sài Gòn cũng lọt top 10 vườn thú lâu đời nhất thế giới.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn là 1 trong 8 vườn thú có tuổi thọ lâu đời nhất trên thế giới với kho tàng động - thực vật phong phú, gồm hơn 2.000 cá thể động vật thuộc 135 loài và có trên 2.500 cây xanh thuộc 360 loài, trong đó có trên 700 cây cổ thụ. NGUYỄN KỲ ANH

23 thg 2, 2024

Nghìn du khách tập trung chiêm ngưỡng rồng dài 10m bay lên trời

Tại buổi thả phúc khí cầu ở lễ hội chùa Ông năm nay, điểm nhấn ấn tượng nhất là màn thả phúc khí cầu hình rồng dài 10m, mang đến cho hàng nghìn người dân và du khách tham gia một trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn.

Sáng 22/2, hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về Chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai, tham dự hoạt động thả phúc khí cầu, một trong những sự kiện của lễ hội chùa Ông năm 2024.

Phúc khí cầu hình rồng độc đáo.

Lễ thả hoa đăng trên sông Đồng Nai và lời nguyện cầu từ du khách quốc tế

Du khách quốc tế được tự tay viết những lời nguyện cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc và thịnh vượng, đính kèm lên những chiếc hoa đăng thả ở sông Đồng Nai trong lễ hội chùa Ông

Tối 22/2, hàng nghìn người du khách quốc tế đổ về khuôn viên chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai để tham dự lễ thả hoa đăng cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Hàng nghìn hoa đăng tại sân chùa Ông chuẩn bị thả xuống sông Đồng Nai

6 thg 2, 2024

Chợ bánh truyền thống người Hoa ở Sài Gòn nhộn nhịp ngày Tết

Chợ trên đường Phùng Hưng, quận 5, bán nhiều loại bánh của người Hoa như bánh trái lựu, bánh tổ, bánh đường, bánh phát tài, tấp nập mua bán những ngày cận Tết.


Chợ có tuổi đời hơn 50 năm nay nằm ở góc đường Phùng Hưng - Nguyễn Trãi. Tại đây, hàng chục sạp bánh đủ màu sắc nổi bật góc phố, nhộn nhịp buôn bán từ 20 tháng Chạp.

31 thg 1, 2024

Rừng cao su Đồng Nai vào mùa thay lá

Những ngày đầu năm mới, nhiều người đổ về các vườn cao su ở Long Khánh, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Đồng Nai, chụp ảnh mùa thay lá.


Vào đầu mùa khô, các cánh rừng cao su bạt ngàn ở Đồng Nai bắt đầu rụng lá tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp. Đồng Nai là một trong 3 tỉnh có diện tích cao su lớn nhất cả nước, trong đó có nhiều vườn gắn bó với lịch sử hình thành ngành cao su trong nước.

Nhìn từ trên cao, những cây cao su rụng trơ trụi tạo ra khung cảnh được ví như "rừng bạch dương mùa đông Đông Âu".

21 thg 1, 2024

Đến đảo Thiềng Liềng khám phá núi đá tự nhiên thấp nhất Việt Nam

Ít ai biết rằng ở TP.HCM có một ấp đảo xa xôi, đi lại bằng thuyền ghe và chính ở đây lại có một... ngọn núi đá độc đáo.

Du khách khám phá ngọn núi duy nhất trên đảo Thiềng Liềng và cũng là ngọn núi duy nhất ở TP.HCM. BÔNG NGÔ

Thiềng Liềng là ấp đảo nằm cách trung tâm xã Thạnh An, H.Cần Giờ (TP.HCM) khoảng 7 km, giao thông đi lại bằng đường thủy. Theo thống kê của địa phương, ấp Thiềng Liềng có khoảng 243 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm muối, đánh bắt thủy hải sản. Năm 2023, diện tích sản xuất muối tại ấp Thiềng Liềng là 390 ha với sản lượng đạt 17.000 tấn, giá muối tại ruộng bình quân 1.900/kg.

11 thg 1, 2024

Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch trên núi Bà Đen

Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới, sẽ an vị trên núi Bà Đen ngày 28/1.

Lễ khai quang đại tượng Phật Di Lặc tại núi Bà Đen vào ngày 28/1 (tức ngày 18/12 năm Quý Mão) là một trong những sự kiện văn hóa tâm linh quy mô tại núi Bà Đen. Hơn 500 hòa thượng, tăng ni sư đến từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng hàng nghìn phật tử, du khách thập phương... sẽ tham dự sự kiện.

Tọa lạc tại độ cao hơn 900 m, đại tượng Phật Di Lặc có chiều cao 36 m, chiều rộng lớn nhất 45 m, diện tích bề mặt tượng 4.651 m², nặng 5.112 tấn.

Tượng được ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang. Phía sau lưng và bao quanh tượng Di Lặc Bồ Tát là thác nước nhân tạo cao 35 m, tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ trên đỉnh núi Bà Đen.

Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh minh họa: Sun World Ba Den Mountain

8 thg 1, 2024

Công quả Cao Đài


Có một điều khá lạ với du khách từ phương xa đến viếng thăm Toà thánh Cao Đài, là các công trình bên trong lúc nào cũng như mới. Từ ngôi Khách đình, nơi tiễn đưa người quá cố xây từ năm 1927, hay ngôi Đền thánh, được khởi công từ năm 1933, đến năm 1947 mới hoàn thành. Vậy mà sau bảy tám mươi, hoặc gần cả trăm năm, ngôi nào cũng óng ánh màu ngói đỏ tươi, tường, cột, vách sáng trưng những màu sơn tươi mới.

Người Tây Ninh thì chẳng lạ gì, bởi đã biết Toà thánh có một đội ngũ làm công không lương luôn có mặt. Là những người làm công quả, tức là ăn cơm nhà, tự nguyện vào làm mọi việc không công cho Toà thánh. Dân gian gọi họ là “công quả Cao Đài". Họ có mặt mọi lúc mọi nơi, làm ngay những việc cần thiết để Toà thánh luôn được chỉnh trang sạch đẹp.

Hồ Dầu Tiếng - điểm du lịch dã ngoại đầy thú vị

Một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Tây Ninh là hồ Dầu Tiếng - Điểm đến hứa hẹn mang tới vô vàn trải nghiệm thú vị.

Đập chính hồ Dầu Tiếng.

Hồ Dầu Tiếng vừa mang vẻ đẹp bình dị, hoang sơ, thoáng đãng vừa mang vẻ đẹp giao hoà giữa núi và hồ. Đây được xem là điểm dã ngoại vô cùng độc đáo cho những ai muốn cân bằng cuộc sống.

Du khách sẽ khám phá cảnh quan thiên nhiên, ngắm bình minh và hoàng hôn tại hồ; hay tổ chức tiệc nướng ngoài trời, cắm trại qua đêm, khám phá các đảo trong hồ bằng ca-nô... Tất cả mang đến cho bạn cảm giác vô cùng yên bình, thư thái.

Bến Cầu, vẻ đẹp miền biên viễn

Bến Cầu là một huyện biên giới của tỉnh Tây Ninh, có diện tích tự nhiên 233 km², cách thành phố Tây Ninh 30 km về phía Tây Nam và Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Bắc.

Bến Cầu nằm trên tuyến giao lưu trực tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Campuchia, cách Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Tây Ninh không xa, mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Theo đánh giá, tiềm năng tự nhiên của huyện khá đa dạng, nhiệt độ cao đều trong năm, địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước tự nhiên dồi dào, đất đai có tầng canh tác sâu… là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, công nghiệp và phân bố dân cư.

Một góc nhìn huyện Bến Cầu từ trên cao cho thấy vẻ đẹp mới, màu sắc đầy tươi sáng cho sự phát triển trong tương lai.

Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Ảnh: Huỳnh Thanh Liêm

7 thg 1, 2024

Đi uống cà phê ở quán cà phê vợt Chú Thanh

Sau khi thưởng thức cà phê vợt ở quán Ba Lù (quận 5), ít lâu sau tui tìm hiểu trên mạng để tiếp tục đến một quán cà phê vợt khác. Rất nhiều trang giới thiệu các quán cà phê vợt lâu năm ở Sài Gòn, trong đó chọn ra top 4 hoặc top 5 quán nổi tiếng nhất cần phải ghé thăm. Trong các danh sách ấy, ngoài cà phê Ba Lù, luôn luôn có tên của một quán cà phê vợt khác: quán cà phê vợt Chú Thanhở số 480 đường Tân Phước, phường 6, quận 11.

Dù ở quận 11 chớ không phải quận 5, nhưng Tân Phước vẫn là khu vực nhiều người Hoa sinh sống và nằm sát quận 5. Điều làm tui cảm thấy thích thú nhất chính là nhìn vẻ ngoài quán mang đậm nét người Hoa.

2 thg 1, 2024

Mê mẩn mùa cao su thay lá

Thời điểm giao mùa giữa năm cũ và năm mới cũng là lúc rừng cao su thay lá, những hàng cây thẳng tắp lá xanh bắt đầu chuyển vàng đỏ nên thơ.

Lá cây cao su chuyển mình từ vàng sang đỏ đậm, rồi rụng để chuẩn bị khoác lên mình bộ lá non xanh tươi mới.

Mùa cây cao su thay lá kéo dài khoảng 2 tháng, mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp những khung cảnh nên thơ, lưu lại bộ ảnh đẹp. Chỉ cần một cơn gió lùa tới, lá cao su vàng đậm rụng tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.

Dịp nghỉ lễ Tết dương lịch, chúng tôi đi về hướng những nông trường cao su lâu đời ở các tỉnh Đông Nam Bộ.

Các nông trường như Sông Nhạn, Ông Quế, Hàng Gòn… ở khu vực TP Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là địa điểm chúng tôi hướng tới đầu tiên. Nơi đây gần các nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, thuận tiện việc di chuyển. Đi trên cao tốc đến các địa điểm này, bạn sẽ bắt gặp hai bên là các nông trường cao su đang ngả màu thay lá.

1 thg 1, 2024

Núi Bà Đen - thánh địa hành hương dịp cuối năm

Linh thiêng và nhiều công trình tâm linh kỳ vĩ, độc đáo - đó là lý do khiến núi Bà Đen trở thành thánh địa hành hương, đặc biệt vào dịp cuối năm.

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. NGUYỄN MINH TÚ