Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 5, 2024

Ngắm vẻ đẹp hoang sơ của thác Ba Giọt

Nằm giữa lòng sông Đồng Nai, thác Ba Giọt nổi tiếng với những dải nước trắng xóa kèm tiếng ầm vang ở huyện miền núi Định Quán.

Du khách muốn đến thác Ba Giọt từ thành phố Biên Hòa có thể đi theo quốc lộ 20, vừa qua trung tâm thị trấn Định Quán chừng 5 km thì có đường rẽ phải, vào chừng 8 km sẽ đến thác. Ảnh: Uyên Thư

4 thg 5, 2024

Con đường xanh mát giữa lòng Biên Hòa

Với những hàng cây cổ thụ tỏa bóng che phủ cả con đường, đường Trịnh Hoài Đức (phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa) là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức của mùa hè.

Người dân cảm thấy dễ chịu nhờ những hàng cây xanh và hồ nước mát. Ảnh: Minh Hạnh

Với nhiều người Biên Hòa thường sẽ rất ít khi nhớ tên đường, hay địa chỉ cụ thể mà chỉ đường cho nhau bằng tên địa danh của một khu vực hoặc một quán lâu năm.

Nhưng có một tên đường, đã mang theo nhiều kỷ niệm, xuyên suốt qua bao thế hệ người dân nơi đây mà không có một địa danh nào có thể thay thế được. Đó là con đường Trịnh Hoài Đức, nằm kế bên công viên Biên Hùng, buổi tối là khu chợ đêm nhộn nhịp.

Quán hủ tíu tên gọi nghe ‘lạnh sống lưng’ gần 40 năm tuổi ở Biên Hòa có gì đặc biệt?

Nhiều người ở Biên Hoà ít hẳn đã một lần nghe qua quán hủ tíu bà Hai (2025/32, Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa), hay còn có cái tên độc lạ là hủ tíu “Hài cốt”. Người mới biết, thường chê cái tên kỳ dị, nghe “lạnh sống lưng”, nhưng không biết rằng đây là cái tên thân thương mà thực khách lâu năm đã đặt cho quán.

Bà Hai trộn hủ tíu với nước sốt độc quyền. Ảnh: Minh Hạnh

“Mùa vàng” trên cánh đồng Thới Sơn

Cách thành phố Biên Hòa chưa đầy 10km, khác hẳn với cảnh tấp nập, đông đúc của một thành phố phát triển công nghiệp, cánh đồng lúa ở ấp Thới Sơn, xã nông thôn mới nâng cao Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) mang đến một vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của một vùng quê yên bình.

Ngày mùa đã đến trên cánh đồng lúa trĩu hạt ở ấp Thới Sơn, xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu). Ảnh: Trần Danh

Cuối tuần ‘chill chill’ cùng cánh đồng lúa vàng ươm "sát vách" Biên Hòa

Chỉ cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 20 phút đi xe máy, có một cánh đồng lúa thanh bình đang trải dài mát mắt, làm dịu lòng bất cứ ai ghé qua vào những ngày tháng tư nắng nóng như "đổ lửa". Cánh đồng lúa này tọa lạc tại xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu.

Các bạn trẻ tranh thủ mùa lúa đang chín vàng để lưu lại những tấm hình đậm chất miền quê thanh bình tại cánh đồng lúa xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu. Ảnh: Hà Lê

8 thg 4, 2024

Họa sĩ Nguyễn văn Ri và tem Người Cày Có Ruộng

Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu ban hành Luật Người Cày Có Ruộng. Kể từ 1971 ngày 26 tháng 3 hàng năm Bưu điện VNCH đều phát hành bộ tem kỷ niệm ngày ban hành luật này.

Bộ tem Kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày ban hành Luật Người Cày Có Ruộng phát hành ngày 26/3/1971 gồm 3 tem giá 2 đồng, 3 đồng và 16 đồng.

Phong bì Ngày đầu tiên bộ tem Kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày ban hành Luật Người Cày Có Ruộng

4 thg 4, 2024

Con đường giữa cánh đồng vàng ruộm ở Vũng Tàu gây sốt vì đẹp như phim hoạt hình

Con đường nhựa băng giữa cánh đồng lúa vàng ruộm, trải dài tít tắp tại xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang thu hút rất đông người dân và du khách tìm tới chụp ảnh.

Những ngày gần đây, con đường nhựa băng giữa cánh đồng lúa vàng ruộm, trải dài tít tắp tại xã An Nhứt gây sốt trên mạng xã hội. Khung cảnh này được ví von như phong cảnh trong những bộ phim hoạt hình nổi tiếng, nhanh chóng thu hút người dân và du khách khắp nơi tìm tới chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Woai Nguyễn (29 tuổi), một bạn trẻ mê nhiếp ảnh tại TP.HCM đã tìm tới cánh đồng xã An Nhứt 5 lần liên tiếp trong tuần cuối cùng của tháng 3, để ngắm trọn khung cảnh lúc bình minh, trưa nắng tới hoàng hôn.

"Ngay khi xem được video ngắn về đồng lúa vàng ruộm này mình đã xách xe, ba lô lên đường. Khu vực cánh đồng nằm ngay cầu An Nhứt, cách TP.HCM chỉ hơn 80km, tương đương 1h15 phút lái xe", Woai Nguyễn chia sẻ.

31 thg 3, 2024

Lên thượng nguồn sông Đồng Nai trốn nóng

Huyện Định Quán và Tân Phú cách TP HCM dưới 150 km, có nhiều sông, suối, rừng và nhiều điểm lưu trú, phù hợp để đến chơi tránh nóng cuối tuần.


Cuối tháng 3, đầu tháng 4 là cao điểm nắng nóng tại TP HCM và Đông Nam Bộ. Nhiệt độ duy trì trong ngày 27-35 độ C, một số thời điểm trong ngày ghi nhận lên mức 37 độ C. Nhiều bạn trẻ, nhân viên văn phòng tại TP HCM, Bình Dương, Biên Hòa... rủ nhau đến các huyện Tân Phú, Định Quán, nơi có nhiều sông, suối, rừng để trốn nóng. Do chỉ cách các thành phố lớn khoảng 150 km, du khách có thể chọn đi xe ôtô theo đoàn hoặc xe máy.

Trong ảnh hai du khách đạp xe trong rừng Cát Tiên để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ.

Ngắm thú ăn đêm trong rừng Nam Cát Tiên

Giữa đêm trăng sáng, nhóm du khách thích thú khi được nhìn thấy nai, hoẵng tung tăng ăn cỏ bên đường rừng Nam Cát Tiên.

18h30, chuyến xe đi xem thú đêm đầu tiên trong ngày 23/3 xuất phát. Trên xe, ngoài Thu An, du khách 27 tuổi ở Bình Dương, cùng nhóm bạn còn có nhiều du khách Hàn Quốc và một số gia đình từ Hà Nội. Chiếc xe tải mui trần chuyên chở du khách tham quan Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, dưới sự hướng dẫn của nam nhân viên, tiến vào rừng.

"Chào tất cả mọi người, để đảm bảo an toàn và trải nghiệm thú vị, kính mong du khách ngồi yên, giữ im lặng, không sử dụng bất cứ loại đèn pin khác trong quá trình di chuyển. Chuyến đi của chúng ta sẽ có quãng đường chừng 12 km kể cả đi và về", hướng dẫn viên có biệt danh "Khánh hoang dã" giới thiệu trên đường đi.

Nhà hàng TP HCM bốn năm liền vào top 50 ngon nhất châu Á

Nhà hàng tại quận 1 - đại diện duy nhất của Việt Nam - lần thứ tư liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng Asia's 50 Best Restaurants năm 2024.

Trong lễ trao giải Asia's 50 Best Restaurants 2024 - 50 nhà hàng tốt nhất châu Á - tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/3, Anan Saigon là nhà hàng Việt Nam duy nhất được vinh danh, ở vị trí thứ 48. Đây cũng là nhà hàng đầu tiên ở TP HCM nhận một sao Michelin vào năm 2023.

Thực đơn tại nhà hàng được phát triển từ những món Việt bình dân dọc ba miền, làm mới trong cách chế biến, trang trí. Trả lời VnExpress ngày 27/3, đầu bếp Peter Cường Franklin, chủ nhà hàng, cho biết đây là lần thứ 4 liên tiếp Anan Saigon được xướng tên trong danh sách 50 nhà hàng tốt nhất châu Á.

Peter cho biết những món ăn tại nhà hàng của ông thường được biết đến là "fusion cuisine" (ẩm thực kết hợp), nhưng ông thích gọi là phong cách nấu ăn Việt Nam mới hay ẩm thực mới.

Đầu bếp Peter Cường Franklin, chủ nhà hàng Anan Saigon, sơ chế món ăn trước giờ mở cửa. Ảnh: Bích Phương

Hàng bông gòn ở Vũng Tàu bung nở trắng xoá, cảnh đẹp tựa 'tuyết xứ Hàn'

Hàng cây bông gòn trên cung đường lên ngọn Hải Đăng ở phố biển Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào mùa nở rộ. Nhiều du khách tìm đến check-in, nhận xét khung cảnh ở đây 'đẹp tựa tuyết xứ Hàn'.

Những ngày cuối tháng 3, đông đảo du khách là các bạn trẻ rủ nhau lên cung đường dẫn đến ngọn Hải Đăng ở Núi Nhỏ, TP Vũng Tàu để ngắm hoa bông gòn. Đây cũng là địa điểm được nhiều người dân địa phương lựa chọn đi bộ thể dục vào mỗi buổi chiều tà.

Hàng bông gòn bung nở trên cung đường uốn lượn dẫn lên ngọn Hải Đăng, thu hút du khách đến check-in. (Ảnh: Quang Hưng)

27 thg 3, 2024

Đình An Hoà vào hội Kỳ yên

Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được lập nên ở đầu rạch Trảng Bàng, sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.

Chính điện đình An Hoà.

Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, ông Trịnh Văn Đống (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821, tại xóm Lò Mo. Lớn lên, ông theo ông Trương Công Định đánh Pháp, có nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bìa sông Vàm Cỏ Đông và ở giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ- không biết có từ bao giờ, cũng không biết thờ ai- đề là “miếu Ông”. Thấy ngôi miếu cổ bị hư sập, ông Trịnh Văn Đống nguyện rằng khi có điều kiện sẽ di dời miếu về một nơi thuận lợi.

24 thg 3, 2024

Bên trong ngôi nhà của nhóm phụ nữ thề không lấy chồng ở Sài Gòn xưa

Một thời, Sài Gòn từng là nơi sinh sống, làm việc của nhóm phụ nữ độc thân, thề không bao giờ lấy chồng. Đến nay, dấu tích cuối cùng của nhóm người này chỉ còn tồn tại trong ngôi nhà cổ có tên Tụ Quần Cư.

Tụ Quần Cư, dấu tích cuối cùng của nhóm phụ nữ thề không bao giờ lấy chồng tại Sài Gòn xưa.

21 thg 3, 2024

Tượng Di Lặc núi Bà Đen ghép từ 6.688 viên đá như thế nào?

Có thời điểm, 600-700 người được huy động trên công trường để thi công tôn tượng Phật Di Lặc, vượt qua thách thức địa hình, khí hậu khắc nghiệt.

Nhiệm vụ "bất khả thi" trên nóc nhà Nam Bộ

Mùa mưa Tây Ninh là thách thức lớn đối với Trần Đức Hòa - Trưởng ban quản lý dự án Tây Ninh của Tập đoàn Sun Group, cùng đội ngũ thi công tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, bởi nỗi lo sạt lở thường trực trên địa hình triền dốc 60 độ và thử thách biến hơn 5.000 tấn đá sa thạch thành kiệt tác trên đỉnh núi Bà Đen.

Những ngày tháng 7, tháng 8 năm 2023, Tây Ninh mưa dầm dề, tôn tượng Bồ Tát Di Lặc đang dần thành hình. Đỉnh núi Bà Đen thu hút đông đảo khách đến săn các hiện tượng mây hiếm gặp như mũ mây, mây cầu vồng, mây phượng hoàng, biển mây...

Mây bao trùm đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

17 thg 3, 2024

Cây "nông thôn mới"

Khoảng năm 2018, dọc nhiều tuyến đường nông thôn ở Đồng Nai - nhất là ở huyện Vĩnh Cửu - xuất hiện những hàng cây hoa vàng khá đẹp mắt. Hoa mọc thành chùm, có hình chuông.


Khi một xã được quy hoạch thành xã nông thôn mới, thì chính quyền cho triển khai trồng dọc những con đường trong xã loại hoa vàng này, do đó người dân khi chưa biết tên hoa là hoa gì thì tự đặt tên cho nó là cây nông thôn mới!

12 thg 3, 2024

Bí ẩn con đường hoa giấy dài 25 km giữa đại ngàn ở Đồng Nai

Nằm ẩn mình trong khu rừng Mã Đà, hàng nghìn cây hoa giấy trên cung đường dài 25 km đua nhau khoe sắc, nhuộm màu thơ mộng giữa không gian tràn ngập màu xanh của cây cối.

 Mùa này hoa giấy nở rực dọc bên đường xuyên vào rừng

Trên xe ô tô chạy vào rừng Mã Đà thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), ông Trần Đình Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn chỉ tay về phía Mã Đà rồi nói, đó là cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, được mệnh danh là "lá phổi xanh" của miền Đông Nam Bộ.

10 thg 3, 2024

Những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông


Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Vương quốc Campuchia, chảy vào đất Việt Nam qua tỉnh Tây Ninh, đến Long An thì hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây rồi đổ ra biển Đông. Là “động mạch chủ" trong hệ thống sông rạch ở Tây Ninh, con sông chảy qua Tân Biên, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng đã để lại nhiều dấu ấn văn hoá đối với các vùng đất này, trong đó có những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông.

Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được dựng ở đầu rạch Trảng Bàng (hay còn gọi là rạch Vàm Trảng), đoạn quay ra sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.

Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, Trịnh Văn Đồng (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821 tại xóm Lò Mo (An Hoà), theo Trương Công Định đánh Pháp, giữ nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bia sông Vàm Cỏ Đông và giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc 
đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ không biết có từ bao giờ cũng không biết thờ ai, chỉ để là "miếu Ông".

Nghi thức xây chầu trong lễ Kỳ yên đình An Hoà (Trảng Bàng)

Năm 1863, ông Trịnh Văn Đồng di dời ngôi miếu Ông từ bìa sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí như hiện nay, thuộc khu phố An Phủ, phường An Hoà, thị xã Trảng Bàng; ban đầu vẫn là ngôi miếu sau phát triển thành ngôi đình của làng An Hoà thờ thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình hiện nay là vị trí trung tâm của phường, mặt đình nhìn về hướng Nam, phía trước là cánh đồng lúa trũng và cách 300 m là rạch 
Vàm Trảng. Hằng năm, đình An Hoà tổ chức lễ Kỳ yên vào ngày 11 và 12 tháng 2 nông lịch, theo các nghi thức tế lễ đình làng Nam bộ.

Lễ Kỳ yên đình Ân Hoà (Trảng Bàng)

Tượng ông Đặng Văn Châu- thành hoàng bồn cảnh đình Thanh Phước (Gò Dầu)

Theo “Đặng Thế tộc phả", Đặng Văn Châu tên tộc Đặng Thế Châu, là con của ngài Đặng Văn Trước. Ông là bậc tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất Gò Dầu và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ quê hương. Đặng Văn Châu chiêu mộ nghĩa quân, cùng với nhân dân lập căn cứ chống thực dân Pháp từ thời vua Tự Đức tại xóm Xoài Đồn, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Trong một trận đánh, ông bị giặc Pháp bắt và đày đi Côn Đảo. Được trả tự do, ông trở về tiếp tục lập lại căn cứ kháng Pháp và khai khẩn thêm đất đai, tích trữ lương thực để chiến đấu lâu dài. Khi ông mất, người dân đã lập miếu thờ ông bên cạnh bờ sông Vàm Cỏ Đông, nơi ông mất. Để thể hiện lòng tôn kính, dân làng tôn ông là thành hoàng làng Thanh Phước, phát triển ngôi miếu thành đình, lấy tên là “đình Thanh Phước".


Người dân ngồi xem hát bội trước sân đình An Hoà (Trảng Bàng)

Do lâu năm, đình bị sụp nên được di dời về xây dựng trên một gò đất cao, có nhiều cây dầu cổ thụ rộng 10.000 m², hiện toạ lạc tại thị trấn huyện Gò Dầu; mặt chính đình quay về hướng Tây nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Hằng năm, đình Thanh Phước tổ chức cúng Kỳ yên từ ngày 16 đến 18 tháng 2 nông lịch.

Đình Phước Trạch hiện toạ lạc tại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu. Ngôi đình được người dân thành lập thở thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình được xây dựng quay hướng ra sông Vàm Cỏ Đông. Lễ Kỳ yên của đình diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 2 nông lịch hằng năm. Nghi lễ tế tự tại đình cũng giống như nhiều ngôi đình ở Nam bộ, vào những năm kinh tế dồi dào, người dân cùng với Ban hội đình mời đoàn hát bội về hát cúng đình.

Đình Trường Đông, đình Trường Tây toạ lạc tại thị xã Hoà Thành. Đây là hai ngôi đình nằm bên cạnh bờ sông, mặt tiền đình nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông, được người dân thành lập thờ thành hoàng bồn cảnh. Cả hai ngôi đình tuy nhỏ nhưng mang nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật.

Đặc biệt, trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông vào 16 tháng Giêng hằng năm có nghi thức tống ôn diễn ra đúng 12 giờ trưa. Chiếc thuyền tống ôn được thiết kế bằng thân cây chuối, tre trúc làm khung và dán giấy với nhiều màu sắc sặc sỡ, trên thuyền có đặt gạo muối, thức ăn, nhang đèn và nhiều vật phẩm, ngoài ra còn có thêm ít tiền lẻ gọi là “tiền đi đường".

Thả thuyền tống ôn trên sông Vàm Cỏ Đông trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông (Hoà Thành)

Đến giờ, chiêng trống nổi lên, lân rồng múa đón trước sân đình, các cụ chức sắc trong đình khiêng thuyền tống ôn xuống ghe chở ra đến giữa sông để thả. Thuyền tống ôn được thả đi theo con nước ròng mà trôi về phía hạ lưu. Người dân quan niệm rằng, thuyền tống ôn trôi đi đem theo cả những điều xui rủi, kể cả thiên tai dịch bệnh, để cho cư dân trong làng được mưa thuận gió hoà, góp phần cho quốc thái dân an.

Long Thành (thị xã Hoà Thành) cùng với Long Giang, Long Khánh, Long Thuận, Long Chữ (huyện Bến Cầu) hợp thành vùng đất “Ngũ Long”. Đây là những ngôi làng cổ mà cư dân sớm định cư trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Những vùng đất này gắn liền với công lao của ông Trần Văn Thiện cùng cha là ông Trần Văn Quế dẫn hàng chục người ngược dòng sông Vàm Cỏ Đông đến Tây Ninh khai hoang mở đất từ những năm 1844. Suốt 40 năm, ông Trần Văn Thiện cùng với nhân dân mở rộng vùng đất mới chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông. Sau khi ông Trần Văn Thiện mất, được người dân tôn phong là thành hoàng làng và lập đình thờ cúng.

Đình Phước Trạch (Gò Dầu)

Để thể hiện tấm lòng tri ân đến tiền hiển Trần Văn Thiện, năm 1883, đình Long Thành được xây dựng thờ cúng ông. Mặt tiền đình Long Thành quay về hướng Nam, nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông giống như kiểu kiến trúc của nhiều ngôi đình khác trong tỉnh. Hằng năm, vào ngày 17 và 18 tháng 3 nông lịch, đình tổ chức cúng Kỳ yên, những ngày diễn ra lễ hội có đông đảo người dân địa phương, nhân dân trong vùng Ngũ Long, ở Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với nhiều vùng lân cận trong và ngoài tỉnh về dự lễ.

Những ngôi đình ở huyện Bến Cầu như đình Long Thuận, Long Khánh, Long Giang đều được thành lập phụng thờ thành hoàng bồn cảnh từ thời khai hoang mở đất bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông. Người dân nơi đây đều kính trọng công lao của ông Trần Văn Thiện đối với vùng đất Ngũ Long nên tôn ông là tiền hiền thờ ở đình hay cũng có đình phong ông là thần thành hoàng của làng.

Đình Trung Long Khánh (toạ lạc tại ấp Long Châu, xã Long Khánh, trên bàn thờ thần có đặt 5 bài vị viết bằng chữ Nho thờ thành hoàng bồn cảnh của 5 xã "Linh Thần Long Giang xã, Linh Thần Long Thuận xã, Linh Thần Long Khánh 
xã, Linh Thần Long Vĩnh xã, Linh Thần Long Chữ xã". Lễ Kỳ yên tại đình diễn ra vào hai ngày 15 và 16 tháng 12 nông lịch. Vào ngày này, các thương nhân buôn bán trên sông Vàm Cỏ Đông ở gần đình cũng ghé vào dâng hương cầu cho việc làm ăn được thuận lợi.

Đình Long Thuận (Hoà Thành) - Đình Trường Đông (Hoà Thành)

Đình Long Thành (Hòa Thành)

Đình Long Giang (ấp Bảo, xã Long Giang) được xây dựng nằm ngay khu dân cư đông đúc, bên cạnh rạch Vàm Bảo hướng nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Đình thờ thành hoàng bổn cảnh và các vị tiền hiền như ông Trần Văn Thiện, Lãnh bình Két- là những người đã có công trong việc khai hoang mở đất, chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng đất và biên giới phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Đây là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất của vùng đất Ngũ Long và cũng là ngôi đình duy nhất tại huyện Bến Cầu có sắc phong. Do sự tàn phá của chiến tranh, đình bị sụp đổ, sắc phong thất lạc nên từ sau năm 1975, lễ rước sắc không còn.

Khi xưa, giao thông đường bộ chưa được phát triển nên việc đi lại bằng đường thuỷ là chủ yếu, cũng chính từ đó ảnh hưởng đến kiến trúc các đình ở Tây Ninh có mặt tiền quay ra sông, rạch. Những ngôi đình ở ven theo sông Vàm Cỏ Đông đã chứng kiến sự sầm uất cảnh trên bến dưới thuyền giao thương buôn bán ở Tây Ninh xưa và nay. Sông Vàm Cỏ Đông đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần lẫn vật chất của cư dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội, tạo nên nét đặc trưng và tiêu biểu cho văn hoá sông nước ở Tây Ninh.

Bài, ảnh: PHÍ THÀNH PHÁT - Thiết kế: TƯỜNG VI

2 thg 3, 2024

“Chợ lá”- đến hẹn lại lên

Những năm qua, chợ lá ở Tây Ninh đã trở thành nét đẹp về sự hảo tâm, lòng hiếu khách; mang tinh thần sẻ chia, thơm thảo của người dân tỉnh nhà lan toả trong cộng đồng.

Đến hẹn lại lên, khoảng rằm tháng Giêng, các nhóm thiện nguyện trên địa bàn tỉnh lại tụ họp tổ chức chợ lá. Từ một hoạt động tự phát, bình dị của người dân, chợ lá đã dần trở thành “lễ hội”, thu hút du khách. Đến phiên chợ, ai ai cũng hồ hởi mang theo nắm lá để đổi lấy những phần bánh, chè, trái cây…

Ở chợ lá, người bán không nhận tiền, chỉ cần nhận lại nụ cười, niềm vui, một chiếc lá thay cho lời cảm ơn.

Bánh khọt nóng hổi tại chợ lá Hốc Trâm

Dọc một triền sông- Triêm Hoá

Chúng ta đã biết về tổng Giai Hoá ở bên bờ phải sông Vàm Cỏ Đông. Thì phần thềm sông bên trái (tả ngạn), tại khu vực trung tâm nhất của vùng Nam Tây Ninh chính là tổng Triêm Hoá.

Sách Từ điển Địa danh Hành chính Nam bộ (Nguyễn Đình Tư, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008) có mục từ Triêm Hoá (trang 1232), là “Tổng thuộc h.Quang Hoá, p.Tây Ninh, t.Gia Định từ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841). Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), Tuyên phủ sứ Tây Ninh là Cao Hữu Dực chiêu tập dân xiêu tán lập thêm thôn Hoà Bình.

Trải qua triều Tự Đức có 7 thôn: Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Hưng Mỹ, Hoà Bình, Phước Trạch, Thạnh Đức, Trường Hoà... Đến thời Pháp thuộc đặt thuộc hạt tht. Quang Hoá, rồi Trảng Bàng, rồi Tây Ninh. Ngày 6.3.1891 giải thể Hoà Bình nhập vào làng Trường Hoà, l. Hưng Mỹ vào l. Cẩm Giang…”.

Nội thất đình Trung Cẩm Giang.

Bến Băng Dung

Trong bài viết về các bến sông ở thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông, tác giả đã xin phép lướt qua bến sông này. Bởi đây là bến sông đặc biệt với nhiều kỷ niệm.


Kỷ niệm lần tác giả đi cùng cán bộ Bảo tàng tìm địa điểm từng là nơi thầy cô và học trò trường kháng chiến Hoàng Lê Kha trú đóng từ năm 1962. Chiến tranh, trường dời cứ nhiều nơi, lúc ở bên này sông thuộc xã Tà Păng, khi lại qua bên hữu ngạn thuộc địa bàn xã Đây Xoài. Hai địa bàn ấy nay là xã Phước Vinh và xã Biên Giới, huyện Châu Thành. Địa điểm ở lâu nhất được xác định là ngay gần bến Băng Dung. Vị trí cụ thể ngày nay cũng là một trường học- Trường tiểu học Phước Lộc.