27 thg 7, 2019

“Rình” ngắm chim cổ rắn, cò ma trong rừng tràm

Rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm 

Đầm rừng là vùng đất ngập nước tự nhiên còn sót lại của tỉnh An Giang, với chủ yếu là cây tràm và 140 loài thực vật khác 


Chim ở rừng có 70 loài thuộc 13 bộ và 3 họ. Trong đó có 2 loài quý hiếm là cò lạo Ấn Độ (giang sen), cò rắn (điêng điểng) như trong hình. 

Chim đầu rắn là loài quý hiếm, được xếp vào sách đỏ, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. 

Loài chim này có chiếc cổ dài đặc trưng 

Loài chim này thường sống ở những vùng đất ngập nước mênh mông nhiều tôm cá, phân bố khắp Đông Nam Á, nhưng số lượng còn ít.

Còn cổ rắn thường có bộ lông màu đen, cổ dài, mỏ nhọn, chân ngắn và có màng bơi. 

Theo lời các cán bộ kiểm lâm, dễ có đến 20 năm loài chim này vắng bóng, nay mới thấy lại chúng xuất hiện trong rừng ở đây. 

Trong rừng Trà Sư còn có cò ruồi (hay cò ma), thuộc họ Diệc, loài chim thường sống ở vùng có nhiệt độ ấm. 

Ngoài mùa sinh sản, cò ma có bộ lông trắng, mỏ vàng và chân màu vàng xám. Trong mùa sinh sản, chim trưởng thành chuyển sang màu cam trên lưng, ngực và đầu; còn mỏ, chân và mắt chuyển màu đỏ. 

Cò ruồi 

Chim bói cá 

Cồng cộc 

Cò nhạn (hay Cò ốc)- một loài chim thuộc họ Hạc. 

Cò nhạn sống ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn, ruộng lúa... 

Thức ăn chủ yếu của cò nhạn là các loại ốc, động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. 

Cò quăm 

Cò quăm đen, loài cò quăm phổ biến nhất 

Chim bìm bịp trong rừng tràm Trà Sư 

Chim khách (hay còn gọi là hỷ thước) 

Chim khách (hỷ thước) 

Trong rừng còn có chim trích cồ 

Trích cồ là loài chim đẹp: khi trưởng thành có màu xanh dương và xanh lá cây ở phần ức và bụng; chân, mỏ và trên đầu có màu đỏ tươi 

Rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của hơn 70 loài chim, trong đó có nhiều loài quý, hiếm. 

Vũ Tuấn Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét