11 thg 7, 2019

Có một ngôi đình và có những cái cây

Ngôi đình tọa lạc tại ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tên đình gọi theo tên xã là đình Tân Đông, nhưng người dân cũng gọi theo tên ấp là đình Gò Táo. Nằm ở nơi thôn xóm khá vắng vẻ, lại không phải là ngôi đình có giá trị kiến trúc hay giá trị lịch sử lớn nên dù ngôi đình tồn tại đã lâu mà ngoài dân địa phương hầu như không ai biết đến.

Sau năm 1975, ngôi đình đã hoang vắng lại càng trở nên hoang phế, kết cấu hư hỏng dần. Thế rồi cách đây khoảng 30 - 40 năm, xuất hiện ba cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc. Vào năm 1990 một cây bồ đề đã bị một số người gỡ về làm cảnh, người dân kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại. Nhờ có hai cây bồ đề tỏa tán lá rộng mà che mưa, che nắng cho mái ngói khỏi mục nát và xuống cấp theo thời gian.


Đến Đà Lạt nhất định phải ăn bánh căn

Người Đà Lạt có thói quen ăn sáng với món bánh căn. Đó cũng là thói quen buổi tối nhưng ít hơn, có lẽ để nhường chỗ cho du khách muốn được ngồi hít hà hơ tay bên lò lửa ấm than hồng.

Đến Đà Lạt sáng, tối phải ăn bánh căn

Gia đình chị Nguyễn Đặng Quỳnh Trang (28 tuổi, bìa trái) đã có bốn đời bán bánh căn - Ảnh: M.VINH

Dạo một vòng ở Đà Lạt, vào buổi sáng ở các con phố có nhiều tiệm bánh căn như Tăng Bạc Hổ, Nhà Chung, Đào Duy Từ thì thấy thực khách của món bánh căn đa số là người trẻ.

Con đường hoa tường vi chỉ 200m như một thế giới lạ

100 gốc hoa tường vi được trồng đan xen, tạo nên vòng hoa rực rỡ kéo dài hơn 200m đã trở thành địa điểm check - in không thể bỏ lỡ của các bạn trẻ Hà Thành trong tháng 7 này.

Con đường hoa tường vi đẹp mộng mơ như đưa du khách lạc vào xứ sở diệu kỳ - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Về Cà Mau thưởng thức quy trình làm món 'độc' tiết canh cua

Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua, thêm vào đó vị ngọt béo của gạch cua cho ta một hỗn hợp: mằn mặn, ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà miệng và tay còn dính nước biển.

Khi cua chín, gỡ lấy từng miếng nạc cua, cho vào đĩa để nguội rồi trộn với gia vị cho đậm đà

Tiết canh cua ra đời từ đâu? Ai là đầu bếp đầu tiên chế biến nên món ăn có hương vị rất riêng của miền đất cuối trời này?

Có lão ngư miệt biển kể lại rằng: Xưa kia, trong những chuyến đi biển dài ngày, khi nước uống trên thuyền cạn, không kịp trở về hoặc ghé đảo Hòn Khoai để lấy nước ngọt, người đi biển thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch bên trong để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn nước biển, lại không tanh.

Sướng hung với món bún nghệ chợ Đông Hà

Bún nghệ đơn giản chỉ là bún xào với nghệ giã ra, xào chung với lòng, tiết, gan, nội trường, dồi heo…, rắc thêm hành lá và lá hẹ cùng với củ nén, tất cả trộn chung vào một cái nồi hoặc cái thau nhôm đặt trên một cái bếp than nhỏ để giữ nóng.

Thau bún nghệ của cô bán bún, gồm bún, nghệ giã, lòng, dồi, tiết, gan heo,… Khi ăn chỉ cần trộn lại là có ngay một đĩa bún ngon nức nở.

Chiều chiều xuống chợ Đông Hà
Mần đĩa bún nghệ, rứa là sướng hung…

Kỳ bí dấu Chăm


10 thg 7, 2019

Tên đường nào ngắn nhất Việt Nam?

Lưu ý câu hỏi nhé: Tên đường nào ngắn nhất? chớ không phải Con đường nào ngắn nhất? Ý nói là tên đường nào có ít chữ cái nhất?

Ở đây ta không kể các tên đường bằng con số, vì kể như vậy thì nhiều lắm. Đặc biệt là tên đường ngắn nhất lại là con đường dài nhất. Đó là Quốc lộ 1, tên đường thì chỉ có mỗi con số 1 thôi mà dài tới 2.301 km! Cũng không kể luôn các tên đường bằng ký hiệu, như D1, D2, N1, N2... vì những tên đường này thì vô số mà không mang ý nghĩa gì đặc biệt. Tóm lại là chỉ xét những đường mang tên người hay sự kiện mà thôi.

Ở Biên Hòa có con đường mang tân Lê A (Lê A là một chiến sĩ du kích, hy sinh ở Long Khánh, Đồng Nai năm 1972 khi 19 tuổi). Tính ra là có 3 chữ cái L, E, A - chắc cũng thuộc loại ngắn nhứt Việt Nam. Nhưng xét cho kỹ thì tên đường này có 4 ký tự L, E, dấu cách, A. Như vậy vẫn dài hơn một tên đường khác chỉ có 3 ký tự thôi. Đó là đường WỪU.

Đường Wừu là một trong những con đường sầm uất ờ Pleiku. Trong ảnh là Trung tâm Hội nghị tiệc cưới trên đường Wừu.

Ngôi chùa đá 'năm không' ở Sài Gòn

Chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp) nổi tiếng bởi lối kiến trúc độc đáo: không mái, không trần, không cửa, không tường và cột. 

Chùa Kỳ Quang 2 được xây dựng từ năm 1926, có tên gọi ban đầu Thanh Châu Tự, vốn là một ngôi chùa làng ở quận Gò Vấp, TP HCM. Đến năm 2000, chùa được xây mới hoàn toàn trên diện tích rộng gần 7.500 . Toàn bộ kiến trúc do Thượng toạ Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa thiết kế. 

Ngôi chùa có tượng Phật giữ kỷ lục Việt Nam ở Nha Trang

Chùa Long Sơn có tuổi đời hơn trăm năm, sở hữu bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam. 

Chùa Long Sơn hay còn gọi là Phật trắng, Đằng Long Tự (đường 23/10, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) nằm dưới chân đồi Trại Thủy. Được xây dựng năm 1886, chùa trải qua nhiều lần trùng tu, hiện là điểm tham quan nổi tiếng, rộng hơn 3.000 
Kiến trúc chùa đậm chất Á Đông, với nhiều cây cối xung quanh. Chánh điện không quá nguy nga, nằm ở vị trí trung tâm. 

Cá lóc, chuột cống nhum nướng - món đáng thử khi về miền Tây

Cá lóc nướng rơm cho thịt ngọt thơm còn thịt chuột đồng dai mềm, đậm đà gia vị. 

Dưới đây là hai món ăn phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà du khách nên thử khi có dịp.

Cá lóc nướng rơm
Cá lóc (hay còn gọi là cá quả) là một món ăn dân dã của người Việt. Trong đó cá nướng trui, tức nướng mà không tẩm ướp gia vị, là món ăn bạn dễ thử khi về các tỉnh miền Tây.

Rơm rạ được ém xuống sát mặt đất một lớp để cá được nướng chín phần đầu trước. Ảnh: Di Vỹ.