8 thg 2, 2017

Chiêm ngưỡng 18 Bảo vật Quốc gia

Là đại diện cho các thời đại lịch sử, 18 bảo vật được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia phần nào phản ánh diện mạo lịch sử văn hóa, tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Mỗi cổ vật ẩn chứa thông điệp từ quá khứ, những câu chuyện thú vị dành cho người xem. 

Nhằm góp phần tôn vinh, quảng bá giá trị của các Bảo vật hiện có, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức sự kiện trưng bày đặc biệt: “Bảo vật quốc gia Việt Nam". 18 bảo vật được đặt trong không gian trưng bày trang trọng nhất của Bảo tàng ngay tại sảnh chính. Với những công nghệ chiếu sáng 3D hiện đại lần đầu được áp dụng, không gian trưng bày sự kiện đã đem lại cảm xúc rất mới với khách thăm quan. 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia lần đầu tiên trưng bày 18 bảo vật quốc gia đang lưu giữ. Các bảo vật gắn liền với quá trình hình thành quốc gia, dân tộc, từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây hàng nghìn nămđến thời quân chủ chuyên chế, các triều đại phong kiến, có hiện vật gắn liền với sự đấu tranh giải phóng dân tộc. Ảnh: Việt Cường

Làng miến đao Giới Phiên vào vụ Tết

Những người dân trong làng làm miến từ tháng 9 để có đủ sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết cổ truyền sắp tới.

Làng nghề miến đao Giới Phiên, Yên Bái có cách đây hơn một thập kỷ. Hương vị dai, giòn, không bị nhừ bở khi nấu cùng mùi thơm của củ dong trồng trên đất Giới Phiên khiến miến đao nơi đây được đông đảo du khách ưa chuộng. Vào dịp lễ, Tết, những con đường vào làng xóm, các sân phủ đầy các phên phơi miến. Toàn xã hiện nay có hơn 60 hộ làm miến thuộc hợp tác xã Miến đao Giới Phiên. 

Đào rừng bừng nở giữa trời sương mù Tây Bắc

Chưa đến Tết nhưng hoa đào phai đã nở hồng bên những sườn núi xanh ở Tây Bắc, khiến khung cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh.

Dù tiết trời sương mù, du khách lên Tây Bắc thời gian này vẫn dễ dàng nhận ra những cây đào đã bung nở hai bên đường. 

6 thg 2, 2017

Thăm dinh Vạn Thủy Tú tìm hiểu tục thờ cá Ông

Dinh Vạn Thủy Tú là một điểm du lịch khá nổi tiếng ở thành phố du lịch Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đến đây du khách có thể tìm hiểu về tục thờ cá Ông, một nét văn hóa - tín ngưỡng độc đáo của ngư dân vùng biển Nam Trung Bộ.

Dinh Vạn Thủy Tú nằm trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ gắn liền với lịch sử và văn hóa của nghề đi biển, đặc biệt là tục thờ cúng thần Nam Hải (cá Ông - cá voi) của ngư dân tỉnh Bình Thuận nói chung và Phan Thiết nói riêng.

Theo tín ngưỡng của cư dân đi biển vùng Nam Trung Bộ nói riêng và của người Việt nói chung, cá Ông chính là vị thủy thần thường hiện lên cứu giúp họ mỗi khi gặp phải phong ba bão táp, tai nạn trên biển, nên người đi biển rất sùng kính cá Ông, coi như một vị thần hộ mệnh. Vì thế, khi gặp cá Ông chết (tục gọi là cá Ông lụy - PV) người ta thường làm lễ chôn cất và thờ cúng rất thành kính.

5 thg 2, 2017

Ăn cá bò hòm ở Phan Thiết

Bạn có biết con cá này hông?


Ngư dân kêu nó là con cá bò hòm, bởi vì cái mặt nó giống con bò, còn cái mình nó vuông vuông như... cái hòm!

Loài cá này có ở dọc biển miền Nam Trung bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) nhưng có lẽ là hơi hiếm. Ở Sài Gòn, một số nhà hàng có nhưng giá hơi cao (khoảng 200.000 đến 250.000 đồng một ký) và không phải lúc nào cũng có. Phan Thiết (Bình Thuận) được coi là nơi nổi tiếng với đặc sản này, vì vậy khi tới đây tui ăn thử cho biết.

Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm

Không chỉ có những thiên đường mây bềnh bồng đầy cảm xúc, Tà Xùa mùa đông còn rực rỡ với những rặng trạng nguyên đỏ thắm. 

Trạng nguyên nơi đầu núi - Ảnh: Giang Nguyên 

Những năm gần đây, ở miền núi phía bắc, thiên đường mây Y Tý đã phải nhường chỗ cho một địa danh mới nổi, Tà Xùa (huyện Bắc Yên, Sơn La).

Ngọt lành bánh gai Tân Quang

Ngã ba Tân Quang, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Trên hành trình xa lắc giữa trời đông giá rét được dừng chân nhẩn nha chiếc bánh gai bên cốc chè xanh bốc khói thật không gì ngon bằng. 

Mỗi khi có xe dừng chân, những hàng bánh gai lại nhộn nhịp khách mua bán - Ảnh: V.N.A. 

9g sáng, xe dừng ở ngã ba Tân Quang, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Hành trình còn xa lắc nên anh lái xe bảo mọi người tranh thủ nghỉ ngơi chốc lát để tiếp tục lên đường. Phố nhỏ, những cửa hàng be bé và mấy hàng nước kê sẵn mấy chiếc ghế đơn sơ cho khách đường xa nghỉ ngơi, uống chè xanh.

Vịt dằm Chợ Lầu

Ảnh: Quốc Hanh

Món vịt dằm ở thị trấn Chợ Lầu (huyện Bắc Bình, Bình Thuận) đã trở thành một “thương hiệu ẩm thực” được nhiều người biết và tìm tới thưởng thức.

Để làm món vịt dằm, nguyên liệu chính dĩ nhiên phải là vịt. Nhưng phải vịt nuôi ở xứ đập Đồng Mới, hay xứ đồng Cà Giây, hai cánh đồng lúa ngút ngàn của huyện Bắc Bình chứ không dùng vịt nuôi công nghiệp. Bà Tám Xuân Hội là người dày kinh nghiệm nấu vịt dằm ở Chợ Lầu. 

'Miếng ngon trời đất' cá nanh heo nướng

“Nanh heo ăn dễ khó tìm/Miếng ngon trời đất dẫu gì nghe em”. Đời ngư phủ ở quê tôi, hiếm khi có niềm vui nào to lớn như việc hôm ấy bắt được con cá nanh heo. Chỉ cần nghe tới tên thôi là dân biển đủ hiểu, con cá ấy ngon tới cỡ nào, gây thèm thuồng, ghen tị ra sao. Cá nanh heo vốn chỉ là món quà cho những tay săn cá lão luyện và may mắn.

Độc đáo cá nanh heo nướng 

Làm ông Táo bằng đất nung ở làng nghề xứ Huế

Ở Thừa Thiên Huế có một làng nghề làm ông Táo bằng đất nung rất độc đáo mà có lẽ ít người biết đến...

Đó là làng Địa Linh nằm kề bên phố cổ Bao Vinh. Làng Địa Linh thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. 

Cứ mỗi dịp cuối năm, cả làng lại nhộn nhịp làm đất, phơi nắng, nung đất và tô màu những ông Táo để kịp đem ra chợ bán cho người dân

Trong quan niệm của người xưa, dù nhà nghèo hay giàu thì đến 23 tháng Chạp hàng năm đều làm lễ cúng đưa ông Táo về trời.

Công đoạn làm ra ông Táo cũng khá công phu, đòi hỏi người làm phải kiên nhẫn chịu khó. 

Mặc dù chỉ làm vào tháng Chạp nhưng đất thì phải chuẩn bị từ trước đó rất lâu. 

Đất lấy từ các vùng có đất đẹp, được cất để dành.

Khi làm thì phải cẩn thận lựa sỏi cát ra khỏi đất nếu không lúc nung sẽ bị nứt. 

Sau khi nhồi đất xong thì mang đi in, phơi nắng, sau đó đưa vào lò nung.

Việc nung ông Táo cũng rất cẩn trọng, lửa không được to cũng không quá nhỏ thì đất mới chín đều.

Sau khi nung, để nguội mới bắt đầu công đoạn vẽ hoàn thiện.

Ngày nay, nghề làm ông Táo còn ít người làm, nhất là các bạn trẻ bởi nó đòi hỏi sự kiên nhẫn tỉ mỉ cùng với thu nhập không đáng bao nhiêu. 

 Nổi tiếng ở làng Địa Linh là bác Đức và bác Nam. Nghề được cha truyền con nối qua mấy đời, các bác vẫn giữ nghề như một nét văn hóa của gia đình. 





Lê Huy Hoàng Hải