12 thg 2, 2017

Về làng hoa Tân Quy Đông ngày cận Tết 2017

Người ta nói rằng thời điểm hợp lý nhất để thăm làng hoa Tân Quy Đông, Sa Đéc là khoảng 10 - 15 ngày trước Tết. Thời điểm đó người trồng hoa chăm cho hoa vừa nở rộ để bán đi các nơi, nên vào vườn sẽ ngập tràn hương sắc hoa. Đi sớm hơn thì hoa chưa nở rộ, đi trễ hơn thì hoa đã bán hết rồi.

Một điều nữa là đến làng hoa thưởng ngoạn thì không giống như đi hội hoa Xuân hay đường hoa. Ở hội hoa Xuân, đường hoa người ta dựng nên các tiểu cảnh, mang hoa về đó trưng bày thật đẹp theo những ý tưởng đã được thiết kế. Do đó rất tập trung hương sắc hoa, có nhiều góc chụp ảnh rất đẹp. Còn ở làng hoa, hoa được trồng thành luống trong vườn của người dân. Nó trải rộng mênh mông, nó tự nhiên như hơi thở... Bước vào đây là sống cùng người dân, sống cùng cánh đồng hoa, đó là trải nghiệm hết sức lý thú.

Cận Tết 2015, tôi đã có dịp tới Tân Quy Đông đúng thời điểm như vậy và thật tuyệt vời.



Làng hoa Tân Quy Đông năm 2015

Năm nay, tôi lại chọn đúng thời điểm để đi, rủ thêm dì, anh em... Thế nhưng một chút hẫng đã xảy ra.

Mặc dù đã tính kỹ thời điểm, nhưng làng hoa ít hoa, nhiều giàn hoa trống trơn, còn những chỗ khác thì... hoa chưa nở...

Hoa đặt trên những giàn ở trên mặt nước như thế này. Tại thời điểm tôi đến thì nhiều giàn đã dở, trơ mặt nước, một số giàn trống không, hoa đã đem đi đâu mất. Nơi còn chậu thì chưa có hoa, ở xa xa kia mới thấy hoa vàng.

Hỏi thăm, người trồng hoa nói năm nay mưa thất thường, hoa nở sớm và bán hết rồi (chớ chẳng lẽ đợi tới Tết cho nó tàn?), còn số khác thì... không nở kịp. Chuyện này có lẽ ảnh hưởng khá lớn tới thu nhập của người trồng hoa, có điều khi trò chuyện thì họ vẫn vui vẻ, lạc quan.



Dù có hơi thất vọng một chút vì không như mong đợi, nhưng làng hoa vẫn là làng hoa, có những góc đẹp để chụp hình.





Và có lẽ cũng không nên bỏ qua những khoảnh khắc ở miền quê Nam bộ, phải không?


Những năm gần đây Sa Đéc tổ chức ngày hội làng hoa vào dịp cận Tết, đây là điều rất tích cực để giới thiệu về thủ phủ hoa Nam bộ (có thể là cả nước) này, thu hút đông du khách đến tham quan. Năm nay có thác hoa lớn nhất Việt Nam và nhiều công trình triển lãm khác. Tuy nhiên bài viết này chỉ nói về làng hoa thôi hà, nên không có hình ảnh những nơi đó nghen bạn.

Phạm Hoài Nhân

Zoodoo - Sở thú - quán cafe ở Lâm Đồng

Zoodoo sẽ khiến bạn phải liêu xiêu bởi con người, cảnh vật và động vật nơi đây... đều quá đỗi thú vị.

Sống ở Đà Lạt, có những lúc tôi đã tưởng mình đã hiểu thật kĩ khu vực này. Nhưng qua những chuyến đi loanh quoanh tranh thủ những ngày cuối tuần, dịp lễ Tết, tôi bỗng nhận ra rằng mảnh đất cao nguyên xinh đẹp ấy còn nhiều thứ mới mẻ, thú vị đáng khám phá. Trong số những thứ mới mẻ ấy có Zoodoo - một quán cà phê kiêm sở thú thân thiện "theo phong cách Australia" ở Lạc Dương, Lâm Đồng.

Tôi đến Zoodoo trong một chuyến đi đầu năm, vào khoảng 3 giờ chiều. Giờ này vốn không muộn để đi chơi, nhưng vì sở thú này đóng cửa lúc 4h nên cũng có thể coi là hơi muộn. Cũng may mà chúng tôi vẫn kịp giờ! Hành trình khám phá "sở thú Australia" rộng 16 ha bắt đầu thật nhanh dưới sự dưới sự hướng dẫn viên (zookeeper) đi cùng.

Xứ sở kangaroo tại Việt Nam

Ngôi nhà đầu tiên của kangaroo và những “cư dân” đáng yêu khác đến từ nước Úc, ZooDoo Dalat - cũng như bao người Việt Nam khác, đang tất bật chuẩn bị đón năm mới Đinh Dậu.

Kangaroo

Đối với những phượt thủ xe máy, trong đó có rất nhiều người nước ngoài, trong hành trình chiêm ngưỡng thiên nhiên từ Đà Lạt xuống Nha Trang hay ngược lại, ZooDoo Dalat là điểm dừng chân và cắm trại thú vị từ gần 1 năm qua.

Ngôi nhà đầu tiên của kangaroo và những “cư dân” đáng yêu khác đến từ nước Úc, ZooDoo Dalat - cũng như bao người Việt Nam khác, đang tất bật chuẩn bị đón năm mới 
Đinh Dậu.

11 thg 2, 2017

Đền Cùng giếng Ngọc - điểm đến linh thiêng

Đền Cùng giếng Ngọc là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh thu hút du khách thập phương dịp đầu xuân năm mới.

“Dù ai đi lễ bốn phương. Không bằng linh hiển thắp hương đền Cùng". Với những câu chuyện nhiệm màu, linh thiêng được kể bao đời, đền Cùng giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút dòng khách thập phương từ muôn nơi đổ về, nhất là dịp đầu xuân năm mới.

Quyến rũ những ô cửa Hội An

Những ô cửa điểm xuyết nhẹ nhàng trên viền cửa, mái hiên, hay những ban công lãng mạn… khiến Hội An lưu giữ những nét xưa cổ, trầm mặc…

Màn đêm dần trôi, Hội An tĩnh lặng nhưng đầy chất lãng mạn.

Hoa mận nở trắng bản làng Sơn La

Những ngày này ở Sơn La, sắc trắng hoa mận phủ khắp bản làng, đồi nương thu hút sự thích thú, tò mò của không ít du khách.

Đến hẹn lại lên, sau Tết nguyên đán tầm từ 4 -5 Tết là đến mùa hoa mận ở Sơn La nở. Trên những triền núi, những ngôi nhà của đồng bào Mông, Thái lấp ló trong bạt ngàn sắc trắng hoa mận tô đẹp thêm bức tranh mùa xuân Tây Bắc.

Đẹp ngỡ ngàng cọn nước Lai Châu

Không chỉ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cọn nước ở các bản làng tại Lai Châu còn là điểm khám phá của nhiều du khách đầu xuân.

Cọn nước ở các bản làng tại Lai Châu là điểm khám phá của nhiều du khách đầu xuân và là sản phẩm du lịch mới trong chuỗi sản phẩm du lịch cộng đồng Tây Bắc năm 2017.

10 thg 2, 2017

Đứng ngó Mũi Dinh

Thiệt ra mục tiêu chính ban đầu của tụi tui không phải là ra ngắm hải đăng Mũi Dinh, mà là tới thăm đồng cừu ở Sơn Hải. Phải tội là sáng đó đủng đỉnh ở mỗi nơi quá lâu nên khi ra tới nơi có đồng cừu thì tới giờ cừu... vô chuồng hết rồi. Vậy nên chạy thẳng ra con đường ven biển ngắm hải đăng mũi Dinh luôn.

Xin giới thiệu một chút về con đường ven biển này: 

Tuyến đường ven biển Ninh Thuận dài 106,4 km. Điểm đầu tuyến giao với quốc lộ 1A tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, điểm cuối tuyến giao với quốc lộ 1A tại xã Cà Ná, huyện Thuận Nam gần ranh giới tỉnh Bình Thuận. Toàn tuyến được thông xe ngày 16/4/2015.

Đường ven biển Ninh Thuận. Ảnh: Báo Giao thông

Như vậy tuyến đường này chạy dọc bờ biển Ninh Thuận suốt từ Bắc xuống Nam, tạo thành một tuyến đường du lịch ngắm biển tuyệt đẹp, đồng thời mang tính chất một con đường quốc phòng nữa. Tuyến đường chỉ mới thông xe hơn một năm, còn mới tinh!

Nhẹ bụng với gỏi ruốc cà chua xanh ngày tết

Khi đã ngán thức ăn thừa đạm và mỡ, món gỏi ruốc trộn cà chua xanh với vị mặn mòi biển cả quyện hương đồng nội giúp thực khách nhẹ bụng trong những ngày tết. 

Những rổ ruốc tươi rói vừa được vớt lên từ biển - Ảnh: Minh Kỳ 

Cận tết, nhiều ngư dân Quảng Ngãi hành nghề lưới trũ gần bờ trúng đậm ruốc biển.

Sau cả đêm kéo lưới, họ vội vã quay thuyền vào bến, những rổ ruốc được chuyển vào bờ. Và thật thích khi đi đâu cũng gặp cảnh phụ nữ làng chài trải lưới nhựa phơi khô ruốc dưới nắng xuân hanh vàng.

Buổi sáng đuổi theo mây và sương ​ở Tân Hà

Sương là là trên những ngọn cây, các mái nhà, sương lảng bảng trên vườn cà phê và đồng cỏ... Buổi sáng hôm ấy, tôi đã mải miết chạy theo mù sương và lạc lối ở Tân Hà, Lâm Đồng. 

Buổi sáng, một màn sương trắng như sữa phủ ngang ngọn đồi nhỏ - Ảnh: TRÂN DUY 

Chiếc xe máy chạy từ Bảo Lộc sang Lâm Hà bỗng khùng khục giữa đường. Tôi dắt bộ đi và hỏi thăm người dân địa phương.

“Bức tranh” Tà Pạ

Rời quán cà phê góc phố núi thị trấn Tri Tôn, An Giang, chạy xe gắn máy trên đường Trần Hưng Đạo chẳng bao xa, nơi ngã ba có cây lâm vồ cổ thụ tỏa bóng rợp, chúng tôi rẽ trái vào con đường lót đá xanh chẻ. Cuối đường nơi có một ông Chằn mặt mày dữ tợn đứng, đó là đường lên chùa Tà Pạ, thuộc xã núi Tô, với chiếc cổng đậm bản sắc đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.


Chùa Tà Pạ, có tên chính thức là chùa Chưn Num, người địa phương gọi là chùa Núi – một ngôi chùa theo Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) của đồng bào dân tộc Khmer. Chưn Num là ngôi chùa cổ, đã được xây dựng theo cách “tàm thực”, tức quyên tiền tới đâu, xây dựng tới đó. Chùa xây theo kiến trúc Khmer, toàn bằng đá, vẻ đẹp của nơi mới tu bổ át mất nét hoang tàn của những nơi chưa được tôn tạo. Các kiến trúc ở chùa đều do hòa thượng trụ trì – Sư cả Chau Xưng – thiết kế. Trong khuôn viên chùa, sư trụ trì còn thiết kế rải rác những tượng, quần tượng thể hiện các đoạn đường đi tìm chân lý của Phật Thích Ca, cùng những bức tượng rút ra từ truyền thuyết dân tộc Khmer.

Lữ quán giữa rừng sâu

Nhiều người nói đường đến Ma Rừng Lữ Quán ở Đà Lạt rất khó khăn, cho nên bao nhiêu lần ghé Đà Lạt tôi đều chuyển hướng đi nơi khác. Nhưng rồi sự tò mò trong một cuộc hành trình rong chơi đã khiến tôi tìm tới nơi này.


Bảng hướng dẫn chỉ khách theo con đường đi suối Vàng, rồi tới ngã ba thì rẽ vào con đường đi tới Ma Rừng Lữ Quán. Thế là đi. Cho đến khi gặp ngã rẽ, tôi bắt đầu đi vào một con đường vô cùng chông chênh. Thật ngạc nhiên, chính cái sự chông chênh của đoạn đường dài 2,5 km đó khiến hành trình tìm đến địa điểm này thêm thú vị. Con đường đầy đất và sỏi, bị mưa lũ làm cho lở lói, trơn trợt. Chiếc xe máy của tôi cứ trèo lên cao rồi rà thắng bám đất để xuống dốc, cuối cùng cũng tới.

8 thg 2, 2017

Qua đèo Khánh Vĩnh ngày mưa giông

1.
Trước kia, từ Nha Trang qua Đà Lạt phải đi hành trình Nha Trang - Phan Rang theo quốc lộ 1, rồi theo quốc lộ 27 qua đèo Ngoạn Mục để tới Đà Lạt, lộ trình dài khoảng 220 km.

Năm 2002, chính quyền 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng thống nhất mở tuyến đường mới nối liền thành phố biển Nha Trang với thành phố hoa Đà Lạt. Con đường được khởi công năm 2004 và hoàn tất tháng 4 năm 2007. Con đường này đi tắt, vượt qua những dãy núi cao, rút ngắn lộ trình chỉ còn 135 km. Vì đi qua núi nên cung đường qua một con đèo dài, rất dài, dài nhất Việt Nam: 33 km (con đèo dài thứ nhì Việt Nam là đèo Pha Đin, dài 32 km). Chẳng những dài, đèo này còn cao nữa. Ở phía Nha Trang, đèo bắt đầu ở độ cao 200 met tại Khánh Lê, và lên dần đến độ cao gần 1.700 met, sau đó xuống dần một chút về phía Lạc Dương (Lâm Đồng) tới độ cao 1.500 met là hết (Đà Lạt ở độ cao này).

Đèo Khánh Vĩnh. Ảnh Panoramio.com

Miền Tây ngoài cổ hủ dừa còn cổ hủ khóm ngon dữ dằn

Ngoài cổ hủ dừa, món ăn đậm chất hương đồng cỏ nội, gần đây bà con ở các vùng trồng khóm còn sử dụng phần ngọn của những cây khóm để róc lá lấy cổ hủ chế biến thành nhiều món ăn độc đáo. 

Cổ hủ khóm tươi - Ảnh: Hoài Vũ 

Trong bữa ăn của người Việt, sau lúa gạo, thịt, cá thì đến rau quả. “Đói ăn rau, đau uống thuốc” là vì thế.

Sản vật Tết Việt

Từ xa xưa, cứ đến dịp Tết Nguyên đán, người Việt lại có thú vui tìm chọn các loại sản vật thơm ngon, quý hiếm, trước là để dâng cúng tổ tiên, sau là cả gia đình sum vầy thưởng thức. Thú vui ấy lâu ngày biến thành một nét văn hóa mang tính truyền thống khá thú vị, bởi nó không chỉ phản ánh cái thú ăn, thú chơi tao nhã của người Việt, mà qua đó còn phản ánh được bản sắc văn hóa Tết của từng vùng miền. 

Thời phong kiến, sản vật ngày Tết dành cho vua chúa và những gia đình quyền quý là những thứ của ngon vật lạ ở trên 
rừng dưới bể như ba ba, đồi mồi, sâm cầm, tổ yến, gà chín cựa… Còn những món dân dã như “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” thì nhà nào cũng có, không phân biệt sang hèn. 
Ngày Tết người miền Nam thường bày mâm ngũ quả cúng tổ tiên với bốn loại trái cây chính là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Bởi theo cách phát âm của người miền Nam thì tên của bốn loại quả này đồng âm với 4 chữ “cầu, vừa, đủ, xài”, ý chỉ sự cầu mong tài lộc nhưng cũng chỉ ở mức vừa đủ chứ không tham nhiều. Ngoài ra, mâm ngũ quả còn có thêm 3 trái thơm (dứa) làm chân đế ở bên dưới để thể hiện sự vững vàng.
Cái thú sưu tầm những của ngon, món lạ vào ngày Tết của người Việt cũng phát triển theo thời gian. Xưa chỉ cần bánh chưng, dưa hành, câu đối đỏ là đã có vị Tết. Nay ngoài những món trên, người Việt còn có thêm nhiều thứ của ngon vật lạ khác như: gà Đông Tảo, bưởi Diễn, đào Nhật Tân, Phật thủ, chuối Đại Hoàng…. (miền Bắc); hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, các món ăn cung đình…. (miền Trung); hoa mai, bưởi Tân Hồng, bánh tét, gà kỳ lân… (miền Nam). Thậm chí, khi cuộc sống đủ đầy, nhiều người còn săn tìm cả những sản vật quý hiếm, đắt tiền như tổ yến, cá anh vũ, cá lăng, gà chín cựa… tức những thứ xa xỉ xưa chỉ dành cho vua chúa, để ăn và chơi Tết. Thế mới biết, đất nước phát triển, người dân ăn Tết chả kém gì vua chúa ngày xưa là mấy.

Hoa đào Nhật Tân, một sản vật nổi tiếng không thể thiếu vào dịp Tết của đất Hà thành. Ảnh: Nguyễn Thắng

Khám phá làng quê châu Âu ở Lâm Đồng

Nông trại Dalat Milk (Dalat Milk Farm) thuộc xã Tutra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đồng cỏ mênh mông xanh mướt nằm bên hồ, phía xa là ngọn núi phủ mây trắng xóa, không khí trong lành, dịu mát như đưa du khách trở về khung cảnh thôn quê châu Âu giữa cao nguyên Lâm Viên. 

Nông trại Dalat Milk nằm cách Tp. Đà Lạt khoảng 25km về phía Nam, du khách đi quốc lộ 20 rồi rẽ trái vào hướng huyện Đơn Dương. Từ ngoài cổng vào Nông trại Dalat Milk, du khách đi theo một lối nhỏ lát đá dẫn đến ngôi nhà theo lối kiến trúc Tây phương xây bằng gạch đỏ. Đây chính là nhà máy chế biến sữa của Công ty Vinamilk. Không gian xung quanh ngôi nhà càng trở nên cổ kính và êm đềm trong ánh nắng cao nguyên vàng như rót mật. 

Nông trại Dalat Milk gợi cảm giác về một làng quê châu Âu giữa cao nguyên Lâm Đồng.

Chiêm ngưỡng 18 Bảo vật Quốc gia

Là đại diện cho các thời đại lịch sử, 18 bảo vật được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia phần nào phản ánh diện mạo lịch sử văn hóa, tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Mỗi cổ vật ẩn chứa thông điệp từ quá khứ, những câu chuyện thú vị dành cho người xem. 

Nhằm góp phần tôn vinh, quảng bá giá trị của các Bảo vật hiện có, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức sự kiện trưng bày đặc biệt: “Bảo vật quốc gia Việt Nam". 18 bảo vật được đặt trong không gian trưng bày trang trọng nhất của Bảo tàng ngay tại sảnh chính. Với những công nghệ chiếu sáng 3D hiện đại lần đầu được áp dụng, không gian trưng bày sự kiện đã đem lại cảm xúc rất mới với khách thăm quan. 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia lần đầu tiên trưng bày 18 bảo vật quốc gia đang lưu giữ. Các bảo vật gắn liền với quá trình hình thành quốc gia, dân tộc, từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây hàng nghìn nămđến thời quân chủ chuyên chế, các triều đại phong kiến, có hiện vật gắn liền với sự đấu tranh giải phóng dân tộc. Ảnh: Việt Cường

Làng miến đao Giới Phiên vào vụ Tết

Những người dân trong làng làm miến từ tháng 9 để có đủ sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết cổ truyền sắp tới.

Làng nghề miến đao Giới Phiên, Yên Bái có cách đây hơn một thập kỷ. Hương vị dai, giòn, không bị nhừ bở khi nấu cùng mùi thơm của củ dong trồng trên đất Giới Phiên khiến miến đao nơi đây được đông đảo du khách ưa chuộng. Vào dịp lễ, Tết, những con đường vào làng xóm, các sân phủ đầy các phên phơi miến. Toàn xã hiện nay có hơn 60 hộ làm miến thuộc hợp tác xã Miến đao Giới Phiên. 

Đào rừng bừng nở giữa trời sương mù Tây Bắc

Chưa đến Tết nhưng hoa đào phai đã nở hồng bên những sườn núi xanh ở Tây Bắc, khiến khung cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh.

Dù tiết trời sương mù, du khách lên Tây Bắc thời gian này vẫn dễ dàng nhận ra những cây đào đã bung nở hai bên đường. 

6 thg 2, 2017

Thăm dinh Vạn Thủy Tú tìm hiểu tục thờ cá Ông

Dinh Vạn Thủy Tú là một điểm du lịch khá nổi tiếng ở thành phố du lịch Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đến đây du khách có thể tìm hiểu về tục thờ cá Ông, một nét văn hóa - tín ngưỡng độc đáo của ngư dân vùng biển Nam Trung Bộ.

Dinh Vạn Thủy Tú nằm trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ gắn liền với lịch sử và văn hóa của nghề đi biển, đặc biệt là tục thờ cúng thần Nam Hải (cá Ông - cá voi) của ngư dân tỉnh Bình Thuận nói chung và Phan Thiết nói riêng.

Theo tín ngưỡng của cư dân đi biển vùng Nam Trung Bộ nói riêng và của người Việt nói chung, cá Ông chính là vị thủy thần thường hiện lên cứu giúp họ mỗi khi gặp phải phong ba bão táp, tai nạn trên biển, nên người đi biển rất sùng kính cá Ông, coi như một vị thần hộ mệnh. Vì thế, khi gặp cá Ông chết (tục gọi là cá Ông lụy - PV) người ta thường làm lễ chôn cất và thờ cúng rất thành kính.

5 thg 2, 2017

Ăn cá bò hòm ở Phan Thiết

Bạn có biết con cá này hông?


Ngư dân kêu nó là con cá bò hòm, bởi vì cái mặt nó giống con bò, còn cái mình nó vuông vuông như... cái hòm!

Loài cá này có ở dọc biển miền Nam Trung bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) nhưng có lẽ là hơi hiếm. Ở Sài Gòn, một số nhà hàng có nhưng giá hơi cao (khoảng 200.000 đến 250.000 đồng một ký) và không phải lúc nào cũng có. Phan Thiết (Bình Thuận) được coi là nơi nổi tiếng với đặc sản này, vì vậy khi tới đây tui ăn thử cho biết.

Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm

Không chỉ có những thiên đường mây bềnh bồng đầy cảm xúc, Tà Xùa mùa đông còn rực rỡ với những rặng trạng nguyên đỏ thắm. 

Trạng nguyên nơi đầu núi - Ảnh: Giang Nguyên 

Những năm gần đây, ở miền núi phía bắc, thiên đường mây Y Tý đã phải nhường chỗ cho một địa danh mới nổi, Tà Xùa (huyện Bắc Yên, Sơn La).

Ngọt lành bánh gai Tân Quang

Ngã ba Tân Quang, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Trên hành trình xa lắc giữa trời đông giá rét được dừng chân nhẩn nha chiếc bánh gai bên cốc chè xanh bốc khói thật không gì ngon bằng. 

Mỗi khi có xe dừng chân, những hàng bánh gai lại nhộn nhịp khách mua bán - Ảnh: V.N.A. 

9g sáng, xe dừng ở ngã ba Tân Quang, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Hành trình còn xa lắc nên anh lái xe bảo mọi người tranh thủ nghỉ ngơi chốc lát để tiếp tục lên đường. Phố nhỏ, những cửa hàng be bé và mấy hàng nước kê sẵn mấy chiếc ghế đơn sơ cho khách đường xa nghỉ ngơi, uống chè xanh.

Vịt dằm Chợ Lầu

Ảnh: Quốc Hanh

Món vịt dằm ở thị trấn Chợ Lầu (huyện Bắc Bình, Bình Thuận) đã trở thành một “thương hiệu ẩm thực” được nhiều người biết và tìm tới thưởng thức.

Để làm món vịt dằm, nguyên liệu chính dĩ nhiên phải là vịt. Nhưng phải vịt nuôi ở xứ đập Đồng Mới, hay xứ đồng Cà Giây, hai cánh đồng lúa ngút ngàn của huyện Bắc Bình chứ không dùng vịt nuôi công nghiệp. Bà Tám Xuân Hội là người dày kinh nghiệm nấu vịt dằm ở Chợ Lầu. 

'Miếng ngon trời đất' cá nanh heo nướng

“Nanh heo ăn dễ khó tìm/Miếng ngon trời đất dẫu gì nghe em”. Đời ngư phủ ở quê tôi, hiếm khi có niềm vui nào to lớn như việc hôm ấy bắt được con cá nanh heo. Chỉ cần nghe tới tên thôi là dân biển đủ hiểu, con cá ấy ngon tới cỡ nào, gây thèm thuồng, ghen tị ra sao. Cá nanh heo vốn chỉ là món quà cho những tay săn cá lão luyện và may mắn.

Độc đáo cá nanh heo nướng 

Làm ông Táo bằng đất nung ở làng nghề xứ Huế

Ở Thừa Thiên Huế có một làng nghề làm ông Táo bằng đất nung rất độc đáo mà có lẽ ít người biết đến...

Đó là làng Địa Linh nằm kề bên phố cổ Bao Vinh. Làng Địa Linh thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. 

Cứ mỗi dịp cuối năm, cả làng lại nhộn nhịp làm đất, phơi nắng, nung đất và tô màu những ông Táo để kịp đem ra chợ bán cho người dân

Trong quan niệm của người xưa, dù nhà nghèo hay giàu thì đến 23 tháng Chạp hàng năm đều làm lễ cúng đưa ông Táo về trời.

Công đoạn làm ra ông Táo cũng khá công phu, đòi hỏi người làm phải kiên nhẫn chịu khó. 

Mặc dù chỉ làm vào tháng Chạp nhưng đất thì phải chuẩn bị từ trước đó rất lâu. 

Đất lấy từ các vùng có đất đẹp, được cất để dành.

Khi làm thì phải cẩn thận lựa sỏi cát ra khỏi đất nếu không lúc nung sẽ bị nứt. 

Sau khi nhồi đất xong thì mang đi in, phơi nắng, sau đó đưa vào lò nung.

Việc nung ông Táo cũng rất cẩn trọng, lửa không được to cũng không quá nhỏ thì đất mới chín đều.

Sau khi nung, để nguội mới bắt đầu công đoạn vẽ hoàn thiện.

Ngày nay, nghề làm ông Táo còn ít người làm, nhất là các bạn trẻ bởi nó đòi hỏi sự kiên nhẫn tỉ mỉ cùng với thu nhập không đáng bao nhiêu. 

 Nổi tiếng ở làng Địa Linh là bác Đức và bác Nam. Nghề được cha truyền con nối qua mấy đời, các bác vẫn giữ nghề như một nét văn hóa của gia đình. 





Lê Huy Hoàng Hải

19 thg 1, 2017

Mẫu Tam phủ - Di sản của niềm tin và khát vọng

Ngày 1/12/2016, Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một tín ngưỡng bản địa thuần Việt tôn thờ nữ thần, người mẹ của thiên nhiên, thông qua hình ảnh Thánh Mẫu, một vị thần tối cao có quyền năng sáng tạo, cai quản và phù trợ cho con người. Đặc biệt, hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ với đỉnh cao là nghệ thuật hầu đồng huyền bí, chứa đựng niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt của con người, đã làm nên nét đặc sắc và sức sống trường tồn cho loại hình tín ngưỡng đặc biệt này.

Phủ Dầy - trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Tháng Tám âm lịch hàng năm người Việt có lễ giỗ Cha để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Trần, và tháng Ba âm lịch giỗ Mẹ để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lí uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.

Bảo tàng văn hóa của người Churu

Linh mục Nguyễn Đức Ngọc là người khởi xướng thành lập Bảo tàng để lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc Churu ở Tây Nguyên. Bảo tàng văn hóa Churu là địa chỉ tham quan, khám phá hấp dẫn mỗi khi du khách đến huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). 

Có mặt trên vùng đất của người Churu ở Đơn Dương từ năm 1972, linh mục Nguyễn Đức Ngọc đã bắt đầu học tiếng nói, chữ viết, lối sống, phong tục, tập quán của người Churu bản địa. Với những trải nghiệm, hiểu biết của mình, ông đã thấy cái đẹp, sự phong phú trong văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Churu cần phải được bảo tồn, gìn giữ để không bị mai một theo thời gian. Và khi chính thức trở thành linh mục giáo xứ Ka Đơn vào năm 1998, ông đã có điều kiện để thực hiện ý tưởng thu thập các hiện vật và tạo nên một Bảo tàng văn hóa Churu đồ sộ như hiện nay. 
Bảo tàng văn hóa của người Churu (thôn Doom A, xã Lạc Xuân) trưng bày hàng nghìn hiện vật trên nhiều lĩnh vực như: lễ hội, nhạc cụ, ẩm thực, phục trang... Tất cả các hiện vật đã thể hiện một bề dày truyền thống văn hóa trong cuộc sống của đồng bào Churu trên vùng đất cao nguyên trải qua nhiều thế hệ.
Linh mục Nguyễn Đức Ngọc đã tập hợp các già làng người Churu có trình độ để đi tìm, sưu tập hiện vật. Sau gần 20 năm, Bảo tàng văn hóa của người Churu đã hình thành với diện tích gần 40 m2 hiện đang trưng bày nhiều hiện vật có giá trị được hệ thống, sắp xếp theo từng chủ đề và gọi tên bằng cả tiếng Việt và tiếng Churu. Nhờ vậy, đồng bào Churu cũng như đồng bào các dân tộc khác sống trong vùng và du khách dễ dàng đến tìm hiểu, tham quan.

Đồ trang sức của phụ nữ dân tộc Churu được trưng bày tại Bảo tàng.

Trẻ em H'Mông xúng xính đón tết ở Mộc Châu

Không khí Tết người H'Mông ở Mộc Châu (Sơn La) vừa rực rỡ sắc màu với trang phục dân tộc, vừa nhộn nhịp bởi trẻ em và người lớn đều ăn uống, vui chơi .

Đến Việt Nam dịp Tết du khách không thể bỏ qua cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa phong phú.