Nhắc đến Hà Giang là mọi người thường nghĩ ngay đến hoa tam giác mạch. Loài được bao người yêu thích, bởi mỗi độ thu về hoa phủ tràn sắc tím hồng khắp miền rẻo cao của Hà Giang. Được người dân vùng núi Hà Giang trồng làm lương thực cho gia súc, hạt dùng ủ men rượu và làm thứ bánh tam giác mạch tuyệt ngon.
26 thg 9, 2017
Bánh tam giác mạch
Khi đến Hà Giang vào mùa hoa tam giác mạch nở chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị, nhất là được thưởng thức loại bánh đặc biệt từ loài hoa yêu thích bạt ngàn cao nguyên đá.
Làng rèn Đa Sỹ
Nằm bên dòng sông Nhuệ thuộc quận Hà Đông (Hà Nội), làng cổ Đa Sỹ từ lâu được biết đến với nghề rèn truyền thống. Những năm gần đây, với việc đa dạng các sản phẩm dao, kéo đã tăng thu nhập cho các hộ dân nơi đây.
Chạy dọc từ Đình Đa Sỹ đi sâu vào trong làng, đã nghe thấy những âm thanh rộn vang của tiếng búa, tiếng xè xè của máy mài vang lên từ các xưởng rèn.
Theo ông Hoàng Quốc Chính - Chủ tịch Hiệp hội làng Rèn truyền thống Đa Sỹ cho biết, làng có khoảng 900 hộ làm nghề rèn với số lượng lao động địa phương và lân cận khoảng 5000 người. Sản phẩm rèn tập trung vào hai mặt hàng chính là dao, kéo đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, kích thước.
Để làm được những sản phẩm tưởng chừng đơn giản ấy, những người thợ rèn Đa Sỹ đã phải trải qua rất nhiều công đoạn gia công. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm nhưng nguyên liệu làm rèn phổ biến là gỗ để làm cán và thép làm sản phẩm.
Theo cô Lê Thị Tâm - một thợ rèn có 40 năm làm nghề thì nguyên liệu tốt nhất là những chiếc nhíp xe đã hết thời hạn sử dụng.
Chạy dọc từ Đình Đa Sỹ đi sâu vào trong làng, đã nghe thấy những âm thanh rộn vang của tiếng búa, tiếng xè xè của máy mài vang lên từ các xưởng rèn.
Các sản phẩm rèn của làng Đa Sĩ hiện diện từ Bắc vào Nam và xuất khẩu sang một số quốc gia trên thế giới như Đức, Pháp, Úc…
|
Theo ông Hoàng Quốc Chính - Chủ tịch Hiệp hội làng Rèn truyền thống Đa Sỹ cho biết, làng có khoảng 900 hộ làm nghề rèn với số lượng lao động địa phương và lân cận khoảng 5000 người. Sản phẩm rèn tập trung vào hai mặt hàng chính là dao, kéo đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, kích thước.
Để làm được những sản phẩm tưởng chừng đơn giản ấy, những người thợ rèn Đa Sỹ đã phải trải qua rất nhiều công đoạn gia công. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm nhưng nguyên liệu làm rèn phổ biến là gỗ để làm cán và thép làm sản phẩm.
Theo cô Lê Thị Tâm - một thợ rèn có 40 năm làm nghề thì nguyên liệu tốt nhất là những chiếc nhíp xe đã hết thời hạn sử dụng.
Người thợ rèn làng Đa Sỹ lấy sắt về duỗi, cắt để rèn ra những mẻ dao mới.Trước đây nguyên liệu được người dân tận dụng từ những chiếc nhíp xe ô tô bỏ đi, sau này là tôn, thiếc, phần lớn được nhập từ Thạch Thất (Hà Nội)và Nam Định.
Những trải nghiệm ở hồ Thủy điện Tuyên Quang
Điều đặc biệt là ở bất kì điểm nào, góc độ nào ở hồ Thủy điện Tuyên Quang, du khách cũng có những bức ảnh đẹp.
Đập Thủy điện Tuyên Quang, điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá
hồ nước mang trong mình hàng trăm câu chuyện cổ và những điều kỳ thú của
thiên nhiên.
Cảnh sắc hùng vĩ mà nên thơ của miền biên giới Cao Bằng
Là tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc, với cảnh sắc hùng vĩ nên thơ của núi rừng sông suối, Cao Bằng là điểm đến không thể bỏ qua của dân phượt.
Hồ Thang Hen nằm tại huyện Trà Lĩnh (cách TP Cao Bằng
30km) - trong tiếng Tày có nghĩa là “Đuôi ong” do nhìn từ trên cao hình
dáng của hồ giống đuôi của một chú ong.
24 thg 9, 2017
Chuyện phục hồi chiêng đôi của dân tộc Cor
Trong các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tiết mục đấu chiêng đôi là một trong những tiết mục đặc sắc nhất. Tuy nhiên, tại vùng đồng bào Cor ở Bắc Trà My, Quảng Nam, từ lâu, nghệ thuật đấu chiêng đôi đã bị thất truyền.
Và chính các nghệ nhân ở Trà Bồng, Quảng Ngãi đã truyền dạy cho những người đồng tộc ở xã Trà Kót, Bắc Trà My, để hôm nay, nghệ thuật diễn tấu này sống lại ở cộng đồng người Cor.
Đấu chiêng - Nghệ thuật đặc sắc của người Cor
Với người Cor, hầu như gia đình nào cũng có người biết nhạc và múa. Thế giới của âm thanh chừng như hiện diện ở nhiều nơi trong cộng đồng Cor. Nhạc, múa, trò diễn của người Cor có khi là sinh hoạt thường ngày, có khi gắn với mục đích thực dụng như xua đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, có khi lại gắn với nghi lễ thiêng liêng. Trong nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, người Cor đã sáng tạo ra một cách diễn tấu đặc sắc, mang đậm dấu ấn tộc người. Mỗi dịp lễ hội thì tiết mục đấu chiêng luôn được đồng bào chờ đợi, người chơi luôn hào hứng, thể hiện tài năng của mình.
Và chính các nghệ nhân ở Trà Bồng, Quảng Ngãi đã truyền dạy cho những người đồng tộc ở xã Trà Kót, Bắc Trà My, để hôm nay, nghệ thuật diễn tấu này sống lại ở cộng đồng người Cor.
Đấu chiêng - Nghệ thuật đặc sắc của người Cor
Với người Cor, hầu như gia đình nào cũng có người biết nhạc và múa. Thế giới của âm thanh chừng như hiện diện ở nhiều nơi trong cộng đồng Cor. Nhạc, múa, trò diễn của người Cor có khi là sinh hoạt thường ngày, có khi gắn với mục đích thực dụng như xua đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, có khi lại gắn với nghi lễ thiêng liêng. Trong nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, người Cor đã sáng tạo ra một cách diễn tấu đặc sắc, mang đậm dấu ấn tộc người. Mỗi dịp lễ hội thì tiết mục đấu chiêng luôn được đồng bào chờ đợi, người chơi luôn hào hứng, thể hiện tài năng của mình.
Các nghệ nhân dân tộc Cor huyện Trà Bồng thi tài đấu chiêng đôi trong Lễ hội văn hóa dân tộc Cor tại bắc Trà My.
Những người giữ lửa làng nghề làm trống Trung Thu
Cả làng còn năm nhà giữ nghề làm trống Trung Thu, và cung cấp trống cho thị trường khắp 63 tỉnh thành.
Làng Ông Hảo (còn gọi là làng Hảo), xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên từ lâu nổi tiếng với nghề làm trống Trung Thu. Trống được làm ra với nhiều kích thước khác nhau. Hiện cả làng còn vài hộ làm trống theo đầy đủ các công đoạn.
Qua đèo vượt dốc đến Bản Phùng ngắm lúa thu
Nằm cách xa quốc lộ, Bản Phùng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi vào thu, với những ruộng lúa bậc thang trùng điệp giữa mây khói vùng cao.
Bản Phùng là một xã nằm gần biên giới, thuộc địa phận huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, du khách phải men theo một con đèo nhỏ dài gần 30 km vắt ngang núi mới đến được trung tâm xã.
Bí ẩn 9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn bên chân núi Đọi
9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn này nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ “Cửu”. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng.
Nằm cách thành phố Phủ Lý hơn 10km, xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với làng nghề “trống Đọi Tam”, ngôi chùa cổ Long Đọi Sơn với hơn 1000 năm lịch sử, và lễ hội “Tịch Điền” vua xuống đi cày hàng năm vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch cầu mùa màng bội thu.
Ngoài ra, Đọi Tam còn nổi tiếng với 9 chiếc giếng bên chân núi Đọi chưa bao giờ cạn và được mệnh danh là “9 mắt rồng” có từ thủa xa xưa.
Về Đọi Tam hỏi thăm về 9 chiếc giếng được mệnh danh là “9 mắt rồng", bên chân núi Đọi, những người dân nơi đây sẽ kể vanh vách về truyền thuyết của 9 giếng nước chưa bao giờ cạn đã gắn bó với họ từ thuở “khai thiên lập địa”.
Nằm cách thành phố Phủ Lý hơn 10km, xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với làng nghề “trống Đọi Tam”, ngôi chùa cổ Long Đọi Sơn với hơn 1000 năm lịch sử, và lễ hội “Tịch Điền” vua xuống đi cày hàng năm vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch cầu mùa màng bội thu.
Ngoài ra, Đọi Tam còn nổi tiếng với 9 chiếc giếng bên chân núi Đọi chưa bao giờ cạn và được mệnh danh là “9 mắt rồng” có từ thủa xa xưa.
Về Đọi Tam hỏi thăm về 9 chiếc giếng được mệnh danh là “9 mắt rồng", bên chân núi Đọi, những người dân nơi đây sẽ kể vanh vách về truyền thuyết của 9 giếng nước chưa bao giờ cạn đã gắn bó với họ từ thuở “khai thiên lập địa”.
Cả 9 chiếc giếng nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ Cửu. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng.
22 thg 9, 2017
"Ngôi nhà Bá Kiến" hơn 100 năm tuổi ở "làng Vũ Đại"
Hơn 1 thế kỷ trôi qua, ngôi nhà của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” không hề xuống cấp.
Nhà của Bá Kiến là ngôi nhà thời kiểu thôn quê Bắc Bộ những năm đầu thế kỷ 20, xây trên một khu đất rộng chừng 900 m2 (tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nhà có mặt nhìn về hướng Đông Nam, theo đúng cách phong thủy của người Phương Đông Việt xưa
19 thg 9, 2017
Bồng bềnh chợ nổi Cái Răng
AFP vừa có một bài viết đáng chú ý về chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) với tựa đề "Chợ nổi Việt Nam đấu tranh để tồn tại trên mặt nước", mà VnExpress vừa biên dịch, đăng tải với cách dùng chữ khá đắt: Chợ nổi miền Tây đang "sống mòn" (bài trên VnExpress và bài gốc tiếng Anh xin tham khảo tại đây). Qua cái nhìn của phóng viên AFP trong bài viết trên, chợ nổi Cái Răng chỉ còn là cái bóng của chính nó trong quá khứ (the Cai Rang market is a shadow of its former self).
Tôi đến chợ nổi Cái Răng lần đầu cách nay lâu lắm rồi, chắc phải trên 15 năm. Hồi ấy quả là chợ nổi rất nhộn nhịp, ghe thuyền tấp nập, tạo nên một khung cảnh, một bản sắc văn hóa rất đặc biệt của miền sông nước.
Tôi đến chợ nổi Cái Răng lần đầu cách nay lâu lắm rồi, chắc phải trên 15 năm. Hồi ấy quả là chợ nổi rất nhộn nhịp, ghe thuyền tấp nập, tạo nên một khung cảnh, một bản sắc văn hóa rất đặc biệt của miền sông nước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)