12 thg 9, 2017

Chợ nổi miền Tây đang 'sống mòn'

AFP miêu tả chợ nổi Cái Răng như một nét văn hóa hút khách du lịch nhưng đang phải vật lộn để tồn tại trong nền kinh tế hiện đại.

Sửa chữa cân từng là một nghề khá tốt tại chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ, Việt Nam). Nhưng với người thợ sửa cân cuối cùng của khu chợ nổi tiếng này, một tháng ông chỉ kiếm được vài đôla khi nhiều thương nhân đã rời bỏ sông nước.

Ngồi trong chiếc thuyền phủ mấy tấm bạt cũ kỹ bám bụi, ông Nguyen Van Ut cho biết nhiều nhà buôn đã rời bỏ con thuyền của mình để có cuộc sống tốt hơn trên đất liền, nơi những siêu thị hiện đại thu hút họ.

“Tôi hiện không còn bao nhiêu khách hàng. Lúc trước thì ổn nhưng bây giờ nhiều thuyền đã rời chợ nổi. Những người từng sống trên tàu đã chuyển sang dùng xe cộ”, người đàn ông 71 tuổi nói với phóng viên AFP.

Ông Ut làm nghề sửa cân đã 30 năm. Công việc này giúp ông nuôi các người con còn lại sau khi vợ và hai con trai chết đuối trong một vụ tai nạn. Hồi trước, cuộc sống khá tốt. Nhưng bây giờ, ông phải sống dựa vào chu cấp của mấy đứa con. Ba trong số họ đang đi làm ở gần thành phố Cần Thơ.

Chợ nổi Cái Răng ngày nay chỉ còn khoảng 300 chiếc thuyền. Ảnh: AFP


Một báo cáo cho biết chợ nổi Cái Răng dài 2 km. Nhưng trong mắt phóng viên AFP, chợ nổi ngày nay chỉ như cái bóng của quá khứ chính nó. Theo thống kê của cơ quan du lịch địa phương, chợ chỉ còn khoảng 300 con thuyền, giảm 550 chiếc so với năm 2005. Chợ nổi trở thành nạn nhân của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại Đồng bằng sông Cửu Long trong thập kỷ qua.

Các ngành công nghiệp và xây dựng phát triển, tạo ra 570.000 việc làm, kéo nhiều người khỏi đói nghèo. Nhưng những người như ông Ut bị bỏ lại phía sau vì không đủ khả năng cho một cuộc sống trên bờ. Kể cả nhưng người bán hàng đang có thu nhập tốt từ khách du lịch cũng đang muốn tận hưởng các lợi ích của cuộc sống trên bờ, như nhà cửa tốt hơn, công việc tốt hơn, cơ sở vật chất hiện đại hơn.

Tương tự như mẹ và bà ngoại, chị Nguyen Thi Hong Tuoi bắt đầu mưu sinh trên sông nước từ nhỏ. Mặc dù kiếm được khá nhiều tiền nhưng chị không muốn con gái mình tiếp tục cuộc sống truyền thống của gia đình.

“Mai mốt tôi sẽ cho con gái sống trên đất liền để nó có thể học tập và tìm một công việc phù hợp”, người phụ nữ 34 tuổi nói trong khi mẹ cô đang nằm nghỉ trên chiếc võng vây quanh bởi những túi khoai mì.

Chuyển đến các thành phố đang phát triển nhanh để làm việc là mong muốn chung của nhiều người trẻ tuổi ở Việt Nam, nơi có hơn một nửa trong số 93 triệu dân dưới 30 tuổi.

Chợ nổi Cái Răng ra đời vào thời thuộc địa Pháp. Khi ấy, mạng lưới sông ngòi tự nhiên lẫn nhân tạo chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long được vận dụng tối đa để vận chuyển người và hàng hóa, khi hệ thống giao thông đường bộ vẫn chưa hoàn thiện.

Nhiều người cho rằng, nếu không có du lịch thì chợ nổi sẽ biến mất. Ảnh: AFP

Ngày này, có khoảng chục chợ nổi còn tồn tại ở miền Tây tương tự như chợ nổi Cái Răng. Nhiều chợ trong số này cũng đang dần thu hẹp quy mô.

“Chính quyền địa phương đang cố gắng bảo tồn chợ nổi như một nét văn hóa và thu hút khách du lịch”, bà Nguyen Thi Huynh Phuong – Giảng viên Đại học Cần Thơ, người từng nghiên cứu về lịch sử khu chợ, cho biết.

Hiện giờ, chợ nổi Cái Răng vẫn hoạt động như một chợ sỉ trên sông. Những nhà buôn thức dậy trước bình minh để giao dịch dưa hấu, khoai mì, củ cải… Họ giới thiệu mặt hàng mình bán trên thuyền bằng cách treo chúng lên một chiếc sào tre cắm trên thuyền.

Nhận thấy đây là một điểm thu hút khách du lịch, chính phủ đã đưa chợ nổi Cái Răng vào danh sách di sản quốc gia hồi năm ngoái. Với Ly Hung, một thương lái đã sống 26 năm tại đây, du khách chính là nguồn lực để duy trì lối kinh doanh truyền thống này.

“Nếu không có du lịch thì chợ nổi này sẽ biến mất”, ông nói.

Phiên An (theo AFP)

Bài gốc tiếng Anh của AFP

Vietnam floating market struggles to stay above water

A resident of a house boat yawns as he swings on a hammock on the vessel in a canal off the Song Hau river at the floating Cai Rang market in Can Tho, a small city in the Mekong Delta. AFP/Roberto SCHMIDT

CAN THO: Fixing weighing scales used to be good business on Vietnam's floating Cai Rang market, but the last repairman on the river now makes just a few dollars a month as modernity pushes traders to land.

Surrounded by dusty old scales on his cluttered houseboat, Nguyen Van Ut said vendors are giving up their boats for better lives on terra firma where supermarkets draw the traders who once thronged the waterway.

"I don't have many customers now. In the past, it was alright, but now many boats have left the floating market ... people on vessels have switched to vehicles," the 71-year-old told AFP.

He got into the repairs business 30 years ago on the Can Tho river to support his surviving children after his wife and two of his sons drowned in an accident.

For a time, life was good. But now he relies on handouts from his children - three of them work in nearby Can Tho city.

Once reportedly two kilometres long, the Cai Rang market is a shadow of its former self. There are about 300 boats on the water now, down from 550 in 2005, according to the local tourism office.

Boats lie anchored in a canal off the Song Hau river in the floating Cai Rang market in Can Tho, a small city of the Mekong Delta. AFP/Roberto SCHMIDT

It has fallen victim to the economic rise of the Mekong Delta, which has rapidly developed over the last decade.

Industrial and construction sectors have created nearly 570,000 jobs, hauling many from poverty.

But people like Ut have been left behind, unable to afford a life on shore.

Even vendors making a decent wage from the tourists who flock to the market yearn for the perks of living on land: better housing, better jobs and modern amenities.

Kim Hui, 70, and her five-year-old granddaughter Nguyen Thi Ngoc Huyen sit inside a boat that they call home in a canal off the Song Hau river at the floating Cai Rang market in Can Tho, a small city in the Mekong Delta. AFP/Roberto SCHMIDT

Nguyen Thi Hong Tuoi started working on the water when she was a child, just like her mother and grandmother before her.

Though she earns decent money, she doesn't expect her daughter to carry on the family tradition.

"In the future, I will let my daughter live on land so she can study and have a proper job," the 34-year-old told AFP, as her elderly mother rested in a hammock surrounded by sacks of tapioca on their boat.

It's a common aspiration for young people in Vietnam, where more than half the country's 93 million people are under the age of 30 and eager to move to fast-growing cities for work.

SUPERMARKET SQUEEZE

The origins of Cai Rang market reach back to when Vietnam and neighbouring Cambodia and Laos were occupied by the French, who readily exploited the natural resources of the colony previously called Indochina.

A vendor prepares vegetables that she sold to a resident of a house boat in a canal off the Song Hau river in the floating Cai Rang market in Can Tho, a small city of the Mekong Delta. AFP/Roberto SCHMIDT

The Mekong Delta's web of canals - both natural and man-made - were used to transport goods and people in the absence of a reliable road network.

There are about a dozen surviving markets in Vietnam's Mekong Delta today, though like Cai Rang, many have shrivelled.

"The local government is trying to keep the floating markets alive to (preserve) the culture and attract more tourists," said Nguyen Thi Huynh Phuong, a lecturer at nearby Can Tho University who has researched the market's history.

It still functions as a wholesale market, with vendors waking each day before dawn to load boats with watermelons or radishes and advertising their products by spearing them to a bamboo pole on the bow of the ship.

But its charm also draws millions of visitors each year who buy noodles, fruit and coffee from water traders, making it a well-established pit-stop on the Mekong tourist trail.

Recognising the market as a tourism hotspot, the government designated Cai Rang as a national heritage site last year.

For vendors like Ly Hung, who has lived on the water for 26 years, visitors have helped to maintain a traditional way of life.

"Without tourism this floating market would disappear," he said.

Source: AFP
Trích đăng lại từ Channel News Asia - 10/09/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét