Hiển thị các bài đăng có nhãn sông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sông. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 1, 2017

Hẹn hò giữa bãi đá tình yêu bên sông Hồng

Ven đê sông Hồng có một địa điểm đẹp lý thú mà các đôi trai gái thường hò hẹn, đó chính là 'bãi đá tình yêu' thuộc phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội).


Sông Hồng có nhiều đoạn xung yếu, chính vì vậy ngay từ thời phong kiến các triều đình đã phải cho kè đá rất nhiều lần, đặc biệt ở ven kinh thành Thăng Long. Vào thời nhà Mạc, khu vực Bãi Đá sông Hồng ngày nay được kè quy mô khá lớn, thời Minh Mạng được tu sửa thêm chắc chắn.

28 thg 10, 2016

Xanh mát sông Diêm Điền

Ở vùng đồng trũng khá rộng giữa các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Thiện thuộc TP.Quảng Ngãi có sông Diêm Điền chảy qua. Nơi đây từ buổi ban sơ bốn mùa ngập mặn. Sông Diêm Điền không chỉ cần mẫn dẫn nước ngọt, xả chua mặn mà còn mang vẻ đẹp tự nhiên, đầy sức hấp dẫn.

Đoạn cuối dòng sông Diêm Điền rẽ hai nhánh. Một nhánh chảy về phía đông trên phần đất xã Tịnh Hòa (nay đã bị bồi lấp nhiều). Nhánh kia vòng phía tây cánh đồng Khê Xuân, chảy tiếp xen giữa hai thôn Khê Thọ, Khê Xuân của xã Tịnh Khê, người địa phương gọi là sông Sau. Cuối cùng sông đổ ra bến neo đậu tàu Tịnh Hòa nơi cuối dòng sông Kinh.

Sông Diêm Điền. 

7 thg 9, 2016

Rong chơi cửa ngàn

Tháng 7 âm lịch, hồ sông Đà (Hòa Bình) nước chưa dâng. Ba tầng nước, đất đá dựng và rừng như câu hát văn “lô xô đá mọc đầu nguồn”. Vãn cảnh, viếng đền Mẫu thác Bờ cũng là dịp “rong chơi cửa ngàn”. 

Bến thuyền du lịch dưới chân đền Chúa - Ảnh: NINH NGUYỄN 

Từ giờ đến hết mùa mưa, hồ Hòa Bình sẽ dâng nước dần lên. Trong những ngày tháng bảy âm lịch có nhiều đoàn hầu bóng tứ phủ hành hương về đền Chúa, đền Cô trong lòng hồ.

Dạo trên lòng hồ Hòa Bình từ bến thuyền du lịch sẽ bắt gặp những cảnh đẹp chuyển động trong mắt. Lẩn khuất trong những cánh rừng xanh um là những nhà sàn của bà con bản địa.

8 thg 6, 2016

Xuôi sông Bạch Đằng nghe chuyện bà hàng nước được phong... vua

Câu chuyện về một bà bán hàng nước ven sông Bạch Đằng được phong làm vua Bà và cây quếch cổ thụ hơn 700 tuổi tỏa bóng bên ngôi miếu thờ linh thiêng cuốn chân du khách khi đến với cụm di tích quốc gia đặc biệt bên dòng sông lịch sử này.

Di tích miếu thờ vua Bà hướng ra dòng sông Bạch Đằng lịch sử 

Cụm di tích Bạch Đằng gồm đền thờ Trần Hưng Đạo và miếu vua Bà ở phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 4.2013. 

4 thg 5, 2016

Kỳ lạ dòng sông 2 màu ở Nghệ An

Sông Lam được hợp lưu từ 2 con sông Nậm Mộ và Nậm Nơn tại ngã ba Cửa Rào (xã Xá Lượng – Tương Dương). Gần đây, thời tiết vùng cao thường có mưa lớn, tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều nên vào một số thời điểm trong ngày dòng sông chia 2 màu khác biệt. Sông Nậm Mộ đục ngầu còn bên kia sông Nậm Nơn vẫn xanh trong. 

Ngã 3 Cửa Rào - nơi hợp lưu của 2 con sông Nậm Mộ và Nậm Nơn. Sông Nậm Mộ chảy xuống đục ngầu còn sông Nậm Nơn vẫn xanh trong. 

2 thg 5, 2016

“Ăn cơm Mường Quạ, thưởng cá sông Giăng”

“Ăn cơm Mường Quạ, thưởng cá sông Giăng” - câu nói đã trở nên nổi tiếng ở miền Tây xứ Nghệ. 

Hành trình ngược dòng sông Giăng 

“Ăn cơm Mường Quạ, thưởng cá sông Giăng” - câu nói đã trở nên nổi tiếng ở miền Tây xứ Nghệ. Ai đã một lần tới đây hãy dành thời gian ghé thăm dòng sông nổi tiếng này, để thưởng ngoạn cảnh sắc rừng núi hoang sơ, trải nghiệm cảm giác đi thuyền trên đá, thăm những bản làng Đan Lai và ăn món cá Mát nổi tiếng.

24 thg 2, 2016

Hai dòng sông lạ ở xứ Quảng

Quảng Nam có 2 dòng sông lạ là sông Tiên nước chảy ngược dòng và sông Trường Giang chảy song song với biển, không hề có thượng nguồn hạ lưu.

Sông Trường Giang ở Quảng Nam chảy êm đềm, đẹp như tranh vẽ. 

Hẳn ai lên xứ bồng lai Tiên Phước đều đã nghe qua câu thơ “Sông Tiên nước chảy ngược dòng/ Ai về Tiên Phước cho lòng vấn vương". Câu thơ đã khắc họa được nét đẹp say đắm và sự kì diệu của dòng sông Tiên - con sông duy nhất ở Quảng Nam không xuôi dòng về biển.

29 thg 12, 2015

Chiều đông thanh bình bên bờ sông Đáy

Du khách muốn trốn tránh sự đông đúc của người, xe ở trung tâm Hà Nội có thể dành thời gian lặng mình ngắm cảnh chiều đông yên ả bên làng mạc, ruộng đồng cạnh sông Đáy.

Cầu Mai Lĩnh (Hà Đông), nằm trên quốc lộ 6, là cây cầu nối liền con đường từ thủ đô Hà Nội đến các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu. Đây dường như là một điểm dừng chân bình yên với khung cảnh nông thôn bình dị và dân dã. 

6 thg 12, 2015

Sông Son yên bình

Ít có dòng sông nào ở vùng quê mà gây cảm xúc lạ cho tôi như sông Son ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Thiên nhiên nơi đây yên ả, mềm mại và trong trẻo đến lạ.


Có ít nhất 2 truyền thuyết về sông Son - dòng sông chảy thẳng từ trong động Phong Nha ra. Một là câu chuyện về đôi trai gái yêu nhau, vì không môn đăng hộ đối, họ tìm đến cái chết trên dòng sông này để kết thúc cuộc đời, như một lời phản kháng trước các hủ tục. Thương cho mối tình của đôi trai gái này, dân làng đã đặt tên cho dòng sông là sông Son, như nhắc nhớ về một mối tình thủy chung son sắc trọn vẹn.

Truyền thuyết thứ hai gắn với cuộc chiến giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân của Nguyễn Ánh (Vua Gia Long). Cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra trên dòng sông này, khiến nước sông nhuốm một màu đỏ như son. Tên gọi dòng sông Son ra đời từ đó.

28 thg 10, 2015

Theo thuyền phụng du ngoạn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Nếu như gần 10 năm trước, Nhiêu Lộc – Thị Nghè là dòng kênh ô nhiễm nhất Sài Gòn thì giờ đây dòng kênh này đã thực sự hồi sinh với làn nước trong xanh, không gian thoáng mát, trong lành hai bên bờ kênh sau các dự án cải tạo. Đặc biệt, sau khi công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đưa vào khai thác tuyến du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ tháng 9/2015 với những chiếc thuyền phụng chở khách thì tuyến du lịch này trở nên thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. 

Trên thế giới, loại hình du lịch trên kênh, rạch nội đô rất thu hút du khách ở các thành phố châu Âu như Venice (Ý), Paris (Pháp), Luân Đôn (Anh) hay Vienna (Áo)… Ở Tp. Hồ Chí Minh, loại hình du lịch này dù mới nhưng cũng thu hút du khách trong và ngoài nước.

Ý tưởng biến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thành một tour du lịch mới lạ, hấp dẫn cho du khách được ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch hội đồng Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đưa ra. Ông Phan Xuân Anh cho rằng, các sản phẩm tour tham quan thành phố trong ngày (city tour) nhiều năm qua ở Tp. Hồ Chí Minh không có sản phẩm mới, tour Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ là sự đột phá để thu hút du khách.

Tháng 4/2014, ông Phan Xuân Anh lên kế hoạch và đệ trình Tp. Hồ Chí Minh cấp phép khai thác tuyến du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đầu tư cho giai đoạn đầu để khai thác sản phẩm tour đường thủy nội đô là 10 tỉ đồng.

Từ một dòng kênh ô nhiễm nặng, giờ đây Nhiêu Lộc – Thị Nghè trở thành một tuyến du lịch đường thủy nội đô hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thông Hải

10 thg 9, 2015

Ngồi thuyền du ngoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Bắt đầu từ 2.9.2015, người Sài Gòn có thể mua vé du lịch bằng thuyền Phụng trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP.HCM. Tuyến du lịch này sẽ hoạt động đều đặn từ 15 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.

Thuyền Phụng là loại thuyền cao cấp, có sức chứa trung bình từ 2 đến 6 khách/chiếc đi cùng với người chèo thuyền. Và đặc biệt có phục vụ nước uống và âm nhạc 

Với mong muốn tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ độc đáo, Sở Du lịch phối hợp với Sở Giao thông vận tải cùng Công ty thuyền Sài Gòn đã cho ra mắt tuyến du lịch đường thủy nội đô kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. 

30 thg 8, 2015

Thăm "con sông quê hương" của Tế Hanh

Đến Quảng Ngãi, xuôi dòng Trà Bồng về xã Bình Dương - quê hương của nhà thơ Tế Hanh - bạn sẽ cảm nhận được nhiều hơn về làng quê êm đềm bên dòng sông bốn mùa xanh biếc... 

Xuôi dòng Trà Bồng về Bình Dương - Ảnh: V.Q.Cầu 

Bình Dương như một ốc đảo nằm sâu trong đất liền ba bên bốn bề đều tiếp giáp với sông nước.

Từ thị trấn Châu Ổ về Bình Dương cứ nhằm hướng ngã ba Lý Bình đi một mạch chừng vài cây số qua những cánh đồng xanh, qua chiếc cầu mới bắc ngang dòng sông Dâu - một nhánh sông đổ ra sông Trà Bồng - là tới xã Bình Dương.

4 thg 6, 2015

Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Đối với những người ưa xê dịch, đam mê những chuyến đi, thì mỗi hành trình, mỗi điểm đến là một niềm tự hào, một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời. Đặc biệt nhất là những chuyến đi đến những vùng sâu, vùng xa hay những miền biên cương, địa đầu Tổ quốc. Lũng Pô là một điểm đến như thế. 

Lũng Pô hiện ra giữa điệp trùng núi non - Ảnh: Seiya 

Lũng Pô thuộc địa phận xã A Mú Xung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tôi đến Lũng Pô lần đầu tiên vào đầu năm 2010, khi đó đường lên Lũng Pô vẫn đang làm dở, nhiều đoạn vừa nổ mìn, đất lở, đá hộc nằm ngổn ngang giữa đường, cheo leo, hiểm trở như thử thách bước chân của những kẻ lữ hành ưa lang thang khám phá. Có hôm trời mưa, đường trơn, bùn đất thì bám chặt vào bánh xe, không chạy nổi, khiến các chị em trong đoàn phải xuống vác ba lô, đồ đạc, còn các bạn nam phải giúp nhau đẩy từng chiếc xe qua đoạn lầy lội. Vất vả, gian nan là thế mà lòng vẫn vui và quá đỗi bồi hồi. 

18 thg 5, 2015

Tản mạn về tên gọi Cổ Chiên

Ngày hôm qua, 16/05/2015, đã thông xe cầu Cổ Chiên, nối liền Trà Vinh và Bến Tre. Tôi đã nhiều lần đi từ Bến Tre qua Trà Vinh trên chuyến phà Cổ Chiên, nên đọc thông tin này lại nhớ đến những phút giây bồng bềnh trên sông nước Cổ Chiên.

Trên những chuyến phà này

17 thg 5, 2015

Ngất ngây sông Gâm - Hạ Long trên sông

Xuôi dòng sông Gâm với hành trình dài hơn 80 km ngắm cảnh sắc đôi bờ với núi non trùng điệp, chìm trong làn sương vờn nhau quanh 99 ngọn núi đá vôi ở Na Hang hay qua hẻm Núi Đổ vách dựng đứng… chúng tôi tưởng như mình đang lạc vào chốn bồng lai

Cuối tháng 4, trên hành trình khám phá Đông Bắc, chúng tôi có dịp đi trên thủy lộ sông Gâm với hành trình hơn 80 km từ Bắc Mê - Hà Giang đến Na Hang - Tuyên Quang.

Hành trình bắt đầu vào một buổi sáng, trời nắng đẹp, mờ sương. Trên đầu, mây trắng lờn vờn quanh những đỉnh núi, dưới sông, dòng nước xanh biếc chảy chậm.

Cảm giác choáng ngợp đầu tiên là khi thuyền hướng vào khe Núi Đổ, hẻm núi gồm 2 vách núi đá thẳng đứng, cao chót vót khiến những đám mây trắng bồng bềnh sà xuống bủa vây… 

9 thg 3, 2015

Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai?

Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
Đã viết bao nhiêu lá thư tình
Gửi xuống lòng sông
Chờ đợi?


Đó là đoạn đầu bài thơ rất được yêu thích của nhà thơ nữ Khương HàCây bàng bên dòng sông Đồng Nai. Cô sáng tác bài thơ này khi tuổi mới mười tám đôi mươi, ngồi ở quán cà phê Cây Bàng bên dòng sông Đồng Nai, nhìn những chiếc lá bàng lả tả rơi, trôi theo dòng nước.

Bài thơ kết thúc bằng khổ thơ:

Anh có biết cây bàng yêu dòng sông Đồng Nai
mà dòng sông cứ xuôi về biển cả
Không hiểu nổi một điều nghiệt ngã
Phía xa khơi sẽ tan mất chính mình

Cây bàng bên dòng sông Đồng Nai. Ảnh chụp từ quán cà phê Cây Bàng, 2010 (PHN).

24 thg 2, 2015

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

1.
Nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường vốn quê quán ở... Biên Hòa. Chiều mồng Hai Tết Ất Mùi ông về cố hương thăm lại dòng sông Đồng Nai. Ông ngơ ngác ngó dáo dác, cóc có thấy sông Đồng Nai đâu hết, Chỉ thấy có chiếc máy xúc nằm chình ình như cái vòng kim cô nhốt núi Châu Thới phía xa xa, còn nơi là dòng sông thuở nào của ông là một bãi đá, bụi mịt mù.


2 thg 6, 2014

Mùa vàng trên Ngô Đồng giang

Ngồi trên thuyền băng qua Ngô Đồng giang hiền hòa, cái mùi vị ngào ngạt đến lạ và hương thơm của những bông lúa chín vàng khiến chúng tôi cảm nhận rõ rằng một mùa vàng no ấm đang đến trên khắp mảnh đất này...

Dòng sông Ngô Đồng trong xanh chảy giữa những ruộng lúa chín vàng - Ảnh: Đá Tảng

Giữa những đợt nắng oi ả tháng 5, chúng tôi lại lang thang với một hành trình dài tìm về miền đất thanh bình: Tam Cốc, Ninh Bình. Hiện ra trước mắt, mảnh đất nơi có dòng sông Ngô Đồng hiền hòa chảy qua những ruộng lúa chín vàng toát lên một vẻ đẹp thuần khiết mà lộng lẫy.

1 thg 6, 2014

Di tích bãi cọc Bạch Đằng huyền thoại

Ngày nay du khách vẫn có thể tận mắt thấy dấu tích bãi cọc gắn liền với trận đại thắng trên trên sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), một biểu tượng cho truyền thống người Việt đánh giặc ngoại xâm từ phương Bắc.

Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long, bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng là điểm dừng chân không thể bỏ qua. Từ ngã tư thị xã Quảng Yên đi về hướng Phà Rừng khoảng 2 km, rẽ trái khoảng 500 m, du khách sẽ đến với bãi cọc Yên Giang, một phần của trận địa cọc Bạch Đằng năm xưa. 

Di tích bãi cọc Yên Giang nằm ở cửa sông Chanh có hình chữ nhật dài khoảng 120 m, chiều rộng khoảng 20 m. Sau lần khai quật đầu tiên vào năm 1958 và nhiều lần sau đó vào các năm 1969, 1976, 1984, 1988... cho thấy cọc ở đây chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 - 2,8 m, đường kính 20 - 30 cm. Phần cọc được đẽo nhọn dài 0,5 - 1m để cắm thẳng xuống sông với khoảng cách trung bình 1 m. 

Bãi cọc Bạch Đằng thuộc phường Yên Giang. 

30 thg 5, 2014

Nắng đầu nguồn…

Đầu nguồn Vu Gia. Những ngôi làng neo mình trên bến vắng và nắng rải thảm trên “giao lộ” con nước biếng lười “độc hành” về xuôi… 

Con đường 60km đầy đất đá bụi bặm chỉ còn là vệt mờ trong ký ức. Bến đò Đại Sơn (Đại Lộc) ở quãng cuối đường ĐT 619. Xe đổ xuống bãi cát, qua những tấm mành mành bày trên mặt đất, lên cầu tạm, xuống đò… có cả học trò qua sông, leo dốc lên Tân Đợi. Cuối đường bê tông vắt vẻo, hun hút ven đồi nhấp nhô ngọn cây lá kim hình tháp bất ngờ hiện ra một ngôi làng mới vắng người ngay đầu nguồn. Anh Ngọc, công an viên Đại Sơn nói đó là làng định cư Tam Hiệp của những người bị mất đất sau những trận lở đất của hai làng Thác Cạn và Ba Tớt đầu nguồn. Mỗi sáng họ trở về làng cũ làm đồng. Chiều tối về lại làng mới, tắm gội, rửa ráy, giặt giũ ngay tại các giếng khơi đầu làng. 


Giao lộ đầu nguồn.