Hiển thị các bài đăng có nhãn người M'Nông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người M'Nông. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 8, 2018

Vòng đồng - trang sức không thể thiếu của người M’nông

Cùng với y phục thì trang sức là một phần không thể thiếu trong tập quán của người M’nông. Ngoài chức năng làm đẹp, trang sức còn được xem như là một thông điệp giải mã về quá trình phát triển văn hóa của đồng bào M’nông, đặc biệt là vòng đồng.

Dấu ấn văn hóa qua chiếc vòng đồng


Trong cuốn Lịch sử Việt Nam (tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1971) viết rằng: “Thời Hùng Vương ai cũng xăm mình, ai cũng búi tó hoặc cắt tóc ngắn. Ai cũng thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay. Người ta nhuộm răng ăn trầu”. Hầu hết các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên đều có tập quán trang sức bằng vòng đồng, vòng bạc. Những chiếc vòng được đeo ở cổ tay, cổ chân và trên cổ vừa để làm đẹp vừa thể hiện chủ nhân của nó sang hay hèn, giàu có hay nghèo khổ. Dân tộc M’nông là một trong số ít dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên có tập quán trang sức bằng vòng đồng được quấn thành một ống dài để đeo trên ống chân, ống tay. 


Đeo vòng tay trong lễ cưới. 

19 thg 7, 2018

Đặc sắc Lễ cúng mừng được mùa của người M’nông

Trong khuôn khổ Chương trình “Đắk Nông - Mùa bơ chín” do UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức vào các ngày 18-23/7 tới, Lễ mừng Mùa bơ chín với việc tái hiện nghi lễ cúng mừng được mùa sẽ được tổ chức tại xã Đắk R’moan (Gia Nghĩa) do Ban Quản lý Công viên địa chất núi lửa Krông Nô thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, các nghệ nhân đang triển khai luyện tập các tiết mục theo đúng nghi lễ cổ truyền.

Dệt thổ cẩm, đan lát sẽ trình diễn tại Lễ mừng được mùa 

Cũng như các dân tộc anh em khác, đồng bào M’nông có một hệ thống lễ nghi vô cùng đa dạng, mỗi nghi lễ có một ý nghĩa riêng biệt. Trong đó, Lễ cúng mừng được mùa được đồng bào thực hiện ngay sau vụ thu hoạch, nhằm cảm tạ trời đất, thần linh đã che chở, phù hộ cho bon làng một mùa vụ no đủ, cây trái sum suê…

1 thg 5, 2018

Gùi có nắp của người M’nông

Gùi là vật dụng gần gũi, phổ biến không thể thiếu trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc M’nông nói riêng, cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung. Trong đó, gùi có nắp dùng để đựng của quý như: nhạc cụ, trang sức, quần áo,…

Người M’nông đan gùi mới 

Di sản địa chất trong sử thi của người M’nông

Với diện tích trải dài qua 6 huyện, thị xã, nên trong khu vực Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa Krông Nô có rất nhiều điểm địa chất tiêu biểu liên quan đến các hoạt động địa chất, hình thành núi lửa. Các điểm địa chất này có nhiều giá trị về mặt khoa học, tự nhiên, lịch sử văn hóa. Đáng nói nữa là từ ngàn xưa, sự hình thành các điểm di sản địa chất này đều được phản ánh qua những câu sử thi (Ót N’drong) của người M’nông.

Điển hình về sự tích núi Nâm Nung, trong sử thi M’nông kể rằng, vào thời đó, các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên giữa các thần núi. Trong các trận chiến đó, thần núi Nâm Nung luôn giành chiến thắng và khiến cho các thần núi khác phải khuất phục. Thần núi Nâm Nung luôn mang bên mình chiếc tù và được làm bằng sừng con min (trâu rừng) dùng để kêu gọi, thúc giục quân lính xông trận. Trong các vị thần thì có thần núi Nâm Kar (núi lửa đèo 52) là nữ thần đầy uy lực, không bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của thần núi Nâm Nung.

15 thg 3, 2018

Buôn M’liêng nơi lưu giữ văn hóa M’nông

Nằm cách trung tâm thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk (Đăk Lăk) chừng 5km, buôn M’liêng, xã Đăk Liêng là nơi hiếm hoi còn giữ được nét nguyên sơ của đồng bào M’nông in đậm nhất là những nếp nhà dài phên nứa, cột gỗ, những bộ chiêng cổ và nhiều giá trị văn hóa khác.

Con đường vào buôn M’liêng đã được thảm nhựa thẳng tắp, song không gian buôn làng vẫn giữ được nét thanh bình, cổ kính như một Tây Nguyên hoang sơ hàng trăm năm trước. Những ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào M’nông được gắn bảng số nhà nằm san sát nhau, xung quanh bao bọc bởi những tán cây xanh rì, không có tường rào ngăn cách.


Nhà sàn truyền thống ở buôn M’liêng. 

27 thg 2, 2018

Gùi có nắp của người M’nông

Gùi là vật dụng gần gũi, phổ biến không thể thiếu trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc M’nông nói riêng, cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung. Trong đó, gùi có nắp dùng để đựng của quý như: nhạc cụ, trang sức, quần áo,…

Người M’nông đan gùi mới 

23 thg 12, 2017

Con voi trong văn hóa M’nông

Đối với đồng bào M’nông nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, con voi không chỉ là một tài sản lớn của gia đình, dòng họ mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần.

Con voi là tài sản lớn của đồng bào M'nông và các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Lê Phước 

Tương truyền rằng, xưa kia ở trên đỉnh núi Nâm Kar (núi lửa Đèo 52) có một hồ nước rộng mênh mông, trong hồ có rất nhiều cá, cây cỏ sinh sống. Biết được điều này và do hoàn cảnh đưa đẩy, một thanh niên trong vùng đã đến đây đánh bắt cá về nướng ăn mà không hề hay biết rằng đây là cá do thần núi nuôi.

5 thg 11, 2017

Canh thụt của người M’nông

Canh thụt là món ăn truyền thống của người M’nông được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Theo người M’nông, canh thụt có công dụng bồi bổ sức khỏe, trị chướng bụng, đầy hơi, giải rượu, rất tốt cho các bà mẹ mới sinh, người già sức yếu và những em bé còi xương…

Nguyên liệu chính để chế biến món canh thụt truyền thống có sẵn trong tự nhiên, bao gồm: lá bép (hay còn gọi là lá nhíp), đọt mây, cà đắng, ớt xiêm rừng, cá suối hoặc thịt động vật. Người M’nông xem đây là những sản vật quý mà núi rừng ban tặng cho họ từ bao đời. 

Các nguyên liệu chính chế biến canh thụt như đọt mây bóc vỏ (ảnh), lá bép non, cá suối sơ chế, ớt xiêm xanh, cà đắng rừng… 

Khổ qua rừng - món ăn, vị thuốc quý của người M’nông

Trong cuộc sống của người M’nông, bên cạnh các món ăn truyền thống như: lá bép, đọt mây, cà đắng thì "khổ qua rừng" cũng được xem là một đặc sản có nguồn gốc từ rừng núi. "Khổ qua rừng" quả nhỏ, hình thon dài, vị đắng như khổ qua bình thường (một số vùng người M’nông, Ê đê còn gọi là mướp đắng rừng).

Thực chất, "khổ qua rừng" là dây cứt quạ, một giống thân thảo, gần như dây leo, có thân mảnh, phân nhánh nhiều. Quả hình elip và có loại hình bầu dục, thon hẹp ở gốc, khi còn non sống có màu xanh, dài 3 – 5 cm, có 10 sóng cạnh, hạt nhiều màu xanh thẫm hơi đen, khi chín dần chuyển từ màu xanh sang vàng rồi màu đỏ tươi. Quả chín có tính hơi độc nên hầu như không dùng đến… Nhiều người thường nhầm lẫn loại cây này với loại dây cũng gọi là khổ qua rừng, hình quả có nhiều gai sần, hầu như giống quả khổ qua ta nhưng quả nhỏ. 

Quả được tách bỏ hạt và ngâm trong nước trước khi nấu 

4 thg 11, 2017

Hấp dẫn món “ruốc gà” của người M’nông, Mạ

Người M’nông, Mạ ở Đắk Nông có nhiều món ăn truyền thống dân dã, độc đáo và ngon miệng như canh thụt, thịt nướng, cơm lam… với những nguyên liệu gần gũi từ thiên nhiên; trong đó có món “ruốc gà”.

Theo người dân, món ruốc gà được dùng cho bữa ăn hằng ngày và đặc biệt trong các dịp hội, lễ của bon làng. Nguyên liệu chính là gà và gừng, cách chế biến nhanh nhưng không kém phần tinh tế. Gà được dùng phải là gà rừng hoặc gà thả vườn, loại mới lớn, độ chừng hơn 1 kg mỗi con để chất thịt được đậm đà, đúng hương vị. 

Món "ruốc gà" được chế biến trong các ngày hội văn hóa của dân tộc 

2 thg 3, 2017

Lễ cúng cổng bon làng của người M’Nông

Lễ cúng cổng bon làng (Bư brah mpêr bon) của người M’nông được tổ chức hàng năm vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch, trước khi những cơn mưa đầu mùa rơi xuống. Lễ thường được tiến hành trong vòng 1 ngày, tại bên cổng ra vào bon làng. Mục đích của lễ cúng là để cầu xin các thần mưa gió, thần bão, thần dịch bệnh không gây tai họa cho bon làng trong suốt cả năm, từ đầu mùa mưa năm nay đến đầu mùa mưa năm sau. 

Già làng thổi nung và kêu gọi con cháu. 

Trước khi tổ chức, già làng thông báo cho các chủ hộ gia đình đến họp bàn định ngày tổ chức lễ, phân công công việc, định phần đóng góp của mỗi gia đình.

31 thg 3, 2014

Đàn voi buôn Jun

Ở buôn Jun (Buôn Ma Thuột- Đắc Lắc) hiện còn 22 con voi, trong đó có 5 voi đực. Voi trưởng thành thường được cưa bớt ngà...

Trong những thắng cảnh của Buôn Ma Thuột, buôn Jun- hồ Lắk là một trong những điểm thu hút nhiều du khách. Buôn Jun nằm cạnh hồ Lắk cùng với buôn MLiêng, là những buôn làng tiêu biểu của dân tộc MNông.