Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 5, 2020

Một ngày ở chợ dừa Bến Tre

Từ lâu, hai bên bờ sông Thom (thuộc huyện Mỏ Cày Nam và huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) được coi là chợ dừa lớn nhất miền Tây và của cả nước. Nơi đây lúc nào cũng nườm nượp ghe thuyền, có cả ghe các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng… cũng mang dừa về đây.

Ngoài việc mua bán, chợ còn tạo thêm việc làm cho dân lao động địa phương - Ảnh: Hữu Khoa 

10 thg 5, 2020

Độc đáo làng trầu Vị Thủy

Có lẽ ít ai biết ở miền Tây hiện nay có cả một làng trầu với quy mô hàng chục hecta. Đó là làng trầu rộng 32,5ha của khoảng 205 hộ nông dân trồng tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang).

Ngoài trầu, một số hộ dân còn trồng cau. Một buồng cau tốt (sai trái) được bán lẻ với giá khoảng 70.000-80.000 đồng

Hộ có diện tích trồng trầu nhỏ nhất cũng khoảng 50-200
m2, còn hộ có diện tích lớn nhất vào khoảng 2.000-3.000 m2.

8 thg 3, 2020

Cá diếc chiên giòn chấm mắm ớt, món bình dân biến thành 'hàng hiệu'

Không cao lương mỹ vị, cũng không "sang chảnh" như các đặc sản thường thấy, chỉ cần bỏ ra 30.000 - 40.000 đồng là có ngay ký cá diếc đồng về chế biến, ngon tới vấn vương.

Cá diếc rửa sạch trước khi chế biến

Bún nước lèo thơm mùi mắm pròhốc, ăn sao cho khỏi 'trớt quớt'?

Gắp bún vào tô, rau ghém bên trên, chan một vá nước lèo nóng hổi có đủ thịt cá, huyết heo, nấm, sả ớt… phủ mặt, vắt thêm chút nước dấm ớt.

Bún nước lèo bắt mắt, thơm ngát

Tôi sinh ra ở Trà Cú, một huyện có đông đồng bào Khmer của tỉnh Trà Vinh. Trà Cú cũng là vùng đất cộng cư lâu đời của cả ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, nhưng số lượng người Khmer là đông đảo hơn cả.

Tết Nguyên đán của người Kinh cũng là niềm vui chung của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Do quá trình cộng cư lâu dài, giao lưu văn hóa nói chung cũng như văn hóa ẩm thực nói riêng đã diễn ra mạnh mẽ. Bún nước lèo chính là món ăn thể hiện đậm nét đặc tính giao thoa văn hóa này của ba dân tộc, một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán ở Trà Cú.

Hai món ngon 'ăn hoài không chán' ở xứ Huế

Vào những ngày Tết Canh Tý 2020, khi những món ăn như bánh chưng bánh tét, thịt heo ngâm nước mắm, khô gà lá chanh, mực nướng, dưa món, nem chả, mứt… đã chán ngán, tôi thường tìm đến với những món ăn mang tính cân bằng dinh dưỡng hơn.

Bún bò giò heo xứ Huế - Ảnh: GIA TIẾN 

Sáng mồng Một Tết, tôi thưởng thức món bún bò giò heo tại một gánh bún đường Nguyễn Chí Thanh (TP. Huế), đoạn gần UBND phường Phú Hiệp.

Lẩu cá lau kiếng khiến tôi thèm hoài, nhớ mãi

Cá lau kiếng giờ đây đã không còn xa lại với người dân miền Tây nữa. Từ một sinh vật ngoại lai có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái, giờ đây cá lau kiếng thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn.

Lẩu cá lau kiếng là món tết miền Tây tôi luôn nhớ 

Miền Tây sông nước từ lâu đã trứ danh với sự phong phú của sản vật cùng sự hào phóng của con người. Sự hào sản ấy thể hiện qua các món ăn - không chỉ độc đáo về hương vị mà nguyên liệu chế biến lạ lẫm có khi lại làm cho người ăn ngỡ ngàng.

'Biến' tre thành 'tôm hùm' y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre

Từ những thanh tre thô kệch nhưng qua bàn tay tài hoa, nông dân Bình Định đã cho ra đời những con tôm hùm tre giống y như thật được khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ Châu bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần - Ảnh: THÁI THỊNH

Từ nhiều năm nay, căn nhà cụ Nguyễn Minh Châu (91 tuổi) nằm trên đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định luôn được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến mua những con tôm "khổng lồ" làm bằng tre đem về trang trí.

15 thg 2, 2020

Chiêm ngưỡng 'mắt thần' núi

Núi Mắt Thần còn được gọi là Phja Piót, theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa núi Thủng, còn dân thích vi vu thì gọi đây là "tuyệt tình cốc".

Cảnh quan núi Mắt Thần mùa thu - Ảnh: Phạm Ngọc Khoa - Hoàng Khuyến

Mùa mưa, dãy núi Mắt Thần nổi lên giữa hồ nước trong xanh, đẹp khó tả. Sang mùa khô, nước rút làm lộ ra bãi đất nhấp nhô để khách dạo chơi hoặc cắt rừng, vượt dốc đặt chân tới hang Thủng - công trình thiên tạo độc nhất vô nhị ở Công viên địa chất non nước Cao Bằng.

10 thg 2, 2020

Ăn bún bắp Phú Yên, Tây ta đều ngả nghiêng

Khi đã quá ngán giò chả nem hay các món cao lương mỹ vị, chỉ cần bát bún bắp (ngô) với khúc cá nấu chua hay nước cốt xương bình thường cùng ít rau sống cũng đắm say lòng người.

Bún chế biến thành rất nhiều món 

Đơn giản nhất là món bún bắp xào mỡ hành (hoặc hẹ), chấm với nước mắm ớt ăn kèm rau sống cũng thấy "đã đời".

Tháng giêng ăn bún cá Châu Đốc, ghiền như dính bùa dính ngải

Chỉ có đặc sản từ căn bếp của chị, trên cái hàng ba nhà sàn lồng lộng gió đồng, sau những bữa cơm tết ê hề thịt mỡ, mới có thể làm mình nhớ lâu và thòm thèm suốt cả năm đến vậy. 


Trưa mùng 5 tết năm nào, chị dâu cũng nhắn vào nhà anh chị ăn bún cá. Cả đám em cháu lóc nhóc hơn chục đứa tụ tập ở cái nhà sàn cạnh con rạch Tầm Bót của anh chị, trải chiếu trên hàng ba, hì hụp chan húp tô bún cá Châu Đốc của chị, như nuốt trọn hương vị quê hương trước khi quay lại Sài thành, hối hả với cuộc mưu sinh.

Tép rang nước cốt dừa - món ngon nhất Bến Tre mùa Tết

Năm nào qua ngày mùng 4 Tết, bà xã tôi cũng ra chợ tìm mua cho được một một mớ tép bạc về rang nước cốt dừa để, đổi vị sau mấy ngày ăn toàn thịt cá, nem bì phát ngán.

Tép rang nước cốt dừa dọn lên mâm

Bà xã nói, Tết nhứt, ngoài các món cao lương mỹ vị, mình cần phải đổi món cho ngon miệng và dễ kích thích tiêu hóa.

Chúng ta từng thưởng thức qua nhiều món tép như tép rang, tép luộc, tép chiên bột, tép xào mỡ hành, tép kho mắm, tép hấp bia … nhưng có lẽ chưa thứ nào độc đáo bằng tép rang nước cốt dừa. Đây là món ăn truyền thống của cư dân miền sông nước, đặc biệt phổ biến ở xứ dừa Bến Tre.

5 thg 2, 2020

Có đặc sản nào ngon bằng món 'Trăng sáng trên sông'?

Mỗi lần nhìn gió bấc thổi là tôi lại cảm nhận được mùa xuân đã về chạm ngõ. Gió bấc thổi càng mạnh thì bông so đũa càng nở nhiều, trắng rợp cả cây, nhất là vào những ngày giáp tết.

Canh chua bông so đũa "gia truyền" của chị tôi

Ở quê tôi, ngoài dưa hấu, bông vạn thọ, bánh tét, thịt kho tàu, dưa giá thì bông so đũa nấu canh chua là một món ăn dân dã không thể thiếu trong dịp tết.

Mũi Trèo - điểm đến 'lạ' giữa vùng đất quen

Dịp tết, bạn có thể ghé thăm Quảng Trị - mảnh đất đầy chứng tích lịch sử và có những thắng cảnh be bé xinh xinh mà không kém phần độc đáo.

Mũi Trèo ở Vĩnh Kim, Vĩnh Linh, Quảng Trị - Ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

Một trong số những điểm đến thu hút du khách trẻ, các phượt thủ hiện nay là Mũi Trèo - tên một mũi đất nhô ra biển ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh.

Nếu bạn đến làng hầm Vịnh Mốc, một ngôi làng được người dân Vĩnh Thạch đào nên trong lòng đất, bất ngờ khám phá ra dưới độ sâu vài chục mét có đủ căn hộ, nhà trẻ, hầm chiếu phim, cả kho chứa vũ khí để tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ trong những năm chiến tranh; tra "Google Map", bạn sẽ thấy Mũi Trèo chỉ cách đó 4km.

28 thg 1, 2020

Độc đáo bánh chưng đen người Tày

Bánh chưng đen là món ăn truyền thống của người Tày ở Hà Giang. Lên Bản Tùy ở Hà Giang những ngày Tết sẽ thấy trên bàn thờ gia tiên của những gia đình người Tày luôn có loại bánh chưng này với lớp gạo nếp màu đen bóng.

Bà Dung (bên phải) cùng nhân viên gói bánh chưng đen

Vừa vớt mẻ bánh mới luộc từ đêm qua, bà Nguyễn Thị Dung (thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) cho biết mấy ngày cận Tết là lúc làm bánh chưng đen cả ngày cả đêm vẫn không kịp:

Ai tới Gò Khổng Tước mà chưa ăn bánh nghệ?

Ông Năm Lâm bận bịu khi cha bệnh nặng nên mãi tới năm ngoái mới dự lễ hội bánh dân gian, và nhờ đó người đời mới biết bánh nghệ xứ Gò Công. Mà ăn dịp tết đoàn viên mới đã!

Bánh nghệ Gò Công 

Không phải ai ở Gò Công (Gò Khổng Tước) cũng biết bánh nghệ. Sao vậy? Vợ chồng thầy giáo Lê Kim Sơn ở xã Tân Tây, Gò Công Đông tự tay làm món bánh nghệ đãi khách, giải thích: "Có lẽ vì lò bánh làm quá ít, bán từ sáng sớm tới 9h là hết".

Kế bên quầy bánh nghệ là người làm thịt khìa, xắt sợi, làm nước mắm tỏi ớt… Nếu hôm nào có ai đó mua gần hết số bánh nghệ (đơn) về nhà làm tiệc, gánh thịt khìa cũng dọn về sớm.

30 thg 12, 2019

Cây thông khổng lồ làm từ 2.100 nón lá, cao gần 30m ở Biên Hòa

Cây thông khổng lồ 3 tầng, cao gần 30m được làm từ 2.100 nón lá, đèn điện lung linh thu hút hàng ngàn bạn trẻ đến check in mỗi đêm thời gian gần đây.

Cây thông khổng lồ được làm từ 2.100 nón lá, cao 29m là một trong những điểm đến ưa thích của các bạn trẻ trong dịp lễ Giáng sinh 2019 - Ảnh: A LỘC

10 thg 12, 2019

Du ngoạn làng lò gạch

Mỗi lần bay ngang bầu trời Nam bộ, ngoài bạt ngàn xanh cây trái và sông nước uốn lượn thì đập vào mắt du khách là những cụm tháp nâu đỏ nổi bật. Có dịp vào bên trong lại ngỡ là những Tháp Chàm hay các đền tháp cổ xưa. Thật ra là những lò gạch.

Chưa ai biết rõ kỹ thuật xây lò để nung gạch có từ bao giờ và xuất phát từ đâu. Chỉ biết rằng gạch là vật liệu chính được làm từ đất sét nung để xây dựng từ xa xưa.

Di chỉ khảo cổ với hiện vật gạch được tìm thấy ở khu vực gần sông Tigris (Trung Đông) có niên đại 7.500 trước Công nguyên. Phải là đất sét mới làm được gạch.

Đất trộn với nước, nhồi nhuyễn và đưa vào khuôn đóng thành viên, màu nâu xám, phơi hoặc sấy khô rồi chất vào lò. Lò đốt bằng củi, các loại than trấu, khí đốt…suốt nhiều giờ.

Khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Trải mấy ngàn năm, hình dạng gạch gần như không thay đổi, ban đầu là gạch chỉ, còn gọi là gạch thẻ (đặc), sau này có thêm gạch tàu (vuông), gạch ống.

Một góc làng Lò gạch An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp

26 thg 11, 2019

Xứ sở bào ngư Bạch Long Vĩ

Yang Bay: Sự lựa chọn hoàn hảo cho ngày nghỉ cuối tuần

Cách TP Nha Trang khoảng 45km, khu du lịch Yang Bay nằm giữa một thung lũng rộng hơn 540ha. Thung lũng Yang Bay (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) hấp dẫn du khách bởi vẻ hoang sơ cùng thời tiết mát lạnh không thua kém xứ sở ngàn hoa Đà Lạt. 

Thác Yang Khang hùng vĩ trong không gian xanh mát của thung lũng Yang Bay. - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Theo người Raglai, Yang Bay có nghĩa là "Thác trời".

Tên gọi này được đặt dựa trên câu chuyện tình giữa nàng tiên giáng trần Yang Mi và chàng tiều phu A Bay. Mối tình giữa tiên và người kết thúc khi Yang Mi bị bắt trở về trời.

Những phiến đá được tạo thành từ thân xác chàng trai, còn dòng thác đổ xuống ngàn năm qua là nước mắt khóc thương của cô gái.

25 thg 11, 2019

'Pizza Đà Lạt': món ăn hè phố tình tứ mùa se lạnh

Gần như du khách nào đến Đà Lạt cũng đều ít nhất một lần thưởng thức món bánh tráng nướng mệnh danh 'pizza Đà Lạt' trong tiết trời se lạnh của vùng đất này.

Du khách vui vẻ chờ ăn bánh tráng nướng Đà Lạt - Ảnh: M.VINH

Xung quanh lò bánh tình tứ, ấm cúng, khách chờ phần lớn là những đôi yêu nhau, 1/3 số còn lại là gia đình và nhóm bạn trẻ. Đủ chuyện vui, buồn được thủ thỉ trong khoảnh khắc ấy.

Anh NGUYỄN NAM LẬP

Món bánh tráng nướng thập cẩm nhiều màu sắc luôn "níu" du khách và được gọi với cái tên mỹ miều "pizza Đà Lạt".