Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh niên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh niên. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 7, 2019

Độc đáo lễ cầu mưa ở vùng đất của những ông vua không ngai

Nghi lễ cầu mưa của người Jrai là một nét văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa Trường Sơn. Họ tin rằng những Pơtao Apui - Vua lửa, có khả năng thông linh với trời để cầu mưa đổ xuống ruộng nương đang khô khát. 

Rơlan Hieo (người chít khăn) nghiêm cẩn chủ trì nghi lễ cúng cầu mưa. TRẦN HIẾU 

Vùng đất của những ông vua không ngai 

Theo dọc quốc lộ 25 xuôi về hướng đông nam Gia Lai, vượt qua đèo Chư Sê là cả vùng bình nguyên rộng lớn. Đây là một trong những vựa lúa lớn nhất của khu vực Tây nguyên. Vùng đất khô khát này đã không còn cảnh thiếu nước khi công trình đại thủy nông Ayun Hạ hoàn thành năm 2002, tưới cho hơn 13.500 ha lúa nước và hàng ngàn ha cây trồng cạn khác. Thiếu nước mùa khô không còn là nỗi lo sợ của người dân bản địa khu vực này.

1 thg 7, 2019

Lãng du ở phố núi

Sắc vàng của những cánh rừng châu Âu chắc chắn cuốn hút kẻ lữ hành ưa xê dịch. Vậy nhưng nếu ai đó may mắn có mặt ở phố núi Pleiku (Gia Lai) thời điểm này sẽ không khỏi xuýt xoa bởi sắc thu ngọt ngào không kém.

Thác Phú Cường. TRẦN HIẾU 

30 thg 6, 2019

Rừng hóa đá bên núi Chư A Thai

Do hoạt động địa chất, dưới chân núi Chư A Thai (H.Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) hàng trăm triệu năm trước, những cánh rừng nguyên sinh bị vùi xuống bùn đất rồi hóa thành đá.

Núi Chư A Thai bị người dân xới tung để tìm đá 

Đến nay, sau khi được phát hiện, loại khoáng sản này đang bị người dân khai thác đến cùng kiệt. 

7 thg 6, 2019

Nhớ thương bánh chập chập

Chỉ cần thoáng nghe hương vị của những chiếc xe sắn hấp dừa, của những bếp than sắn nướng, một khoảng trời thương nhớ lại ùa về với món bánh chập chập mộc mạc, chân phương.

Bánh chập chập có thể chấm với mắm cái cá cơm. Thanh Ly 

Lâu, rất lâu rồi! Những ngày tôi còn ở cùng với ba má nơi vùng núi cao xứ Quảng. Ngày ấy quê tôi còn nghèo lắm. Nhà ai cũng cố gắng tích trữ nhiều lúa, khoai và đặc biệt là bột sắn để mùa đông tới trong những ngày lạnh lẽo có cái để ăn thêm. Thực đơn bột sắn của má cũng chỉ loanh quanh món bánh chập chập, ấy vậy mà mỗi khi làm bánh cả nhà quây quần, vui đáo để. 

3 thg 6, 2019

Ghềnh Ráng Tiên Sa - bãi biển của truyền thuyết

Ở Quy Nhơn (Bình Định) có một bãi biển đẹp như tranh là Ghềnh Ráng Tiên Sa (thuộc P. Ghềnh Ráng). 

Nơi đây đá chất ngổn ngang tạo thành ghềnh, quanh năm đùa giỡn cùng biển xanh màu ngọc bích 

Điểm đặc biệt của nơi đây chính là quần thể những bãi đá nằm liền kề nhau và những bãi đá tập trung theo đường cong của eo núi Xuân Vân. Núi xanh soi bóng với biển xanh. Nhờ vào vẻ đẹp độc đáo mà Ghềnh Ráng luôn thu hút khách du lịch khi đến Quy Nhơn.

30 thg 5, 2019

Ngẩn ngơ bánh tét miền Tây

Miền Trung quê tôi, phần lớn bánh tét “chung thủy” công thức nhân đậu, thịt heo và đòn to dài, thường dùng dịp giỗ, lễ, tết. Về miền Tây ăn bánh tét mới thấy người miền này rất thoáng trong việc dùng nhân, tạo kích cỡ, hoa văn..

Bánh Tét ở miền Tây như món ăn chơi, có thể ăn lúc nào cũng được mà không cần một... lý do. Quang Viên 

Bánh tét ở đây cũng được dùng phổ biến hơn. Nó như món ăn chơi, có thể ăn lúc nào cũng được mà không cần một... lý do. Lần đầu đến An Giang, tôi ngẩn tò te trước một mâm bánh tét có 5 kích cỡ khác nhau. Loại to nhất bằng bánh tét miền Trung nhưng ngắn một nửa. Nhỏ nhất chỉ bằng ngón tay. Khám phá bên trong chiếc bánh thì càng thú vị. 

Về miền Tây ăn bánh tằm ngũ sắc

Hơn 40 năm qua, ông Dương Hoàng Trung (68 tuổi, ngụ P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) vẫn luôn giữ hồn những chiếc bánh quê. Đặc biệt, bánh tằm se ngũ sắc do ông làm ra có hương vị rất riêng và đẹp mắt.

Ông Dương Hoàng Trung với hơn 40 năm làm bánh dân gian. DUY TÂN 

Ông Trung kể, từ năm 1970, ông đã thường phụ mẹ làm bánh dân gian, dần dần đam mê rồi quyết tâm theo nghề. Đến khi lấy vợ là bà Trương Thị Chiều (năm nay 63 tuổi) có cùng sở thích, năng khiếu nên hai vợ chồng cùng nhau giữ nghề cho đến nay. 

23 thg 5, 2019

Dân dã bánh nếp xứ Quảng

Dân dã, bình dị, bánh nếp là một trong những món ăn đặc trưng của xứ Quảng. 

Bánh nếp xứ Quảng. Ảnh: Văn Hoàng 

Bánh nếp có hai lớp, chất liệu chính làm nên lớp vỏ bên ngoài là gạo nếp trồng trên đồng đất phù sa phì nhiêu vừa thơm vừa dẻo. Sau mỗi vụ gặt, người ta chọn nếp được thu hoạch trên thửa ruộng có hạt tròn, mẩy để dành mang đi xay lấy bột làm bánh nếp. Lớp nhân bên trong hoàn toàn không phải thịt hay trứng, tôm hay tép mà chỉ là đậu xanh - loại đậu có hạt nhỏ, thơm, không bị lép. 

Cháo lòng An Thổ

Tôi nhớ thời xưa, Tam Kỳ (Quảng Nam) nức danh món cháo lòng An Thổ ở khu vực nửa quê nửa phố thuộc phường Hòa Hương. Cháo lòng An Thổ không chỉ ngon mà còn “bình dân” đúng nghĩa về phong cách phục vụ, chỗ ngồi và giá. 

QUANG VIÊN 

12 thg 5, 2019

Rau ranh nấu canh ốc đá

Ve râm ran gọi hè, tôi rong ruổi xe máy lên thăm bạn ở vùng cao Quảng Ngãi. Rừng núi hiện ra trong tầm mắt với màu xanh ngắt dưới nắng vàng. Khí hậu mát dịu như tấm lòng hiền hòa của người dân miền sơn cước. 

Canh rau ranh nấu cùng ốc đá hiện diện trong bữa cơm của người miền núi. Trang Thy 

Bữa cơm nhà bạn có món canh rau ranh nấu cùng ốc đá khá lạ lẫm và cách ăn cũng khác thường, gây sự tò mò cho khách phương xa. Lá rau sẫm màu nằm cạnh ốc nâu đen ẩn hương vị ngọt lành trong tô canh dân dã. Chậm rãi thưởng thức rau ranh giòn mềm với vị ngọt lẫn chát dịu, húp thêm muỗng nước canh chợt vị ngọt lịm dần tan nơi lưỡi rồi trôi xuống thực quản. Nhón ốc trong chén đưa lên miệng, nhẹ nhàng hút phần ruột ra khỏi vỏ rồi chậm rãi nhai sần sật. Vị ngọt từ thịt ốc quyện với vị cay của ớt, sả lẫn hương vị rong rêu nơi suối khe nơi đại ngàn, ngon khó gì sánh bằng. 

Một thời mít cám

Hấp dẫn món chả mít cám. THANH LY 

Mít cám ngon thường là những quả nhỏ, nhiều cám, màu vàng rộm, lấm tấm bột. Để chọn mít cám như vậy, người có kinh nghiệm cất công leo lên các cành của cây mít vì mít cám ở gốc cây thường rất chát. Mít cám ít ngọt nên tưởng chừng không có tác dụng gì, lại trở thành nguyên liệu của nhiều món ăn vặt

Đơn giản nhất là “kẹo” mít cám. Mít cám vừa hái vào, gói vào lá chuối đập dập để bớt vị chát. Tiếp tục cho đường bát vào đập, khi đường bám đều vào thịt mít, dùng tay vo thành từng viên tròn. Đến mùa mít cám, kẹo mít cám là “mặt hàng” không thể thiếu trong gian hàng tuổi thơ. Chỉ vài đồng tiền lá mít đã có thể nhận lại một cây kẹo mít cám.

10 thg 5, 2019

Bánh bò nướng thanh long

Mỗi lần về quê miệt Vĩnh Long, tôi lại rất thích thú khi được thưởng thức món bánh bò nướng thanh long ruột đỏ với hương vị vừa béo, vừa thơm, vừa xốp, lại có màu sắc rất bắt mắt.

Bánh bò nướng thanh long dùng với nước trà nóng là một sự kết hợp tuyệt vời. TÔ PHỤC HƯNG 

Những nghệ nhân tại đây cho biết: Trước tiên phải chọn những trái thanh long chín đỏ, tươi, vỏ mỏng, sau đó bỏ vào cối xay nhuyễn rồi chắt lấy nước để nguội. 

Dân dã canh chua lá giang cá cơm khô

Lá giang là loại dây leo, mọc hoang dại, có rất nhiều ở miền Trung. Lá có vị chua dịu, các món ăn được chế biến từ lá giang rất tốt cho sức khỏe con người.

Lá giang và cá cơm khô. Ngô Mã Thiên 

Theo đông y, lá giang giúp thanh nhiệt, giải độc, có tính kháng sinh cao. Những người bị đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu có thể ăn lá giang giúp nhuận tràng, tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng.

Nồng nàn gỏi tỏi Lý Sơn

Gỏi tỏi Lý Sơn nồng nàn, vị ngọt quyện với hương thơm của rau và gia vị lưu mãi nơi đầu lưỡi. Lòng lâng lâng vui sướng khi thưởng thức gỏi tỏi trên bãi biển lộng gió, ngắm ráng chiều hư ảo phía trời xa.

Gỏi tỏi Lý Sơn ăn kèm bánh tráng. Trang Thy 

Cô chủ quán cạnh bãi biển huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đon đả: “Mấy anh ăn gỏi tỏi nghen! Ngon lắm!”. Cả nhóm gật đầu hưởng ứng. Chừng mươi phút sau, những đĩa gỏi tỏi hiện diện trên bàn cùng bánh tráng đầy gọi mời. Dò hỏi, cô chủ quán “bật mí” cách chế biến khá giản đơn và nhanh gọn.

Hương đậu phộng trên vùng đất cát

Trong hương lúa chín, mùi thơm của nồi đậu luộc hòa quyện bay khắp ngõ xóm, đồng quê cùng với nụ cười trong trẻo của đám con nít.

Một ngày tỉ mỉ, tay thoăn thoắt nhổ và tách đậu trong nắng tháng tư. THANH LY 

Giữa cái nắng bỏng da, mợ khum người, tay nhổ thoăn thoắt từng bụi đậu phộng. Vừa tách ra khỏi đất cát, những hạt đậu nho nhỏ, xinh xinh, màu trắng sữa nằm gọn trong đôi bàn tay gầy guộc, rám nắng của mợ. Một mùa đậu phộng nữa lại về trên những tấm lưng lom khom ngoài bãi cát. 

2 thg 2, 2019

Săn nấm tràm ở Phú Quốc: Liều mình băng rừng lội suối vì của hiếm

Nấm tràm được người dân Phú Quốc nâng niu bởi vòng đời của nó quá ngắn, mưa ít khó mọc, mưa nhiều khó sống. Vì điều đặc biệt đó, chúng tôi quyết băng rừng tìm nấm để trải nghiệm cảm giác đi tìm của hiếm.

Nấm tràm có màu tím rất đẹp 

Về miền Tây, ăn miến gà 'chửi' Phú Quốc

Thú thật là tôi rất háo hức, nhưng vẫn có gì đó còn “ấm ức” khi đến TT.Dương Đông, Phú Quốc ăn món miến gà của bà Loan.

Một tô miến gà tại quán bà Loan. QUANG VIÊN 

Cô bạn ở đảo ngọc nói ăn bún “quậy”, bún kèn Dương Đông là xưa rồi. Đến đây, ăn miến “chửi” của bà Loan thì mới ấn tượng. Tôi thắc mắc bún “chửi”, phở “quát” là “đặc sản” Hà Nội, không lẽ ở Phú Quốc giờ cũng có sao. Vậy là tôi mang câu hỏi đó tìm đến quán bà Loan gần cổng chợ đêm ở TT.Dương Đông cùng những lời dặn dò kỹ lưỡng từ cô bạn. 

2 thg 1, 2019

Về Huế đi chợ Đông Ba

Sức hút của chợ Đông Ba không chỉ tới từ vị trí, mà phần lớn do những sản vật, món ăn, thức uống nơi này đủ đánh gục không chỉ người xa xứ mà còn cả dân xứ xa ghé một lần cho biết.

Đủ loại rau bày ở chợ. Ảnh: Hồng Hạnh 

Với người xa xứ, nỗi nhớ quê bao giờ cũng hiển hiện hình ảnh cái chợ. Chợ với những hàng quán, món ăn. Chợ với hình ảnh các bà mẹ te tái xách giỏ đi tới đi lui như một ký ức khó phai. Thành ra, mỗi khi có dịp về Huế, vừa cất va li là tôi ngoắc ngay chiếc xích lô để ra chợ Đông Ba. 

27 thg 12, 2018

Thơm lừng món dế ngày mưa

Trong tiếng mưa lộp bộp rớt từng hạt trên mái tôn đã nghe tiếng ơi ới rủ nhau: “Chuẩn bị đi bắt dế bọn bây ơi!”. Khi mùa đông đang chùng chình qua ngõ, cả nhà nhau quây quần bên mâm cơm có đĩa dế thơm lừng.

Hấp dẫn món dế xào. Văn Hoàng 

Mỗi khi nghe nhắc đến “bắt dế” thì y chang lũ con nít ở cái xóm ven sông Thu Bồn (Quảng Nam) nơi tôi ở lại nhảy dựng cả lên. Đứa hí hửng phụ cha hạ ghe xuống, đứa chạy tút vào chái bếp tìm chai nhựa thật to để đựng dế. Ghe vượt nước đang ngấp nghé lấn vào nhà rồi theo dọc hàng rào, bụi cây trong làng mà vớt những con dế vàng ươm, béo tròn núc ních nằm thin thít.

3 thg 12, 2018

Người miền Tây lên đỉnh núi Cấm săn loài ốc kỳ lạ 'tan' vào đá núi

Trên núi Cấm có loài ốc kỳ lạ, mùa mưa chúng từ lòng đất trồi lên, vào mùa nắng chúng như cơn gió, ‘tan’ vào đá núi. Bao đời nay, người dân sơn cước không rõ chúng là ốc gì nên gọi là ốc đá hay ốc núi. 

Ốc đá được tìm thấy dưới lớp lá khô. THANH DŨNG