Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 12, 2019

Người Xa Phó ở Nậm Kéng thêu thổ cẩm làm du lịch

Ngược dốc quanh co, vượt qua đoạn đường gập ghềnh, chúng tôi đến Nậm Kéng, thôn người Xa Phó của xã Nậm Sài (huyện Sa Pa, Lào Cai), “thủ phủ” của nghề thêu tay thổ cẩm truyền thống đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể năm 2014… Hơn 60 nóc nhà quần tụ, người Xa Phó ở bản Nậm Kéng cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc, nghề truyền thống. 

Những hoa văn độc đáo


Những năm gần đây, du khách đến Sa Pa rất muốn đến Nậm Sài để được tận mắt trải nghiệm cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc Xa Phó với nhiều phong tục truyền thống còn được gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày nay. Cũng như các dân tộc anh em sinh sống ở rẻo cao, người Xa Phó ở Nậm Kéng có cả kho tàng văn hóa độc đáo, nhưng họ đã biết gìn giữ, bảo tồn và phát huy để làm du lịch cộng đồng…

Phụ nữ Xa Phó thêu thổ cẩm. 

27 thg 11, 2019

Bánh đúc của người Nùng xứ Mường

Chợ phiên vùng cao Mường Khương ngày chủ nhật tấp nập đông vui ngay từ sáng sớm. Đây là một trong những phiên chợ còn giữ được nhiều nét đặc sắc văn hóa chợ phiên vùng cao ở Lào Cai. 

Hòa vào dòng người đến chợ, chúng tôi rất thích thú khi tham quan các gian hàng nông sản của chợ phiên vùng cao. Nhưng có lẽ, điều làm chúng tôi háo hức hơn cả là được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, lạ miệng của đồng bào nơi đây. Ngoài thắng cố, phở chua, thì có một món ngon làm mềm lòng biết bao du khách khi đến Mường Khương. Đó là món bánh đúc làm từ bột đao thanh mát…


16 thg 11, 2019

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch. 

Trong tín ngưỡng Tết cơm mới, độc đáo nhất vẫn là nghi lễ giữ hồn lúa mẹ ở nương và nghi lễ rước hồn lúa mẹ về kho thóc hoặc sàn nhà. Ngày đầu tiên đi gặt, chỉ có hai vợ chồng chủ nhà, dậy sớm chuẩn bị cơm gói và chiếc hái, gùi qua đầu và đặc biệt là hòn đá thần (loại đá trắng có nhiều hạt hình ngũ giác tạo thành - trông giống hạt gạo). Ngày đi hái lúa đầu tiên giống như đi đón hồn lúa về nhà nên mọi việc phải được kiêng kỵ thì hồn lúa mới về đến nhà, nên gia chủ phải đi một mạch đến nương, không đi đường tắt, trên đường đi không được hỏi chuyện hay trả lời người khác. 

Người Xá Phó thu hoạch lúa để tổ chức Tết cơm mới. 

8 thg 11, 2019

Hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình, núi đồi thơ mộng

Đến với hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), bạn sẽ đắm say với phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng thơ mộng hòa trong không gian văn hóa đa sắc màu cùng nền ẩm thực vô cùng hấp dẫn của nhiều dân tộc nơi đây.

Vẻ đẹp thơ mộng, sơn thủy hữu tình của hồ Hòa bình - Ảnh: DANH TRỌNG

Hồ Hòa Bình được hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Đây là một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, với chiều dài 230 km, kéo dài từ Hòa Bình tới Sơn La. Dung tích của hồ vào khoảng 9,45 tỷ m3.

28 thg 10, 2019

Hoang sơ rẻo cao Hồng Ngài

Nếu có dịp đặt chân đến Hồng Ngài - bản Mông hẻo lánh, địa danh đã trở nên quen thuộc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, nhiều du khách sẽ được trải nghiệm với điểm đến thú vị trong hành trình lên miền Tây Bắc.

Rẻo cao Hồng Ngài hiện ra trong nắng vàng - Ảnh: H.DƯƠNG

Nằm ẩn mình giữa khung cảnh rừng núi hoang vu, Hồng Ngài hôm nay hiện ra khác hẳn tưởng tượng của chúng tôi.

Thay cho khung cảnh nghèo đói trước đó là hình ảnh những cửa hàng tạp hóa, điểm thương mại dịch vụ mọc lên san sát, sầm uất ngay ở đỉnh con dốc. Trường học, trạm y tế, trụ sở UBND, nhà văn hóa... đều được xây dựng kiên cố, khang trang, đẹp đẽ.

21 thg 10, 2019

Nghề dệt vải thổ cẩm Mai Châu hút du khách tham quan trải nghiệm

Từ lâu nghề dệt vải thổ cẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái trắng, huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan trải nghiệm. 

Những năm gần đây, huyện Mai Châu đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với những loại hình: Du lịch cộng đồng, homestay, du lịch văn hóa nổi tiếng ở vùng Tây Bắc. Một trong những nét đẹp văn hóa đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch đến Mai Châu chính là các sản phẩm dệt vải thổ cẩm truyền thống, đậm chất sáng tạo với nhiều màu sắc, hoa văn của đồng bào dân tộc Thái. 

Nghề dệt vải thổ cẩm của người Thái trắng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thu hút du khách tham quan trải nghiệm. 

15 thg 10, 2019

Dệt vải lanh - Nghề thủ công truyền thống của dân tộc H'mông

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghề làm nương rẫy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao....
Ở Sơn La, dân tộc HMông có số dân đông thứ 3 với 114.578 người cư trú chủ yếu ở các vùng nuí cao thuộc các huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu và Sông Mã, Mai Sơn, Mường La. Sơn la có 3 nghành Mông: HMông hoa, HMông trắng, HMông đen với các nét đặc trưng văn hoá độc đáo khác nhau.

Ảnh: TTXVN

Với dân tộc HMông, bên cạnh nghè làm nương dãy, ruộng nước và chăn nuôi...họ còn có một số nghề thủ công truyền thống đạt kỹ thuật cao mà đặc sắc hơn cả là nghề dệt vải lanh (dùng sợi lanh để dệt thành vải).

13 thg 10, 2019

Lễ Kin Pang Then của người Thái Trắng Điện Biên

Lễ Kin Pang Then là một trong những di sản văn hóa đặc sắc trong nghệ thuật hát Then của người Thái trắng tại Điện Biên, đến nay vẫn được trao truyền. 

Lễ Kin Pang Then thường diễn ra vào dịp đầu năm mới (sau Tết nguyên đán) khi tiết trời mát mẻ, vạn vật sinh sôi, cây cối nảy lộc, đâm chồi, đơm hoa, kết trái. Vào thời điểm thiên nhiên như hòa quyện với lòng người cũng là lúc thầy Then tổ chức lễ Kin Pang Then để gặp mặt các con nuôi về mừng mệnh Then được “vững như trụ bạc, chắc như trụ vàng". 

Cuối tuần, lên Mường La tắm khoáng nóng Ngọc Chiến

Suối khoáng nóng ở bản Lướt, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La được xem như là đặc ân của tạo hóa. 

Nằm ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Sơn La gần 80 km, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Sơn La. 

10 thg 10, 2019

Động Tiên Sơn giữa núi rừng Tây Bắc

Động còn nguyên nét hoang sơ với nhiều nhũ đá đẹp, con sông nhỏ chảy quanh suốt 4 mùa không cạn nước. 

Hang động Tiên Sơn thuộc xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cách thị trấn Sa Pa hơn 40 km. Đây là một trong những hang đá đẹp của vùng Tây Bắc còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ.

Trước cửa động có nhiều cây xanh mọc ra từ vách đá khô cằn trông lạ mắt. 

Trước đây, người dân địa phương thường gọi là động Đán đòn hoặc Đá trắng. Năm 1996, động Tiên Sơn được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích thắng cảnh cấp Quốc gia. Đến năm 2008, nơi đây được quy hoạch thành khu du lịch.

30 thg 9, 2019

Cốm Tú Lệ - quà của núi rừng Tây Bắc

Cốm được làm từ giống lúa quý, có màu xanh đậm, hạt mềm và hậu vị đắng nhẹ mang đặc trưng của vùng Tú Lệ. 


Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nổi tiếng với giống lúa nếp tan đặc trưng. Vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang. Trong thôn bản, tiếng chày cối nhịp nhàng đang chuẩn bị cho ra lò những mẻ cốm Tú Lệ nức tiếng gần xa. 

1 thg 9, 2019

Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu
Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu. 

25 thg 8, 2019

Hang Mường Tỉnh - căn cứ cách mạng chứa đựng giá trị lịch sử to lớn

Nằm dưới chân dãy núi đá vôi hùng vĩ, ẩn mình dưới đại ngàn ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, Di tích Lịch sử cấp quốc gia hang Mường Tỉnh (bản Chống, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) là nơi gắn với quá trình hình thành, phát triển Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Điện Biên (cũ), Ban Cán sự tỉnh Lai Châu (cũ) và phong trào cách mạng trên địa bàn. Hang Mường Tỉnh còn là địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn với khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, tiềm năng du lịch của Di tích này đang bị “bỏ ngỏ”. 

Đường vào hang Mường Tỉnh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN 

21 thg 8, 2019

“Pây Tái” nét đẹp văn hóa Rằm tháng 7 của người Nùng, Tày ở Yên Bái

“Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7” là câu nói dân gian có từ lâu đời thể hiện tầm quan trọng của cái tết tháng Âm lịch đối với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc. Rằm tháng 7 Âm lịch còn gọi là lễ “Pây Tái” - một trong ba cái tết quan trọng nhất của năm. 

Lễ “Pây tái” dịch ra tiếng Kinh có nghĩa là về nhà ngoại, thường diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy hằng năm. Mặc dù đã có chút mai một, song ở Lục Yên, Yên Bái nét đẹp văn hóa này vẫn được duy trì và gìn giữ.

Cứ đến ngày 14/7 Âm lịch hằng năm, gia đình chị Hoàng Thị Hòa (dân tộc Nùng, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, Yên Bái) lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị ăn Tết rằm tháng 7. Mọi người trong gia đình quây quần làm bánh chuối, vịt thịt để cúng tổ tiên, chuẩn bị đồ lễ để “Pây tái” nhà ngoại.

Chị Hòa chia sẻ: “Ngay từ ngày 13 Âm lịch gia đình tôi đã đi tìm vịt, gà sạch và chuẩn bị gạo, đỗ, lạc để ngày 14 đi Tết nhà ông, bà ngoại. Gia đình tôi luôn duy trì phong tục này hằng năm để gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình.” 

Chị Hoàng Thị Hòa cùng chồng gánh đồ "Pây tái". 

Kin Chu Sìn – chủ nhân của những ngôi nhà nấm nơi rẻo cao

Nằm sâu trong lòng thung lũng, giữa quả đồi rộng lớn, những mái nhà vuông vức được phủ mái cỏ theo thời gian đã phủ một lớp rêu thành những ngôi nhà "nấm" khổng lồ, bản Kin Chu Sìn thu hút nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng bởi vẻ đẹp độc, lạ này.


Kin Chu Phìn cách trung tâm xã Nậm Pụng (Bát Xát) khoảng 10km. Ở độ cao 1.000m so với mực nước biển, không khí ở Kin Chu Phìn vào mùa động, nhiệt độ xuống thấp, có một thời điểm tuyết phủ trắng cả một góc trời. Kin Chu Phìn là bản của người Dao. Vì thời tiết khắc nghiệt diễn ra thất thường trong năm nên đồng bào dân tộc đã tự bảo vệ cơ thể của mình bằng cách xây dựng những ngôi nhà có mái vuông vức được lợp cỏ hoặc tôn, có tường dày và kính. Nhìn xa xa những ngôi nhà ở bản chẳng khác gì những cây nấm khổng lồ được mọc lên từ đất.

19 thg 8, 2019

Rộn ràng lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La

Lễ mừng cơm mới (ồ ứng khẹ ê) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Si La (xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), được cộng đồng người Si La trân trọng gìn giữ từ đời này sang đời khác, với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, sung túc.

Nét đẹp văn hóa


Theo truyền thống của người Si La, lễ mừng cơm mới được tổ chức đầu vụ thu hoạch vào ngày Hợi, Ngọ, Tỵ, Thân hoặc Thìn tháng 8 âm lịch hàng năm và diễn ra trong một ngày tại gia đình trưởng mỗi dòng họ. Gia đình trưởng dòng họ có bàn thờ và trưởng họ thường là người thay mặt cho cả dòng họ làm các thủ tục trong các nghi lễ cúng. Tuy nhiên, vì lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc trưng tiêu biểu của đồng bào Si La nên không chỉ tổ chức tại mỗi gia đình trưởng dòng họ riêng, mà tại tất cả các dòng họ khác trong bản cũng đều tổ chức lễ mừng cơm mới và sau các nghi lễ cúng mời tổ tiên, các gia đình trong họ sẽ đến dự bữa cơm mừng cơm mới tại nhà trưởng dòng họ. 

Các điệu múa mô phỏng sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Si La như giã gao, sàng gạo.... 

18 thg 8, 2019

Cuộc bình định vùng Tây Bắc của vua Lê

Sau khi bình định vùng Tây Bắc, trên đường quay trở về, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn bia để ghi nhớ sự kiện này, đồng thời răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên giới. Ngày nay bia Lê Lợi đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Nằm trong khuôn viên đền thờ vua Lê Thái Tổ thuộc xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu, bia Lê Lợi là một hiện vật lịch sử đặc biệt về một sự kiện lớn của nước Đại Việt đầu thời Hậu Lê.

Văn bia này ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc của đất nước. Đó là sự kiện năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với Kha Đốn - một kẻ phản nghịch ở Ai Lao (nước Lào) quấy nhiễu nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (Thuận Châu, Sơn La ngày nay)

31 thg 7, 2019

Hang Kia - Pà Cò: Biến “vùng nóng” ma túy thành “vùng mát” du lịch

Hang Kia - Pà Cò trước vốn được biết đến là điểm nóng về ma túy của tỉnh Hòa Bình nhưng ít ai biết rằng nơi đây sở hữu nhiều tiềm năng du lịch. 

Hang Kia - Pà Cò là hai xã miền núi thuộc huyện Mai Châu (Hòa Bình), nằm ở độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển. Nơi đây có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư khai thác để trở thành điểm đến thu hút du khách.

Ngày 26/7, tại hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch Hang Kia - Pà Cò, ông Bùi Văn Tỉnh - Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình đã đề nghị UBND tỉnh sớm nghiên cứu và ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng homestay đối với bà con, cụ thể là hỗ trợ vật chất như chăn, ga, đệm, khu vệ sinh... đồng thời có cơ chế để ngân hàng chính sách đầu tư cùng bà con làm homestay đạt tiêu chuẩn.

Ông Bùi Văn Tỉnh cũng cho biết tỉnh Hòa Bình sẽ mở rộng tuyến quốc lộ 6 vào trung tâm xã Hang Kia, nâng cấp hạ tầng điện, nước, viễn thông để thu hút đầu tư, phục vụ hoạt động du lịch. 

Hang Kia - Pà Cò có 2 mùa chủ đạo là mùa khô và mùa mưa, khí hậu trong lành mát mẻ, với những khu rừng nguyên sinh còn được bảo tồn. 

Vẻ đẹp tươi tắn, trong trẻo của thiếu nữ vùng cao Hang Kia - Pà Cò

Vẻ đẹp dễ thương, trong trẻo của các thiếu nữ vùng cao Hang Kia - Pà Cò luôn mang tới nhiều cảm xúc cho những du khách từng một lần đặt chân tới đây 

Hang Kia - Pà Cò là 2 xã miền núi thuộc huyện Mai Châu (Hòa Bình). Nhờ thiên nhiên và khí hậu ưu đãi, vẻ đẹp của các thiếu nữ nơi miền sơn cước càng thêm tỏa sáng. 

27 thg 7, 2019

Lên Sơn La thưởng thức măng bói ngọt thơm

Măng bói vị ngọt, mềm, tính lành, dễ chế biến, làm được rất nhiều món ăn cũng có thể làm măng ớt ngâm cũng rất thơm ngon. 

Sơn La vốn nổi tiếng với các món ẩm thực dân tộc, trong đó có các món ăn rất đỗi quen thuộc với bà con, được chế biến từ các loại rau, măng, củ quả có trong tự nhiên.

Măng Bói (tiếng Thái gọi là “Nó bói”) rất quen thuộc với người dân ở Sơn La nói riêng và một số tỉnh Tây Bắc nói chung. Cây măng bói không chọn đất, dễ trồng nhưng ở những nơi đất tốt, ẩm ướt, khí hậu mát mẻ thì tre, măng sẽ phát triển tốt hơn, củ măng sẽ to hơn, ngon hơn. 

Măng bói.