Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử - Giai thoại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử - Giai thoại. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 5, 2022

Thực hư về nấm mộ khổng lồ của Cao Biền trên đất Phú Yên

Cho đến nay, người dân Phú Yên vẫn lưu truyền câu ca dao về cái chết của Cao Biền trên mảnh đất quê hương: “Cao Biền táng tại Đồng Môn...".

Mả Cao Biền là tên gọi của một ngọn đồi thấp nằm bên đầm Ô Loan, thuộc địa phận thôn Đồng Môn, xã An Hải, huyện Tuy An, Phú Yên. Phía sau địa danh này là một giai thoại ly kỳ được lưu truyền về nhân vật lịch sử Cao Biền

12 thg 4, 2022

Chuyện lạ ở phố cổ Hà Nội thời phong kiến

Trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, bao nhiêu con người tài hoa được sinh ra, và từ nơi khác đến có cơ hội phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, tại đây, cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười.

Góc phố Hà Nội xưa (ảnh tư liệu).

Hà Nội là thủ đô của nước ta, có bề dày lịch sử, văn hoá. Hà Nội xưa kia còn có tên gọi Thăng Long. Trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này, bao nhiêu con người tài hoa được sinh ra, và từ nơi khác đến có cơ hội phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, tại đây, cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười.

31 thg 3, 2022

Đền thờ Đại tướng quân thống lĩnh 12 cửa biển

Đền Đệ Nhất do nhân dân làng Đệ Nhất xây dựng tại xóm Tân Phong, xã Diễn Nguyên - Diễn Châu. Đền Đệ Nhất xây dựng từ thời Lê, để thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, ông là người thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển, bảo vệ vùng duyên hải.

Từ “Tướng thống lĩnh coi giữ 12 cửa biển”

Theo gia phả họ Hoàng ở Vạn Phần (nay là Diễn Vạn, Diễn Châu) và văn bia “Nam miếu tôn thần sự tích” do Tổng tài quốc sử quán Cao Xuân Dục biên soạn và một số tài liệu khác tại địa phương, Sát Hải Đại Vương tên thật là Hoàng Tá Thốn, hiệu là Tô Đại Liêu, sinh ngày 15/4/1254 (năm Giáp Dần) ở làng Vạn Phần, huyện Diễn Châu. Mẹ người họ Trương ở thôn Lý Trai.

Cổng tam quan đền Đệ Nhất 

Tương truyền rằng: một buổi sáng tinh mơ, Trương phu nhân ra sông gánh nước bỗng thấy 2 con trâu từ dưới nước nhào lên và lao vào húc nhau. Chúng lao đến chỗ bà, bà dùng đòn gánh đuổi, tự nhiên hai con trâu biến mất. Nhưng một cái lông trâu đã dính vào đầu đòn gánh rồi rơi xuống thùng nước, bà uống phải, thì thấy trong người khác thường. Từ đó bà mang thai, ít lâu sau sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Hoàng Tá Thốn. Lớn lên Hoàng Tá Thốn có sức khỏe hơn người, vật giỏi, trai tráng trong vùng không ai địch nổi, đặc biệt là tài bơi lội.

Hoàng Tá Thốn lớn lên gặp lúc đất nước bị giặc Mông Nguyên xâm lược. Do có tài bơi lội, giỏi võ nghệ, thông minh, lắm cơ mưu nên được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bổ sung vào đội thủy binh của triều đình và chiêu làm “Nội thư gia” (giúp việc binh thư).

Văn bia cổ nêu bật công trạng của Hoàng Tá Thốn

Mùa thu tháng 8 năm 1284, Hưng Đạo Vương tổng duyệt binh ở bến Đông Bộ Đầu, Hoàng Tá Thốn được giao nhiệm vụ “quản quân mãnh lang” thủy chiến đóng giữ nơi xung yếu. Trong những lần giao tranh với quân giặc, Ngài cùng các chiến hữu của mình lặn xuống sông đục ngầm thuyền địch, làm đắm hàng trăm chiếc. Quân Nguyên hoảng sợ bỏ chạy tan tác, Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tháo chạy, Ô Mã Nhi dùng thuyền nhỏ vượt biển thoát thân. Từ đó Ngài trở thành trợ thủ thân cận của Hưng Đạo Vương.

Sau 2 lần xâm lược Đại Việt thất bại, tháng 3 năm Bính Tuất (1286) quân Nguyên quyết chiếm nước ta lần nữa. Lần này Hoàng Tá Thốn tiếp tục được triều đình giao nhiệm vụ chỉ huy đội quân “mãnh lang” thủy chiến. Cuộc chiến kéo dài suốt 2 năm (1286-1288), làm nên chiến thắng lẫy lừng là trận Bạch Đằng năm Mậu Tý được ví như trận Xích Bích, khiến quân Nguyên phải kinh hồn bạt vía, từ bỏ hẳn ý định xâm lược Đại Việt.

Chính điện từ phía ngoài vào đền thờ Đệ Nhất

Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, triều đình luận công ban thưởng, vua Trần Nhân Tông phong cho Hoàng Tá Thốn là Sát Hải Chàng Lại Đại Tướng Quân, ban tước “Minh Tự” làm tướng thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển, bảo vệ vùng duyên hải. Từ đó ngày đêm ngài huấn luyện, truyền dạy cho binh sỹ trở thành những thủy binh thiện chiến nhất. Ngày 15/3/1339, trên đường đi tuần thú đường biển từ Thanh Hóa đến Cửa Trào huyện Hoằng Hóa, Ngài đã hóa.

Triều đình được tin, truy phong là Tô Đại Liên Thiên Bồng Nguyên Soái Đại Tướng Quân, cho thuyền rồng chở linh cữu về quê Vạn Phần an táng tại xứ Mả Cháy và lập đền thờ ở đó.

Về sau các triều đại đều sắc phong cho Ngài là “Sát Hải Đại Vương Quản quân Mãnh lang Thiên Bồng Nguyên Soái Đại Tướng Quân, thượng thượng đẳng tôn thần”, “Bản xứ Thành Hoàng Bảo Đức Phúc Thần Quản Quân Mãnh Lang Thái Minh Trợ Quốc Tích Dân Hồng Mô Vĩ Lược Hoằng Tế Quảng Đại Vương”...

Đến đền Đệ Nhất - nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng

Một trong 2 rùa cổ đội hạc, tuy nhiên cặp hạc phía trên theo thời gian đã không còn 

Ghi nhớ công lao to lớn của Ngài, nhân dân khắp nơi ở các vùng duyên hải đều lập đền thờ Ngài như: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Khánh Hòa, Ninh Thuận...

Đền Đệ Nhất không chỉ là công trình kiến trúc tín ngưỡng tâm linh mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương nói riêng và của dân tộc nói chung. Trong phong trào Cần Vương, làng Đệ Nhất là nơi đóng quân của nghĩa quân cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn.

Năm 1928, đồng chí Võ Nguyên Hiến được tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội cử về xây dựng cơ sở ở Diễn Châu. Từ cơ sở Hậu Luật (Diễn Bình) đồng chí đã mở rộng sang làng Đệ Nhất (Diễn Nguyên).

Sau khi Đảng bộ huyện Diễn Châu ra đời, chi bộ làng Đệ Nhất là 1 trong 2 chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Diễn Châu cũng được thành lập tại đền Đệ Nhất. Ngày 20/8/1945, tại đền Đệ Nhất, Lý Trưởng đã bàn giao ấn triện, sổ sách, giấy tờ cho chính quyền cách mạng. Ngày 21/8/1945, nhân dân làng Đệ Nhất tập trung tại sân đền sau đó cùng với nhân dân làng Thái Xá đi bắt bang tá Hữu Trân, đoàn biểu tình kéo xuống phối hợp với nhân dân toàn huyện biểu tình đấu tranh cướp chính quyền, thành lập chính quyền Việt Minh.

Ông Trần Văn Thanh, người trông coi đền bên chiếc bàn cổ dùng để đặt lễ tế 

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đền Đệ Nhất trở thành nơi cất vũ khí, đạn dược, nơi tập trung dân quân tự vệ, nơi đón tiếp bộ đội về làng, nơi kết nạp Đảng viên mới, nơi tập trung nhân dân để tuyên truyền cách mạng.

Hàng năm ở Đền Đệ Nhất có các kỳ lễ lớn như: Lễ Khai hạ được tổ chức vào mồng 7 tháng giêng âm lịch. Lễ thượng nguyên còn gọi là tết Nguyên Tiêu là lễ cầu an, giải hạn đầu năm được tổ chức vào 2 ngày 14 và 15 tháng Giêng (âm lịch). Lớn nhất là lễ giỗ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn được tổ chức vào rằm tháng 3 âm lịch (từ ngày 14-15/3). Lễ chính được tổ chức vào 9 giờ sáng ngày 15/3 đến 11 giờ sáng.


Hiện đền đang lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như 2 con rùa bằng đá, cối đá dùng để giã các hương liệu, bia đá cổ, chiếc bàn hình vuông rộng chừng 1,2m được chạm hổ phù, rồng và các linh vật khác.

Đền có nhiều tượng cổ, đây là bàn thờ 5 vị Ngũ Công Vương Phật

Chiếc bàn cổ hàng trăm năm tuổi này thường được đưa ra ngoài sân để đặt lễ tế, mỗi năm 4 kỳ: rằm tháng giêng, tháng 3, tháng 6 và tháng 12 âm lịch. Ngoài ra, đền còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ được gọi là Công Vương Phật, hiện các pho tượng này còn giữ được nước sơn ta nguyên bản, rất quý.

Ông Trần Văn Thanh, 82 tuổi, người trông coi đền Đệ Nhất

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đền Đệ Nhất là công trình văn hóa tâm linh lâu đời tiêu biểu của nhân dân Diễn Nguyên nói riêng và cả vùng nói chung. Đây là nơi ghi dấu và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử cũng như sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương trong nhiều thế kỷ.


Vì thế hàng năm, vào những ngày lễ trọng, nhân dân quanh vùng về dự rất đông. Đó cũng thể hiện tấm lòng tri ân, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngọc Phương

7 thg 3, 2022

Chuyện về “người khổng lồ” Cao Nhà Bàn

Vùng Thất Sơn huyền bí một thời là cứ điểm, nơi dừng chân lý tưởng của nhiều nhà ái quốc làm cách mạng, bậc chân tu, người thất chí, thậm chí kẻ côn đồ muốn làm “anh hùng Lương Sơn Bạc”.Trong dòng chảy lịch sử đó, xuất hiện cụ Lê Văn Thùy (sau trở thành “người khổng lồ” Cao Nhà Bàn). Nhưng về nguồn gốc gia tộc, gia đình cụ, thậm chí ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ đặt cho cụ thì cả trăm năm còn chưa rõ.


Cụ Lê Văn Thùy đến vùng đất này với tâm thế người thất chí, vì hoàn cảnh gia đình. Sử sách cho biết, cụ Thùy (sinh khoảng năm 1849, mất năm 1925, làng Trung Lương, tỉnh Mỹ Tho) là con của một vị quan triều Nguyễn (bị tử trận trong cuộc kháng chiến chống Pháp). Cụ Thùy biết chữ Nho, cùng vợ con sống đạm bạc ở làng quê. Qua một trận dịch bệnh hoành hành, vợ con chết hết, số người thân còn lại ít, thấy làng quê tiêu điều, cụ bỏ nhà vào vùng đất Thất Sơn. Ở trọ nhà của người quen (đoạn Nhà Bàng - Cây Mít, gần núi Trà Sư), cụ thường giao du, đàm đạo quốc sự với nhiều nhà sư và những người làm cách mạng.

2 thg 3, 2022

“Ông Hổ” trên xứ cù lao

Nhiều người biết đến xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) ngày nay với tên gọi quen thuộc là cù lao Ông Hổ. Nguồn gốc của tên gọi này gắn với giai thoại rất thú vị. Sự tồn tại của chùa Ông Hổ là minh chứng sinh động cho sự có mặt của “Ông Ba Mươi” trên xứ cù lao.

Tượng Ông Hổ ở cù lao Ông Hổ

Lòng tôn kính

Ông Hồ Văn Sẻn (sinh năm 1949, ngụ ấp Mỹ Long 2, xã Mỹ Hòa Hưng), nhà ở gần chùa Ông Hổ và cũng thường xuyên ghé thăm chùa, phụ chăm sóc hoa viên, cây cối. Ông Sẻn nhớ lại: “Ông bà tôi nhiều đời sống ở xứ cù lao này. Nghe ông nội tôi kể lại, lúc vợ chồng người chài lưới bắt gặp con vật nhỏ nằm ở đám cỏ trên sông, ông bà cứ nghĩ đó là con mèo nên vớt về nuôi, khi lớn lên mới phát hiện là hổ.

1 thg 3, 2022

Bí ẩn tượng đá "ông Phật" đồ sộ trên đỉnh núi Chư Pao ở Gia Lai

Núi Chư Pao nổi tiếng là khu vực có nhiều tảng đá đồ sộ, xưa kia, đây là nơi bộ đội làm công sự trong chiến tranh. Trong đó, có tượng đá hình "ông Phật" gắn với những câu chuyện kỳ bí.

Núi Chư Pao được biết đến là nơi xảy ra trận đánh ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với một địa hình có nhiều tảng đá lớn và hang động nên Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3) đã dùng làm căn cứ, công sự kháng chiến.

Ba tượng đá khổng lồ đứng sừng sững trên đỉnh núi Chư Pao.

8 thg 2, 2022

Huyền tích ngôi cổ tự bên gốc củ chi ở Long An

Chùa Phước Định không khang trang, bề thế như nhiều cổ tự khác trong vùng. Tuy nhiên, chùa được nhiều người biết đến bởi có những câu chuyện, giai thoại ly kỳ.

Huyền tích cổ tự

Những ngày cuối năm, ông Phạm Văn Phước (70 tuổi, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tất bật với công việc lau dọn ngôi cổ tự mang tên Phước Định. Sau nhiều tháng đóng cửa tránh dịch, ông hi vọng ngôi chùa nhỏ có thể đón bà con trong ấp đến lễ Phật.

Ông không nhớ nổi tuổi đời của ngôi chùa nhỏ. Khi được gia đình giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ chùa, ông chỉ được kể lại rằng, chùa có từ đời ông sơ của mình. Trước khi có chùa, khu vực này là cánh rừng hoang vu, không dấu chân người.

Sau đó, một người đàn ông từ miệt Lộc Giang (huyện Đức Hòa) đến chặt tre, hái lá dựng ngôi chùa nhỏ để tu tập. Không hiểu vì sao sau đó người này sang lại chùa cho dòng họ của ông Phước.

Chùa Phước Định lẩn khuất sau những tán cây xanh mát tạo cảm giác thanh bình, thư thái.

7 thg 2, 2022

Tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy, Cần Thơ

Có thể nói, tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy đã thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên...

Nằm bên rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ xưa. Ngày nay ngôi đình này vẫn lưu giữ tục thờ hổ rất độc đáo

5 thg 2, 2022

Về những trận tử chiến ở Hổ Quyền xứ Huế xưa

Trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái. Đây là một trận đấu hấp dẫn, được người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.

Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới

3 thg 1, 2022

Câu chuyện về hòn Phụ Tử ở Hà Tiên

Ở nơi hai cha con nằm xuống mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Người dân địa phương coi hòn to là cha và hòn nhỏ là con, gọi chung là hòn Phụ Tử...

Nằm ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hòn Phụ Tử là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Hà Tiên. Tên gọi của hòn Phụ Tử gắn liền với một truyền thuyết đầy cảm động về tình cha con

4 thg 12, 2021

Những ngôi chùa mục đồng ở Biên Hòa

 Khi tìm hiểu lịch sử các ngôi chùa, phần người sáng lập thường là các vị tu sĩ, có đôi khi đó là những nhà quyền thế có tâm bồ đề tự bỏ tiền của ra xây chùa để tu tập tại gia rồi sau đó mời thầy về trụ trì, nhưng cũng có không ít trường hợp phần người sáng lập ghi là dân làng, đó là những trường hợp người dân trong làng tự quyên góp tiền của lại xây chùa để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của mình. Trong nhiều trường hợp, nhất là trường hợp do dân làng xây dựng lên, thì phát xuất ban đầu là do trẻ mục đồng.

Những ngôi chùa có liên quan đến mục đồng như vậy ở nước ta - nhứt là ở miền Nam - có rất nhiều, trong đó nhiều ngôi ngoài tên chính thức còn được người dân gọi tên là chùa Mục Đồng luôn. Truyền thuyết chung về tên gọi Mục Đồng của các ngôi chùa này là: Trẻ chăn trâu dùng đất sét nặn tượng Phật, rồi lập am để thờ. Nhờ Phật ấn chứng tâm thành thuần khiết của chúng, cho nên một số am, chùa mục đồng đơn sơ với các tượng Phật đất sét hồn nhiên sau này đã trở thành những ngôi chùa khang trang rộng lớn. Bổ sung cho truyền thuyết này còn có lời kể sau: Mục đồng nặn tượng Phật rồi thả xuống nước (sông, rạch), tượng nào nổi tức là linh thiêng sẽ được mang lên thờ. Các am, chùa ấy thường có tên là chùa Phật nổi...

2 thg 12, 2021

Chuyện chiếc chuông cứu chúa ở chùa Sắc Tứ Linh Thứu

Tui viếng thăm chùa Sắc Tứ Linh Thứu (Châu Thành, Tiền Giang) trong một dịp đến Trại rắn Đồng Tâm. Trên đường từ quốc lộ 1A rẽ vô Trại rắn khoảng 2 km là tới chùa Linh Thứu (đi tiếp 2,5 km nữa là tới trại rắn).


Cổng chùa Sắc Tứ Linh Thứu. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngôi chùa có kiến trúc khá ấn tượng, nhưng ấn tượng hơn cả lại là những truyền thuyết chung quanh nó. Qua lời kể của những người ở chùa và tìm hiểu thêm qua website của Phật giáo Tiền Giang thì những giai thoại ấy như sau:

13 thg 11, 2021

Bí mật lịch sử đầy bi tráng của hải đăng Lý Sơn

Nhiều du khách ghé thăm hải đăng Lý Sơn khi có dịp khám phá hòn đảo du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi, nhưng không phải ai cũng biết về những tháng ngày bi tráng từng diễn ra ở ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam này.

Nằm ở xã Lý Hải, hải đăng Lý Sơn là một công trình gắn với nhiều sự kiện lịch sử của đảo Lý Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Theo các tư liệu, hải đăng được người Pháp đưa vào hoạt động năm 1898, nằm dưới sự quản lý của Sở Đèn pha

4 thg 11, 2021

Bí mật lịch sử của chùa Am, Hà Tĩnh

Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi bờ cõi, hoàng hậu Bạch Ngọc vào chùa Am tu hành. Ngày ngày bà tụng kinh niệm Phật cầu cho quốc thái dân an, vong linh các tử sĩ được siêu thoát...

Tọa lạc tại xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, chùa Am là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất khu vực Băc Trung Bộ. Chùa được khởi dựng từ đầu thế kỷ 15, có lịch sử gắn liền với cuộc đời hoàng hậu Bạch Ngọc, một vị hoàng hậu cuối thời Trần.

25 thg 10, 2021

Bí mật phong thủy ẩn giấu trong lăng mộ mẹ vua Khải Định

Lăng Vạn Vạn là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Vị trí đặc biệt của lăng này liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa.

Nằm tại phường An Đông của TP Huế, lăng Vạn Vạn hay Tư Thông lăng là nơi an nghỉ của Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 – 1944), thường được gọi bà Tiên Cung. Bà là vợ hai của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ của vua Khải Định.

24 thg 10, 2021

Câu chuyện tình buồn thảm trong hang động nổi tiếng vùng Tây Bắc

Cái thế giới bằng đá bình yên vĩnh cửu, ẩn chứa nỗi buồn sâu thẳm từ câu chuyện tình đó không đổi thay cho đến nay. Đó chính là cảnh quan kỳ vĩ mà du khách có thể chứng kiến trong lòng động Pu Sam Cáp.

Nằm ở ngoại vi thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu, động Pu Sam Cáp là một quần thể hang động tuyệt đẹp được cho là sánh ngang với các hang động ở vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng. Hang động này gắn với với một câu chuyện tình bi đát được kể lại trong vùng.

11 thg 10, 2021

Thiền sư Đại Điên

Hồi còn nhỏ, thỉnh thoảng tui có đọc mấy tập truyện tranh về Tế Điên hòa thượng, - một ông hòa thượng ăn thịt, uống rượu say bét nhèm, nửa điên nửa tỉnh nhưng phép thuật kinh hồn - tui cứ nghĩ đây là một nhân vật tưởng tượng được viết ra cho con nít (như tui) đọc. Sau này tui mới biết đó là một nhân vật có thiệt, được người đời sau thêu dệt nhiều chi tiết huyền hoặc.

Nhiều năm sau này, tìm hiểu các tích truyện Việt Nam, tui phát hiện ở nước Việt xưa cũng có một vị sư tên Đại Điên. Đại Điên không nổi tiếng như Tế Điên hòa thượng và cũng không tài phép như ông ta, nhưng cũng có pháp thuật cao cường. Câu chuyện về nhà sư Đại Điên có liên quan đến một vị sư lừng lẫy trong lịch sử nước nhà, đã từng được phong làm quốc sư thời nhà Lý, đó là Từ Đạo Hạnh - thế danh là Từ Lộ. Nói cho đầy đủ, đây là câu chuyện về bộ ba Đại Điên - Từ Vinh - Từ Lộ, trong đó Từ Vinh là thân phụ của Từ Lộ.

Chùa Thầy Hà Nội. nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh,

17 thg 8, 2021

Những chuyện kỳ thú ít ai biết trên đỉnh Fansipan

Với độ cao 3.143m, Fansipan không chỉ là ngọn núi cao nhất Đông Dương mà còn ẩn chứa bên trong lòng mình rất nhiều câu chuyện ly kỳ, khó lý giải.

Bí ẩn đỉnh núi “dự báo thời tiết” cạnh đỉnh Fansipan

Năm 2010, rừng Hoàng Liên Sơn trải qua một vụ cháy rừng khủng khiếp. Khi lửa đang cháy như Hỏa Diệm Sơn và các lực lượng cứu rừng đều đã mệt lử lả, thì ông Trần Ngọc Lâm - người được mệnh danh là “người rừng” trên Fansipan với hơn 20 năm lang thang ẩn dật, thuộc từng ngóc ngách đệ nhất hùng sơn Tây Bắc này – phán chắc nịch: “Mai rừng sẽ hết cháy. Chúng ta sẽ đi xem những đống than trên dãy Hoàng Liên”.

Kỳ lạ thay, đúng như lời ông nói, hôm sau Hoàng Liên Sơn mưa như trút nước, rừng hết cháy thật. Không lẽ “người rừng” Trần Ngọc Lâm có tài “hô mưa gọi gió”?

“Người rừng” Trần Ngọc Lâm.

2 thg 8, 2021

Những câu chuyện truyền thuyết thú vị về núi Đôi Quản Bạ ở Hà Giang

Du khách khi đến với Hà Giang thường dừng lại trên đường vào huyện Quản Bạ, ngắm nhìn tòa thiên nhiên căng tròn phía xa với ánh mắt trầm trồ.


Sở dĩ người dân nơi đây gọi là núi Đôi bởi vì hai quả núi gần như bằng nhau được xếp song song. Và mỗi mùa, gò bồng đảo của thiên nhiên ấy lại được tô điểm màu sắc khác nhau và du khách khi có dịp ghé chân vào thời gian nào cũng có những trải nghiệm thú vị.

Núi Đôi gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết được đồng bào các dân tộc nơi đây lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi.

Tiếng đàn môi của chàng réo rắt đã níu giữ trái tim của một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.

11 thg 5, 2021

Kỳ thú hòn đá Ông Đùng với dấu chân khổng lồ ở Nghệ An

Tồn tại trên sườn núi Đá, xóm An Phong, xã Thanh An, huyện Thanh Chương (Nghệ An), từ bao đời nay, đá Ông Đùng được biết đến như là một khối đá thiêng gắn liền với những câu chuyện huyền bí, hấp dẫn ở địa phương.

Trong dân gian, ông Đùng là một nhân vật mang nhiều đặc điểm huyền thoại (thân thể to lớn, có sức mạnh phi thường, có công dời non lấp bể...). Từ xa xưa ông Đùng được người dân xem là một trong những vị thần khởi thủy, từng để lại dấu tích ở khắp các vùng miền và được nhân dân ở khắp nơi thờ cúng. Tại huyện Thanh Chương, ngoài đá Ông Đùng ở xã Thanh An, còn có đền thờ ông Đùng… Trong ảnh: Núi có đá Ông Đùng ở xã Thanh An. Ảnh: Huy Thư