Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 2, 2019

Điểm danh 4 "Vạn lý trường thành" nổi tiếng của Việt Nam

Chưa thể tới "bản gốc", ngay tại Việt Nam, "vạn lý trường thành phiên bản Việt" cũng sở hữu cảnh đẹp không kém gì với di sản bên Trung Quốc.

Khu di tích lịch sử Tức Dụp, An Giang


Đây là một địa điểm không nên bỏ lỡ khi tới thăm An Giang. Từng là một địa điểm kháng chiến nhưng giờ đây, Tức Dụp khoác lên mình một màu xanh của thiên nhiên ban tặng.

24 thg 12, 2018

Trời lạnh thưởng thức ẩm thực nóng hổi xứ Lạng

Những món ăn vặt nổi tiếng của Lạng Sơn đặc biệt thích hợp để thưởng thức trong thời tiết lạnh giá những ngày này.

Vịt quay là một trong những món ăn đặc trưng nhất của xứ Lạng. Từng miếng thịt dày mềm, thơm mùi lá rừng, lớp da nâu vàng béo ngậy, vừa giòn vừa dai nóng hôi hổi dường như càng trở nên ngon hơn trong ngày đông

25 thg 10, 2018

Bản Tày làm du lịch cộng đồng

Không chỉ được trải nghiệm các ngôi nhà sàn của người dân bản Tày, du khách đến với Bắc Sơn còn được chiêm ngưỡng thung lũng lúa tuyệt đẹp, các mái nhà lợp ngói âm dương thanh bình và hòa mình vào những đêm nhạc hội cộng đồng sôi động.

Những mái nhà sàn san sát ở Quỳnh Sơn nhìn từ trên cao - Ảnh: HẢI DƯƠNG

Cách Hà Nội khoảng 170km theo quốc lộ 1A, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - từng được biết đến với cuộc khởi nghĩa du kích Bắc Sơn - ngày nay không chỉ là vùng đất với cảnh sắc tươi đẹp và phong phú các giá trị văn hóa truyền thống, mà còn được biết đến nhiều nhờ những bản du lịch cộng đồng tại các thôn bản Tày, xã Quỳnh Sơn.

25 thg 7, 2018

10 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Lạng Sơn

Xứ Lạng có rất nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng mà bạn có thể khám phá và tận hưởng trong chuyến du lịch của mình.

1. Mẫu Sơn: Vào mùa đông, Mẫu Sơn là nơi thu hút rất nhiều du khách tới ghé thăm và chiêm ngưỡng băng tuyết tuyệt đẹp. Không chỉ thế, nơi này còn hấp dẫn du khách bởi thánh địa cổ, núi đá, hầm mộ đá... Nếu đi du lịch nghỉ dưỡng thì khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 là thích hợp nhất.

3 thg 6, 2018

3 địa điểm ngắm lúa chín đẹp nhất Việt Nam

Không cầu kì hay phô trương, vẻ đẹp giản dị gần gũi của 3 địa điểm dưới đây thực sự để lại nhiều ấn tượng với mọi người.

Với nhiều người, mùa lúa chín là một thời điểm đẹp nhất trong năm

3 thg 5, 2018

Làng nấu mía đường trăm năm

Nà Rọ là ngôi làng duy nhất ở xã Song Giang, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn còn giữ được nghề làm mía đường đã gần 100 năm. Nghề làm mía đường tuy vất vả nhưng mang lại thu nhập khá cho bà con nơi đây.

Mồ hôi trên ruộng mía 


Đã thành thông lệ, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, bà con làng Nà Rọ lại bắt đầu ra quân trồng mía. Để đến tầm tháng 11 thu hoạch làm mẻ mía đường phục vụ nhu cầu Tết. Chị Vi Thị Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Song Giang cho hay: Nghề trồng mía để làm đường phên bằng phương pháp thủ công đã có mặt ở đây gần trăm năm. Hiện trong xã chỉ còn mỗi làng Nà Rọ vẫn làm. Mỗi năm trồng một vụ mía. Bắt đầu từ tháng 1 tới tháng 11 được thu. Thu xong lại lấy ngọn giâm xuống đất cho mùa sau. 

Thu hoạch mía để chuẩn bị làm đường phên. 

20 thg 4, 2018

Đi hội Ná Nhèm

Nổi tiếng bởi màn rước sinh thực khí, Hội Ná Nhèm là một nghi thức độc đáo nhằm cầu may mắn, bình an của bà con dân tộc Tày Làng Mỏ (xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn).

Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, người dân Làng Mỏ lại nô nức kéo về đình làng mở hội và tiến hành các nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng, đức thánh Cao Sơn Quý Minh, đức vua Miêu Tĩnh và đức vua Cao Quyết.

Đi đầu là đám rước long ngai và bài vị của đức vua Cao Quyết từ đình Làng Mỏ đến miếu Xa Vùn, tiếp đó là đoàn rước do bốn nhân vật gồm một Chánh tướng và ba phó tướng dẫn đầu.

Người dân Làng Mỏ rước bài vị, long ngai của vua Cao Quyết từ đình làng ra miếu Xa Vùn.

19 thg 3, 2018

Trai tráng Lạng Sơn đua sức tại Hội thi Phài Lừa

Sự hấp dẫn, kịch tính tại Hội thi Phài Lừa trên con sông Kỳ Cùng chảy qua TP.Lạng Sơn thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia cổ vũ. Đây là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết, tín ngưỡng văn hóa và thể hiện tinh thần thể thao, thượng võ.

Hội Phài Lừa (Hội đua bè mảng) diễn ra vào sáng 10.3 (tức ngày 23 tháng Giêng) trên con sông Kỳ Cùng thơ mộng chảy qua địa bàn TP.Lạng Sơn là một trong những lễ hội đặc trưng, truyền thống của huyện Bình Gia và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định tổ chức hội thi mang quy mô tỉnh với sự tham gia của 12 đội thi đến từ 6 thôn, bản của huyện Bình Gia và Tràng Định. 

Ban tổ chức trao cờ cho đại diện 2 huyện Bình Gia và Tràng Định. 

7 thg 3, 2018

Lễ hội Ná Nhèm rước 'của quý' ở Lạng Sơn khiến du khách đỏ mặt

Nghi thức rước "của quý" vừa thu hút sự tò mò, vừa làm cho nhiều người ngại ngùng.

Rằm tháng Giêng hằng năm, người dân ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn lại tổ chức lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") để cầu an, cầu mùa màng tươi tốt đầu năm mới. Trước đây, lễ hội được tổ chức 3 năm một lần vào, sau đó phục dựng vào năm 2012, duy trì mỗi năm và được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2015. Điều đặc biệt là lễ vật mô phỏng "của quý" của cánh đàn ông, đôi khi khiến du khách ngượng chín mặt. 

Tàng thinh và Mặt nguyệt - Ảnh: Hồng Vân 

28 thg 2, 2018

Hạt dẻ Lạng Sơn, thứ quà tết ngậy bùi

Hạt dẻ. Ảnh. Hoàng Huế 

Nói tới hạt dẻ, mọi người nghĩ ngay tới thứ quà nức tiếng của Cao Bằng. Tuy nhiên, không chỉ Cao Bằng mà ở Lạng Sơn, thứ quà này đang ngày càng khẳng định chỗ đứng, gây thương nhớ cho những người sành ăn, góp thêm chút dư vị cho xứ Lạng xinh đẹp. 

Xung quanh thành phố Lạng Sơn, đồng bào người Tày đã ươm trồng và gây dựng tên tuổi cho hạt dẻ Lạng Sơn.

Hạt dẻ ở đây là hạt trồng chứ không phải mọc tự nhiên trong rừng như hạt dẻ Cao Bằng. Thế nhưng do hợp đất, hợp nước và có bàn tay chăm sóc của con người, hạt dẻ Lạng Sơn to, bóng, đều và vị ngon đậm đà. 

9 thg 2, 2018

Du khách thích thú ngắm băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn

Từ hai ngày nay, nhiệt độ tại đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) đã xuống dưới mức 0 độ, băng giá xuất hiện tràn ngập khu vực này.

Liên tục từ ngày 29/1 đến nay, tại Mẫu Sơn nhiệt độ xuống tới mức âm độ khiến mưa, sương sớm đọng lại ngưng kết thành băng

8 thg 11, 2017

Phụ nữ nhọc nhằn kiếm sống nơi vùng biên

Ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) dù ở thời điểm nào trong năm cũng có những nhóm người làm thuê và kiếm sống ngay trước cửa chợ.

Người đứng, người ngồi bên vệ đường, dưới gốc cây với đôi quanh gánh, chiếc xe cải tiến, người vác, người gánh hàng hoa quả bán dọc đường, người cõng trên lưng mình những thùng hàng to ngất, có người thì lại đeo trên tay túi hàng nhẹ bán rong cho khách. 

7 thg 11, 2017

Bắc Sơn - Mảnh đất giàu tiềm năng du lịch

Bắc Sơn không chỉ là mảnh đất anh hùng mà còn được biết đến như một mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các nếp nhà sàn và phong tục tập quán sinh hoạt độc đáo của người bản địa. 

Khách du lịch đến thăm khu di tích Khuổi Nọi (Vũ Lễ) 

Thung lũng hoa Bắc Sơn

Trấn Yên là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Sơn, nơi chủ yếu đồng bào dân tộc Tày, Nùng sinh sống. Những năm gần đây, nhờ khai thác tiềm năng, thế mạnh trong đó có hoa tam giác mạch nên Trấn Yên trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch của tỉnh nói chung và của huyện Bắc Sơn nói riêng.

Du khách tham quan, chụp ảnh tại thung lũng hoa Bắc Sơn, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn 

11 thg 6, 2017

Đền Bắc Lệ và những giá trị tâm linh

Đền Bắc Lệ có tên chữ là Bắc Lệ Linh từ, thuộc thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền được nhà nước công nhận di tích lịch sử, văn hóa năm 1992. Vị trí của đền khá thuận lợi, có thể đến đây bằng cả đường bộ và đường sắt.

Cùng với một số đền chùa khác, đền Bắc Lệ do chiến tranh tàn phá và những lý do khác nên đền đã cũ và các di sản di vật của đền không còn nhiều. Đáng chú ý nhất là các loại văn bản như: Sắc phong, tài liệu chữ Hán của các triều đại xưa… Số còn lại việc xác định giá trị còn gặp nhiều khó khăn, do vậy đền Bắc lệ cũng nằm trong tình hình chung với các đền chùa khác ở Việt Nam, đó là việc xác định niên đại ra đời.

Qua xác định của các nhà nghiên cứu, đồng thời dựa vào hai văn bia thời Khải Định và lời kể của các cụ già tại địa phương thì đền Bắc Lệ được xây dựng cách đây khoảng 300 năm.

Tam quan đền Bắc Lệ. 

31 thg 5, 2017

Thăng trầm nghề làm ngói Quỳnh Sơn

Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), xã Quỳnh Sơn từ lâu không chỉ nổi tiếng với những điểm di tích lịch sử, những ngôi nhà sàn đượm màu thời gian, mà còn nổi tiếng với nghề làm mái ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng), vật liệu không thể thiếu trong những ngôi nhà truyền thống của đồng bào Tày, Nùng nơi đây.

Niềm tự hào của quê hương

Từ rất lâu rồi, người dân Quỳnh Sơn luôn tự hào với nghề làm mái ngói âm dương của quê hương. Thứ ngói lợp làm cho ngôi nhà mát mẻ trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông ấy đã được làm ở đây cũng hơn trăm năm. Người Quỳnh Sơn tạo nên ngói, nhưng cũng chính những viên ngói thô sơ mộc mạc kia đã tạo ra nghề truyền thống cho bà con, nên thương hiệu mái ngói Quỳnh Sơn nổi tiếng trong vùng.

Lò nung ngói âm dương. 

15 thg 3, 2017

Các sinh hoạt văn hóa truyền thống trong đám cưới truyền thống của người Tày

Cưới xin là một tập tục tốt đẹp trong đời sống. Cưới xin không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, đánh dấu sự kiện quan trọng của một đời người mà còn là ngày hội của họ hàng, của dân tộc và các sinh hoạt nghệ thuật không thể thiếu trong đám cưới người Tày ở xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Trong đám cưới truyền thống của người Tày không thể thiếu các sinh hoạt văn hóa truyền thống như: hát lượn, hát sli, hát đối đáp, ông quan lang hát lượn dặn dò cô dâu chú rể, những bài mời trầu, mời cơm, hát bài lễ bái tổ tiên và họ hàng. Còn thanh niên nam nữ họ hát đối đáp nhau, mời rượu, chúc tụng cô dâu, chú rể, họ tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngoài ra còn có "pả me" trong đám cưới người Tày. "Pả me" là người phụ nữ thay mặt bố mẹ cô dâu thực hiện mọi nghi lễ trong đám cưới, nếu như trong đám cưới của người kinh đại diện nhà gái theo cô dâu về nhà chồng có thể là nam giớ hay nữ giới thì trong đám cưới người Tày người đại diện là "pả me" trước tiên phải là người biết hát văn"hết văn đảm bái" hát văn đám cưới, họ là những người lớn tuổi có đức độ uy tín trong vùng, pả me phải là những người rất đứng đắn, lịch sự có khả năng ứng đối am hiểu phong tục tập quán của địa phương. Ngoài ra, phải đáp ứng một số tiêu chuẩn như có chồng con cháu quây quân hạnh phúc.

1 thg 3, 2017

Bánh ngải xứ Lạng

Bánh ngải xanh sẫm lại và thơm rất khẽ khàng mùi lá ngải, thứ lá thuốc dân gian vẫn quen dùng để chữa bệnh, là món ăn dân dã, một món quà ẩm thực của Lạng Sơn.

Chuyên gia ẩm thực người TP.HCM Chiêm Thành Long ngắm rất kỹ miếng bánh ngải xanh sậm đến mức gần như đen của một thí sinh trong vòng chung kết Chiếc thìa vàng 2016, một cuộc thi dành cho các đầu bếp chuyên nghiệp trên toàn quốc. 

“Em đã xử lý không tốt màu sắc của bánh ngải”, ông Long nói. Tuy nhiên, vị chuyên gia này vẫn có lời khen thí sinh đã rất chủ động trong việc đem đến một món ăn truyền thống với một hình thức điệu đà hơn xưa. Miếng bánh được bày kèm với đường caramel và mứt phết trong lòng đĩa. 

Theo ông Chiêm Thành Long, bánh ngải thường được gói bằng lá dong hay lá chuối. Lớp lá trong gói bánh ngải gói mặt phải vào trong, lớp lá ngoài lại quay mặt phải ra ngoài cho đẹp. Trên nền xanh lá đó, màu xanh của bánh ngải đậm hơn nhiều, sẫm hơn nhiều nhưng vẫn có cảm giác rất mới như một điểm nhấn. 

25 thg 12, 2016

Những đồng lúa xinh đẹp ở thung lũng Bắc Sơn

Một ngày tháng Bảy khi cơn bão Ramsan vừa tan, chúng tôi lên đường đến với thị trấn Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 160km. Thị trấn nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi những dãy núi thuộc cánh cung Ngân Sơn. Các dân tộc chính ở đây là Tày, Nùng, Dao, Kinh.

Để đến được thung lũng này, cả nhóm đi qua khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn, đèo Tam Canh và Văn Quan. Văn Quan là vùng đất trồng cây hồi để lấy tinh dầu nên nơi này người dân phơi rất nhiều hoa hồi trên vỉa hè, mùi hồi thơm như hương trầm lan tỏa khắp một vùng rộng lớn. Qua đèo Tam Canh là đến làng Quỳnh Sơn nằm gần chân núi Nà Lay, đỉnh núi này là nơi đẹp nhất để ngắm thung lũng Bắc Sơn.

Nhà sàn trong ngôi làng của người Tày

2 thg 6, 2016

Lễ hội hoa hồi lần đầu tại Lạng Sơn

Mỗi vụ thu hoạch hồi vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, đi ngang qua nhiều thôn bản tại Lạng Sơn, hương thơm thoang thoảng của những cánh hoa hồi phơi khô mang lại ấn tượng khó quên.

Cây hồi được coi là cây trồng mũi nhọn về kinh tế của Lạng Sơn trong nhiều năm qua, tổng diện tích khoảng 33.000 ha. Ngay từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn, hiện nay những rừng hồi đang được người dân tiếp tục phát triển.