Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 3, 2022

Kênh Lò Đường - Nơi hứng chịu nỗi đau thảm sát thời chiến tranh

Sự tàn khốc của chiến tranh không ai không khiếp sợ. Khi hòa bình, những câu chuyện thời chiến được nhắc lại vẫn là những vết thương khó lành. Càng xót xa hơn khi đó là những vụ thảm sát người dân vộ tội. Trong đó, vụ thực dân Pháp thảm sát 64 người dân tại kênh Lò Đường thuộc ấp Bình Phú, làng Bình Hòa, tổng Cửu Cư Thượng, quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay thuộc ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) vào ngày 28/01/1947 là một nỗi đau rất lớn.

Con kênh Lò Đường của làng Bình Hòa đã bao lần nạo vét, mở rộng nhưng nỗi đau nơi ấy vẫn còn được người dân nhắc lại. Nó là minh chứng lịch sử thời chiến tranh, nơi diễn ra vụ thảm sát đau thương.

12 thg 3, 2022

Bảo vật quốc gia mới: Mặt nạ vàng trong ngôi mộ quý

Những chiếc mặt nạ vàng Giồng Lớn, bảo vật quốc gia, đã được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Náu mình trong mộ táng

Bộ ba chiếc mặt nạ vàng Giồng Lớn được đặt tên bằng chính địa danh nơi đã tìm ra chúng. Giồng Lớn là địa điểm thuộc xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ba chiếc mặt nạ được phát hiện tại ba ngôi mộ trong các đợt khai quật khảo cổ học năm 2003, 2005 do Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN chủ trì phối hợp với Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong mộ, bên cạnh mặt nạ vàng còn có các đồ tùy táng khác như đồ gốm, đồ trang sức, tiền Ngũ Thù, công cụ, vũ khí…

Hồ sơ Bảo vật quốc gia cho biết trên cơ sở so sánh với các di tích khác trong khu vực Trung bộ, Đông Nam bộ và các di tích khác ở Đông Nam Á hải đảo, các nhà khảo cổ nhận định rằng, ba ngôi mộ này nằm trong khung niên đại từ thế kỷ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ 2. Đây cũng là niên đại của ba chiếc mặt nạ. Thời kỳ này chính là giai đoạn bản lề ở Nam bộ, khi văn hóa tiền Óc Eo tiếp thu các yếu tố mới từ bên ngoài và chuyển tiếp lên văn hóa Óc Eo.

Mô tả kỹ thuật chạm nổi, được cho là cách làm các mặt nạ vàng Giồng Lớn. Ảnh chụp màn hình Bảo tàng Anh

Bảo vật quốc gia mới: Qua đồng Long Giao - món quà của các thủ lĩnh Đồng Nai

Qua đồng Long Giao cho thấy quyền lực của các thủ lĩnh Đồng Nai. Cùng với mộ Cự thạch Hàng Gòn, qua đồng cho thấy tổ chức lao động chặt chẽ, sáng tạo thời sơ sử.

Bảo vật bên miệng núi lửa

Năm 1982 trở thành mốc quan trọng của địa điểm khảo cổ học Long Giao (TT. Long Giao, H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Trong khi đào giếng làm rẫy tại một sườn đồi, bên miệng núi lửa cổ, một người dân là ông Nguyễn Đăng Khánh đã phát hiện cả một kho vũ khí đồng thau. Một năm sau, ông Khánh hiến tặng bộ sưu tập 15 tiêu bản qua đồng (một loại vũ khí giáp chiến với tác dụng chủ đạo là bổ, chém và móc) cho Bảo tàng Đồng Nai. “Đây là một bộ sưu tập qua đồng đồ sộ, chưa từng thấy ở bất cứ vùng nào ở VN về quy mô, sức nặng và họa tiết trang trí trên thân”, hồ sơ của Bảo tàng Đồng Nai cho biết.

Thời điểm phát hiện, sưu tập qua đồng Long Giao còn khá nguyên vẹn, chỉ một số tiêu bản bị gãy lưỡi nhưng không mất. Đa số bị phong hóa ngả màu xanh lục hoặc xám nâu. Hầu như toàn bộ rìa lưỡi đều bị mẻ dạng răng cưa. Họa tiết hoa văn trang trí trên qua đồng Long Giao phong phú và còn nhìn rõ. Các nhà nghiên cứu xác định bộ sưu tập có niên đại thế kỷ 1 đến thế kỷ 3.

Một vài hiện vật trong sưu tập qua đồng Long Giao. Bảo tàng Đồng Nai

Bảo vật quốc gia mới: Ấn vàng quý nặng gần 9kg của vua Minh Mạng

Ấn vàng quý của vua Minh Mạng - ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo - được nhà Nguyễn giao lại cho Chính phủ từ năm 1945.

Cuộc chuyển giao quyền lực

Sau Cách mạng Tháng Tám, ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo đã được chuyển giao quyền sở hữu. Cuộc chuyển giao này diễn ra vào 30.8.1945, tại lầu Ngũ Phụng trên nền đài Ngọ Môn trước Đại nội Huế. Ở đó, kiếm thoái vị của vua Bảo Đại được trao cho phái đoàn đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời VN Dân chủ Cộng hòa, gồm các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận. Tài sản của vương triều cũng được thống nhất bàn giao. Sau lễ thoái vị, toàn bộ số bảo vật, trong đó có ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo, được chuyển ra Hà Nội.

Hình rồng trên ấn được tạo hình đặc biệt. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp

Bảo vật quốc gia mới: Ngôi mộ - trống đồng Gia Phú

Theo PGS-TS Bùi Văn Liêm, trống đồng Gia Phú là ngôi mộ của người có vị trí cao trong xã hội. Nó cũng cho thấy cương vực của văn hóa Đông Sơn.

Trống đồng Gia Phú. Bảo tàng Lào Cai

Chiếc trống dưới chân núi Fansipan

Tháng 3.2019, cuộc san gạt đất làm nhà của gia đình bà Hoàng Thị Vắng (thôn Tả Thàng, xã Gia Phú, H.Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đã phải tạm dừng khi chạm vào một vật cứng. Đó là chiếc trống đồng và một số di vật xương, rìu đồng, khuyên tai đá… bên trong. “Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với H.Bảo Thắng, các cơ quan chuyên môn vận động gia đình giao nộp, vận chuyển về bảo tàng quản lý”, hồ sơ bảo vật quốc gia Trống đồng Gia Phú cho biết.

Bảo vật quốc gia mới: Bát sứ ngự dụng tinh mỹ Hoàng thành Thăng Long

Hai chiếc bát được sản xuất bằng kỹ thuật cao, thấu quang và có chữ quan. Các nhà khảo cổ cho rằng đây là bát ngự dụng.

Ngoại giao… bát sứ

Hai chiếc bát sứ ngự dụng ở Hoàng thành Thăng Long đã nổi tiếng trước cả khi trở thành bảo vật quốc gia, thậm chí trước cả khi Hoàng thành trở thành Di sản văn hóa UNESCO công nhận. Từ năm 2004, khi Tổng thống Pháp Jacques René Chirac và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi thăm khu di tích Hoàng thành Thăng Long, hai chiếc bát sứ men trắng thời Lê này đã được đưa ra để hai vị khách quý chiêm ngưỡng.

PGS-TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, cho biết: “Từ khi phát hiện, chiếc bát đã trở nên rất nổi tiếng, trở thành di sản quý giá của Hoàng thành Thăng Long và nó đã được công bố nhiều trên các sách và tạp chí trong, ngoài nước. Hai vị khách đều thán phục, ngợi ca về phẩm cấp cao quý, chất lượng tuyệt hảo, vẻ đẹp tinh mỹ của đồ án hình rồng khi chiêm ngưỡng chiếc bát này”.

Hai chiếc bát nổi tiếng. T.L

Bảo vật quốc gia mới: Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long

Bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long không chỉ cân đối và tuyệt đẹp. Biểu tượng chim phượng còn được cho là báo điềm lành.

Các nhà khảo cổ học vẫn còn nhớ bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long xuất lộ năm 2002 trong lớp đất chứa nhiều gạch ngói và các thành phần trang trí kiến trúc thời Lý, thời Trần. “Xung quanh nơi lá đề xuất lộ có nhiều cấu kiện trang trí mái kiến trúc được cho là thời Lý. Đó là tượng đầu phượng, thân rồng… Chúng có thể là vật liệu kiến trúc của cùng một bộ mái”, PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, nhớ lại.

Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long. TL

Thêm 23 bảo vật quốc gia được công nhận

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 2198 công nhận 23 bảo vật quốc gia.

Trong đợt công nhận thứ 10 này, có một nhóm hiện vật thuộc bộ sưu tập tư nhân. Đó là sưu tập gốm men trắng An Biên, thuộc bộ sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng (Hải Phòng).

Bảo vật thuộc sưu tập gốm men trắng An Biên. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp

7 thg 3, 2022

Tát đìa tháng Chạp!

Khi cơn bấc ở lại sau lưng, cũng là lúc dân miền Tây bước vào “mùa tát đìa”. Có lẽ, hình ảnh những con người “chân lấm, tay bùn” - theo đúng nghĩa đen - hì hụp mò từng con cá luôn là một phần ký ức của miền sông nước dân dã.

“Mùa tát đìa”

Không phải là mùa của nắng, của mưa, mà dân quê xưa nay có thói quen gọi những hiện tượng xuất hiện vào một thời điểm nhất định có tính chu kỳ, thu hút cộng đồng tham gia là “mùa”. Tát đìa cũng nằm trong số đó. Nói nôm na, khi đầu trên, xóm dưới cùng nghe tiếng máy chạy lạch tạch ở đìa nước, họ bảo nhau: “Vô tháng Chạp là tới mùa tát đìa!”.

Thật vậy, người ta phải chờ đến tháng Chạp mới tát đìa. Vì khi đó nước lũ rút đi, để lại những con cá đồng lẩn đâu đó dưới đìa, bào. “Người ta hay tát đìa nhỏ bằng tay, đìa lớn phải bơm nước bằng máy. Có người xài máy Kohler, có người chạy máy dầu, kiểu gì cũng được, miễn nước khô để bắt cá. Hồi trước cá nhiều lắm, tới lúc tát đìa, ai nấy xúm nhau coi. Cá nhiều tới mức phải đựng bằng cần xé. Khi đó, chủ đìa lựa một mớ cá ngon rộng ăn Tết, mớ biếu xóm giềng, dư nữa thì làm khô, ủ mắm” - ông Trịnh Quốc Bình (người dân xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú) cho hay.

2 thg 3, 2022

Chiến thắng Miếu Bà Cố - Âm vang còn mãi

Về xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An hỏi miếu Bà Cố hầu như người dân nào cũng biết mặc dù ngôi miếu nhỏ nằm sâu trong con đường quanh co. Ngôi miếu nằm lặng lẽ dưới những tán cây rợp bóng, một thời là địa điểm diễn ra trận đánh oai hùng của bộ đội ta, ghi dấu chiến công trong quá trình chống thực dân Pháp.

Niềm tự hào của quân, dân Châu Thành

Trận đánh Miếu Bà Cố diễn ra vào tháng 02/1954 gắn liền với Tiểu đoàn 309 anh hùng. Tiểu đoàn 309 gồm 3 đại đội: 939, 940, 941 và Tiểu đoàn bộ 942 với quân số 672 người. Tiểu đoàn vừa sản xuất, vừa chiến đấu, giúp đỡ người dân nơi tiểu đoàn đóng quân. Chấp hành lệnh của cấp trên, tháng 02/1954, Tiểu đoàn 309 về hoạt động tại Châu Thành và các huyện lân cận, phối hợp cùng chiến trường chung ở Nam bộ vào chiến dịch Đông Xuân năm 1954.

1 thg 3, 2022

Vườn Kơ Nia hơn trăm năm tuổi độc nhất ở đồng bằng


Hẳn nhiều người nghĩ cây kơ nia chỉ xuất hiện ở núi rừng Tây Nguyên, song ngay giữa đồng bằng nơi miền đất võ Bình Định đang hiện hữu vườn kơ nia cổ thụ được xem là báu vật của người dân nơi đây.

17 thg 2, 2022

Hổ tướng Nguyễn Huỳnh Đức

Nguyễn Huỳnh Đức được người đời xưng tụng là một trong “ngũ Hổ tướng đất Gia Định” dưới thời Nguyễn Ánh. Ông được biết đến là danh tướng duy nhất từng giữ cả chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành. Ông nổi lên như một nhân vật chính trị hết sức quan trọng suốt triều vua Gia Long.

Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức được dòng họ giữ gìn tốt

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đường vua chúa trên kinh đô xưa

Tại Huế, việc đặt tên (và niên hiệu) vua chúa cho các tuyến đường kể từ thời còn vương triều Nguyễn cho đến sau này có nhiều đổi thay và chuyện hậu trường không phải ai cũng biết...

Đường Đống Đa (TP Huế) xưa có tên là đại lộ Gia Long - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

11 thg 2, 2022

Kinh Môn từng có Văn miếu

Ở khu nghĩa trang của dòng họ Mạc tại thôn Trần Xá, xã Lạc Long (Kinh Môn) vẫn còn hai tấm bia ghi chép việc trùng tu văn miếu phủ Kinh Môn. Đây là hai di vật quý hiếm về chấn hưng đạo học ở Hải Dương.

10 thg 2, 2022

Long Biên – Cây cầu thép vĩ đại tròn 120 tuổi

Cách đây 120 năm, một cây cầu thép vĩ đại mang tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (nay là cầu Long Biên) đã nối hai bờ dòng sông Hồng hung dữ và nối liền hai thành phố Hà Nội - Hải Phòng. Cây cầu khánh thành trước sự chứng kiến của vua Thành Thái và từng là cây cầu thép dài thứ hai trên thế giới, chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của nước Mỹ.

Bản vẽ mặt đứng toàn thể các nhịp cầu dài 75m với dầm chìa và nhịp dài 51m200 của cầu Doumer do Công ty Le Brun Daydé & Pillé thiết kế năm 1897. Nguồn: TTLTQG1

Là người sáng lập Liên bang Đông Dương, Paul Doumer sớm nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập hệ thống giao thông đường bộ, đường sông và đường biển. Do vậy, ngay sau khi nhậm chức, ông đã đưa ra ý tưởng xây dựng một cây cầu bắc qua sông Hồng dài hơn 1.600m song đã vấp phải nhiều ý kiến cho rằng ý tưởng này điên rồ và không thể thực hiện được. “Đặt một cây cầu ngang qua sông Hồng à? Thật là điên rồ! Điều này giống như là chồng núi lên núi để lên trời”.

9 thg 2, 2022

Tượng Phật 24 tay độc đáo ở xứ Nghệ

Chùa Phúc Mỹ hiện đang lưu giữ được một hệ thống tượng cổ đặc sắc, độc đáo hàng đầu tỉnh Nghệ An, nhất là tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề 24 tay.

Chùa Phúc Mỹ (xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) được xây dựng năm 1665. Chùa gồm 2 thượng điện và 1 hạ điện. Sau hàng trăm năm tồn tại, chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.

Những điều thú vị ở cồn Hến xứ Huế

Với những người yêu ẩm thực, cồn Hến còn được biết đến như nơi khai sinh của một số món đặc sản trứ danh đất Cố đô. Đó là món gì?

Là một dải đất nổi nên giữa dòng sông Hương ở phía Đông Kinh thành Huế, cồn Hến là một địa danh du lịch được nhiều du khách ưa thích trên đất Cố đô. Xung quanh địa điểm này có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.

5 thg 2, 2022

Về “Bạch Hổ” linh thiêng của Cố đô Huế

Ngoài yếu tố Bạch Hổ, trên cồn Dã Viên còn xảy ra một câu chuyện hấp dẫn khác liên quan đến loài hổ.

Nằm giữa dòng sông Hương, ở phía Tây Nam của kinh thành Huế, cồn Dã Viên có một vai trò đặc biệt trong phong thủy của Cố đô Huế xưa.

Ẩn số về bức tượng hổ thời Trần đẹp nhất Việt Nam

Trong triều đình, dù không phải vua, Trần Thủ Độ vẫn được tất cả nể sợ như sợ hổ. Có phải bức tượng hổ ở lăng mộ ông ngầm phản ánh điều này?

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ một bức tượng hổ cổ xưa có giá trị lịch sử đặc biệt. Bức tượng này có niên đại từ thế kỷ 13-14, được đưa về từ lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình