Hiển thị các bài đăng có nhãn TT Lưu trữ QG I. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TT Lưu trữ QG I. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 4, 2022

Rạp Quảng Lạc xưa

Với tên gọi Quảng Lạc - Niềm vui rộng khắp, rạp là một trong những sân khấu yêu thích của người dân thủ đô những năm đầu thế kỷ 20.

Rạp Quảng Lạc thành lập năm 1916[1], chiều rộng khoảng 15 mét, chiều dài khoảng 29 mét[2]. Rạp tọa lạc tại số 8, Rue Géraud (nay là phố Tạ Hiện), Hà Nội.

Phố Tạ Hiện năm 1952 (nguồn humazur.univ-cotedazur.fr)

9 thg 4, 2022

Bệnh viện De Lanessan và các dự án xây dựng từ cuối thế kỷ 19

Bệnh viện De Lanessan, nay được sử dụng làm Bệnh viện quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô, chính thức được khởi công vào ngày 22 tháng 12 năm 1891, cách đây đúng 130 năm. Ngay sau khi chiếm được Hà Nội, chính quyền thuộc địa nhận thấy cần phải xây dựng một bệnh viện lớn. Trước đó, việc đặt Bệnh viện Hà Nội trong kho gạo cũ của Thành Hà Nội được coi là tạm thời. Ngay sau năm 1885, việc xây dựng một bệnh viên mới yêu cầu cần có một vị trí phù hợp. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm, do có các ý kiến khác nhau và vì những khó khăn về tài chính cản trở việc thi công, nên kế hoạch xây dựng bệnh viện phải đến năm 1891 mới bắt đầu được triển khai.

Tính đến khi khởi công xây dựng bệnh viện năm 1891, đã có 6 dự án cho công trình này với các đề xuất khác nhau. Ngày 22 tháng 12 năm 1891, Toàn quyền De Lanessan đã đặt viên đá đầu tiên khởi công cho công trình này[1]. Tuy nhiên, các công việc thi công chính thức phải sang năm 1892 mới được thực hiện.

Toàn cảnh Bệnh viện De Lanessan đăng trên Tờ Tạp chí Đông Dương năm 1894

Khiêm Lăng – Lăng của hoàng đế Tự Đức

Lăng Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế. Đây là nơi chôn cất của vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông trị vì được 36 năm từ 1847 đến 1883, là vị vua ở ngôi lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông mất vào ngày 16/6 năm Quý Mùi tức ngày 19/7/1883, hưởng thọ 54 tuổi. Bài vị của ông được thờ trong Thế Miếu thuộc hoàng thành Huế.

Bản phúc ngày 25 tháng Giêng năm Thành Thái 8 (1896) của Nội các về việc tu sửa đồ thờ ở Khiêm Cung. @ TTLTQG I, Châu bản triều Nguyễn

8 thg 4, 2022

Hà Nội 130 năm về trước…

Không phải ngẫu nhiên mà người Pháp coi năm 1892 là năm của “nghệ thuật và xã hội” (l’année artistique et mondaine)[1] , bởi sự kiện mở đầu cho năm này chính là lễ khánh thành trụ sở mới của Société Philharmonique (Hội Hiếu nhạc) - Nhà hát nhạc kịch châu Âu đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 16-1-1892.

Mặt chính diện tòa nhà Société Philharmonique (Hội Hiếu nhạc - Nhà hát nhạc kịch châu Âu đầu tiên ở Hà Nội). Ảnh sưu tầm.

Trụ sở của Hội Hiếu nhạc được cải tạo từ một ngôi chùa cổ ban đầu do Sở quân nhu lính khố đỏ Bắc Kỳ sở hữu (nay là Nhà hát múa rối Thăng Long số 57B phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội).

Phố Lý Nam Đế xưa

Phố Lý Nam Đế ngày nay dài 1.090 mét, rộng 7 mét, bắt đầu từ phố Phan Đình Phùng đến phố Trần Phú, nằm trên vị trí bức tường phía đông của thành Thăng Long thời Nguyễn.

Trụ sở của Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhà số 4 phố Lý Nam Đế ngày nay (trước đây là nơi ở của sĩ quan cao cấp quân đội viễn chinh Pháp) với phong cách kiến trúc kết hợp Á-Âu, được kiến trúc sư người Pháp Hébrard đặt tên là “Phong cách kiến trúc Đông Dương”. Ai đi qua tòa biệt thự này đều có cảm giác tòa nhà giống như một ngôi chùa cổ kính vì những mái đao cong cong, những cửa sổ tròn cách điệu, nhưng thực ra bên trong toà nhà hiện đại, thoáng mát, có lò sưởi kiểu châu Âu, sàn gỗ lim hàng trăm năm tuổi vẫn đen bóng, những hành lang có cửa sổ tạo thành không gian thoáng đãng vừa hiện đại, vừa cổ kính. Ảnh sưu tầm.

5 thg 4, 2022

Có bao nhiêu con phố ở Hà Nội từng được mang tên Đại thi hào Nguyễn Du?

Lịch sử hình thành và đặt tên phố Nguyễn Du thời Pháp thuộc có những điểm thú vị mà ngày nay người ta vẫn còn có thể tìm thấy trong tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Vào giai đoạn từ 1889 đến 1920, lần đầu tiên, chính quyền thuộc địa đã thể chế hóa các quy chuẩn đối với đường, phố, bao gồm cả các khu phố cũ và khu phố mới. Chiều dài, chiều rộng của các phố mới và cũ của Hà Nội được quy định chi tiết, những con đường mới mở bắt buộc phải theo chỉ giới đường được thông qua bởi nghị định của các cấp có thẩm quyền.

10 thg 2, 2022

Long Biên – Cây cầu thép vĩ đại tròn 120 tuổi

Cách đây 120 năm, một cây cầu thép vĩ đại mang tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (nay là cầu Long Biên) đã nối hai bờ dòng sông Hồng hung dữ và nối liền hai thành phố Hà Nội - Hải Phòng. Cây cầu khánh thành trước sự chứng kiến của vua Thành Thái và từng là cây cầu thép dài thứ hai trên thế giới, chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của nước Mỹ.

Bản vẽ mặt đứng toàn thể các nhịp cầu dài 75m với dầm chìa và nhịp dài 51m200 của cầu Doumer do Công ty Le Brun Daydé & Pillé thiết kế năm 1897. Nguồn: TTLTQG1

Là người sáng lập Liên bang Đông Dương, Paul Doumer sớm nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập hệ thống giao thông đường bộ, đường sông và đường biển. Do vậy, ngay sau khi nhậm chức, ông đã đưa ra ý tưởng xây dựng một cây cầu bắc qua sông Hồng dài hơn 1.600m song đã vấp phải nhiều ý kiến cho rằng ý tưởng này điên rồ và không thể thực hiện được. “Đặt một cây cầu ngang qua sông Hồng à? Thật là điên rồ! Điều này giống như là chồng núi lên núi để lên trời”.