Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 10, 2023

Khám phá chợ ẩm thực Châu Ổ

Được hình thành từ khu chuyên buôn bán đồ ăn trước đây ở thị trấn, chợ ẩm thực Châu Ổ (Bình Sơn) nổi lên như một không gian mới lạ, độc đáo từ món ăn đến hình thức. Nơi đây không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn là điểm nhấn đối với những người ở địa phương khác mỗi khi đến với vùng đất có con sông Trà Bồng chảy qua.

Với thiết kế theo phong cách sử dụng những bức tường bích họa cùng những chiếc nón lá trang trí thay các chuôi đèn, chợ ẩm thực Châu Ổ đã tạo ra một không gian cổ xưa, gần gũi với thực khách khi đặt chân đến đây.

Bắp hầm đậu đen

Có những món ăn rất đơn giản nhưng có thể khiến người ta nhớ mãi, nhất là những lúc đi xa. Với tôi, đó là món bắp hầm đậu đen ngày xưa mẹ nấu.

Quê tôi ở cạnh sông Trà Khúc, dòng nước trong xanh soi bóng bãi bờ, làng mạc. Hết lúa rồi bắp, hết đậu đến mè, người dân quê tôi quanh năm làm lụng chẳng mấy lúc ngơi tay. Sông nuôi đất, đất nuôi người. Người dân quê tôi cứ thế gắn bó với dòng sông, ruộng đồng, bờ bãi...

Vào cuối mỗi vụ bắp, quê tôi lại có món bắp hầm đậu đen. Món này dễ làm. Bắp hái về tách hạt, đem nấu chung với đậu đen đã ngâm sạch trước đó. Đợi khi đậu mềm, bắp dẻo thì cho vào ít đường, muối. Nấu thêm một dạo nữa là đã hoàn thành món bắp hầm đậu đen.

Món bắp hầm đậu đen. Ảnh: KHÁNH NGÂN

Thơm ngon gỏi măng rừng

Những cơn mưa đầu thu báo hiệu đã đến mùa măng rừng ở miền núi Quảng Ngãi. Anh bạn ở huyện Sơn Tây bảo, lâu lắm ông mới lên đây. Mình làm chút gỏi măng rừng nghen. Đây là món ăn dân dã mà ngon của đồng bào vùng cao.

Gỏi măng rừng. Ảnh: Hồ Thu

9 thg 10, 2023

Dân dã cá lóc kho tộ

Với các món cá đồng, đặc biệt là cá lóc, mẹ tôi thường kho trong nồi đất. Vì thế, món cá lóc kho tộ tuy dân dã nhưng rất thơm ngon và có hương vị đặc trưng của đồng quê.

Món cá lóc kho tộ.

Cá lóc hay còn gọi là cá tràu, là loại cá lành tính với thịt ngọt, ít mỡ nên được nhiều người yêu thích. Khác với cá lóc nuôi, cá lóc đồng có vảy màu đen sậm, đầu thon nhọn, thịt chắc và thơm ngon. Với những người sành ăn, thường mua những con cá lóc bằng cổ tay người lớn. Mỗi khi đi chợ mua được mấy con cá lóc đồng, mẹ tôi thường làm món cá lóc kho tộ.

Cháo đậu xanh ăn với cá bống kho rim

Cá bống kho rim là đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi. Không chỉ ăn cùng cơm nóng, cá bống kho rim ăn với cháo đậu xanh cũng đặc biệt thơm ngon.

Món cháo đậu xanh ăn kèm với cá bống sông Trà kho rim.

Cách chế biến món cháo đậu xanh và cá bống kho rim rất đơn giản. Gạo và đậu xanh ngâm trong nước khoảng chừng nửa tiếng, rồi nấu cho đến khi những hạt gạo, đậu xanh nở bung, chín mềm. Cá bống chọn loại cá nhỏ, rửa sạch để ráo nước rồi ướp với mắm, muối, đường, tiêu, ớt, tỏi... Bắc nồi cá lên bếp để lửa nhỏ rồi kho đến khi nước cá chuyển sang óng ánh, có độ keo sánh. Vậy là đã chế biến xong món cháo đậu xanh và cá bống kho rim.

17 thg 9, 2023

Độc đáo di tích núi lửa cổ xưa

Ở Lý Sơn có những ngọn núi lửa kỳ vĩ, tiêu biểu là núi Thới Lới và Giếng Tiền. Miệng núi lửa Thới Lới cao 149m, Giếng Tiền cao 86m được ví như những "đài quan sát" biển đảo ở Lý Sơn. Đây là hai di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2020.

Độc đáo hai di tích núi lửa cổ

Theo các nhà địa chất, vào cuối kỷ Neogen (một kỷ địa chất thuộc đại Tân Sinh), cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Trên đảo lớn Lý Sơn có 5 hòn núi (Giếng Tiền, Hòn Tai, Hỏi Sỏi, Hòn Vung, Thới Lới) đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào, rõ nhất là các hồ hình phễu (vốn là miệng núi lửa) trên núi Giếng Tiền và núi Thới Lới. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo, mà trong đó núi lửa cổ Thới Lới là thắng cảnh độc đáo, thu hút sự chú ý của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Toàn cảnh núi Giếng Tiền . Ảnh: Bùi Thanh Trung

Ngọt ngào mía đường qua ca dao xứ Quảng

Quảng Ngãi trước đây được biết đến là xứ sở của nghề trồng mía, nấu đường. Đến mùa thu hoạch mía, không khí rộn ràng khắp làng. Những lò nấu đường thủ công đỏ lửa từ sáng đến tối, mùi đường non thơm phức cả xóm. Mùi hương ấy cứ quyện chặt vào ký ức, theo chân người đi gần đi xa, len vào nỗi nhớ quê nhà.

Lớn lên trong tiếng ru hời

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Nhớ nồi cơm nguội nhớ niêu nước chè/ Nhớ hồi thượng mã pháo xe/ Nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non”, những câu hát ru đó in sâu vào trí nhớ nhiều người từ thuở nhỏ. Mẹ hát ru ta rồi ta hát ru những đứa em. Bà hát ru cháu rồi cháu hát ru con, đời tiếp đời trong nếp sống nông thôn. Không ai nhớ rõ câu hát này từ đâu mà tới, nhưng “nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non” thì nhất định đó phải ở vùng trồng mía làm đường thuộc các huyện đồng bằng, trung du xứ Quảng.

Mùi hương mía đường là của đất trời hòa quyện, mùi hương thấm đẫm nỗi nhọc nhằn của người dân quê. Ảnh: Bùi Thanh Trung

14 thg 9, 2023

Món ngon từ cá trạc

Cá trạc biển giống như cá chình biển, da trơn, màu nâu sậm, được ngư dân đánh bắt bằng hình thức bủa câu gần bờ. Cá trạc được xếp vào hàng món ăn đặc sản ở vùng biển Quảng Ngãi.

Cá trạc có nhiều kích cỡ, nhưng loại vừa để chế biến món ăn thường nặng khoảng 1kg. Cá rửa sạch, mổ bụng bỏ ruột, bỏ các gân máu, rồi cắt từng lát để ráo nước. Cá trạc được chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Với món canh chua, cá sau khi ướp gia vị được cho vào chảo dầu nóng chiên sơ qua rồi múc ra tô. Làm vậy để khử bớt mùi tanh, thịt cá thơm ngon không bị nhão khi tiếp xúc với nước. Còn nguyên liệu để nấu canh chua, chỉ cần ghé qua chợ là mua đủ các loại rau. Nhà tôi vẫn thường mua thêm khế chua khi nấu canh. Lấy cán dao dần sơ qua quả khế cho tơi ra, rồi tách dọc thành từng múi. Làm như vậy vừa giảm độ chua, vừa để múi khế ngấm đủ các vị béo, ngọt, bùi của cá, của cà chua, thơm... cùng các gia vị khác. Cách nấu canh chua thì chắc hẳn ai cũng biết. Nồi canh chua cá trạc vừa chín tới, thơm ngon như hối thúc ta thưởng thức ngay.

Canh chua cá trạc.

2 thg 9, 2023

Đặc sắc trang sức của nền Văn hóa Sa Huỳnh

Tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đang lưu giữ hàng trăm hiện vật là trang sức nghìn năm tuổi thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh. Những cổ vật này luôn có sức hút với du khách bởi giá trị thẩm mỹ còn nguyên giá trị theo thời gian.

Dù niên đại đã tính đến hàng nghìn năm, song nền Văn hóa Sa Huỳnh (VHSH) chỉ mới được phát hiện vào năm 1909 bởi nhà khảo cổ người Pháp M.Vinet khi ông tìm thấy khoảng 200 chiếc mộ chum bên đầm An Khê (TX.Đức Phổ). Đây là lần đầu tiên nền văn hóa từng phát triển rực rỡ trên dải đất miền Trung được phát lộ. Kể từ đó, những di tích, hiện vật thuộc văn hoá Sa Huỳnh tiếp tục được nhiều thế hệ nhà nghiên cứu trong và ngoài nước dày công tìm kiếm, sưu tầm và nghiên cứu.

Quảng Ngãi được xem là cái nôi của VHSH với 26 di tích được khai quật trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu. Qua các cuộc khảo cổ và hiện vật khai quật được, diện mạo của VHSH, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa ngày càng rõ nét.

Các trang sức cổ thuộc Văn hóa Sa Huỳnh được trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh.

Cung đường mây bay

Quốc lộ 24 kết nối Quảng Ngãi với Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên. Đây không chỉ là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng về mặt giao thương, mà còn là cung đường trải nghiệm thú vị đối với khách du lịch, nhất là đối với các phượt thủ khi được đắm mình trong biển mây trên đèo Viôlắc.

Săn mây trên đèo Viôlắc

Vào mùa hè và mùa xuân, nhiều du khách đã đến cung đường đèo Viôlắc trên Quốc lộ 24, đoạn qua địa phận huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và huyện Kon Plông (Kon Tum), để trải nghiệm cảm giác săn mây thú vị. Mùa này, vào buổi chiều ở miền núi có mưa dông, vậy nên vào sáng sớm có rất nhiều mây. Theo các bạn trẻ, thời điểm săn mây thú vị nhất là tầm 5 - 6 giờ sáng. Quang cảnh núi non tuyệt đẹp với bạt ngàn mây bao phủ, như thể cảnh đẹp của thiên đường mây ở Tà Xùa (Sơn La) vậy.

Cảnh đẹp trên đèo Viôlắc. Ảnh: ĐOÀN VƯƠNG QUỐC

1 thg 9, 2023

Anh hùng Trương Định sống mãi cùng dân tộc

Cách đây 159 năm (ngày 20/8/1864), Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết đầy khí phách. Ông là người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi, một nhà yêu nước, vị thủ lĩnh xuất sắc trong phong trào đấu tranh chống Pháp tại vùng đất Gò Công (Tiền Giang) nói riêng và đất nước nói chung vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Tấm gương ngời sáng

Trương Định sinh năm 1820 tại thôn Trường Định, xã Tư Cung, phủ Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi). Năm 1844, ông theo cha vào Nam, lấy vợ và lập nghiệp ở Gò Công (Tiền Giang). Ông được triều đình nhà Nguyễn phong chức Phó quản cơ, rồi Quản Cơ, tham gia chống giặc ngoại xâm cùng quân triều đình, lập được nhiều chiến công.

Năm 1862, nhà Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất, giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình, tiếp tục cuộc chiến đấu chống Pháp. Ngày 20/8/1864, giặc Pháp bất ngờ bao vây đánh úp nghĩa quân, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết người anh hùng.

Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Trương Định.

Mùa khai thác vẹm ở Lý Sơn

Mùa hè, nhiều người dân ở huyện Lý Sơn thường xuyên ra các gành đá san hô để tìm vẹm (còn gọi là hàu son) bắt bán. Nhờ bắt được loại nhuyễn thể bé xíu này mà người dân có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống.

Thuận Phước - Làng xưa, dấu cũ

30 thg 8, 2023

Khi xưa guốc gỗ, chân trần

Ngày xưa, do cuộc sống thiếu thốn, lạc hậu, nhiều người phải đi chân trần, nhưng cũng có một lớp người được đi guốc gỗ. Và hình ảnh guốc gỗ, chân trần ngày xưa ấy đã khơi gợi trong mỗi chúng ta rất nhiều ký ức của một thuở không thể nào quên.

Ký ức một thuở

Chân trần hay chân đất là không mang bất cứ thứ gì ở chân. Xem các hình ký họa và hình chụp thời Pháp thuộc, cho thấy phần lớn người Việt xưa đi chân trần, từ người lớn đến trẻ em, từ đàn ông đến đàn bà, từ người nông dân đến người kéo xe, phu chạy trạm (chạy đưa văn thư), thậm chí cả binh lính.

Đôi guốc mộc là một vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà cũng rất đỗi gần gũi đã in dấu trong hành trang văn hóa dân tộc. (Ảnh minh họa)

21 thg 8, 2023

Bánh tráng kẹp đường non

Cắn miếng bánh tráng nướng kẹp với đường non nghe giòn tan, ngọt lịm, cùng với mùi thơm của gừng, đậu phụng rang hòa quyện lại... là hương vị đặc trưng của món bánh tráng nướng kẹp đường non. Đây là món ăn dân dã của người dân Quảng Ngãi.

Quê tôi ở vùng đất cát Đức Phong (Mộ Đức) với những đồi mía bạt ngàn. Hằng năm, cứ vào độ tháng 4, tháng 5 âm lịch, người dân quê tôi bước vào mùa thu hoạch mía đường. Và cứ mỗi dịp như vậy, mẹ tôi lại tranh thủ chọn những cây mía bắt mắt nhất, mọng nước nhất để làm món đường non cho chị em tôi.

Bánh tráng nướng kẹp với đường non. Ảnh: Thu Sương

Cá cút - món ngon của cư dân miền biển

Về xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), tôi được ngư dân nơi đây giới thiệu về cá cút - một loại cá thân dẹp, có thịt trắng phau như thịt gà, được xem như đặc sản, là món ăn thường dành để đãi khách quý.

Cá cút có thân dẹp giống cá lưỡi trâu, nhưng dáng không thuôn dài như lưỡi trâu, mà có hình bầu dục, nhiều thịt và mềm hơn. Cá cút có màu xám đậm, thường ẩn mình dưới cát, ở vùng biển ven bờ Quảng Ngãi. Vậy nên trong những lần vươn khơi, ngư dân chỉ đánh bắt được cá cút với số lượng hạn chế, chứ khó săn được cả đàn như các loài cá sống ở tầng nước nổi. Thành thử, mỗi khi đánh bắt được cá cút, ngư dân vẫn thường giữ lại để ăn, chứ ít khi mang đi bán.

Cá cút nướng muối ớt. Ảnh: Đông Yên

29 thg 7, 2023

Gỏi măng đầu mùa

Mấy hôm rồi, trời mưa giông. Mẹ điện thoại bảo măng mọc nhiều lắm. Có về làm món gỏi măng. Lời nhắn của mẹ làm lòng tôi xôn xao, ký ức những ngày thơ bé bỗng ùa về...

Quê tôi nằm bên một dòng sông. Để “giữ đất giữ làng” trong mùa mưa lũ, người quê tôi đời nối tiếp đời trồng tre. Đất soi ven sông của nhà ai thì nhà ấy tự trồng. Mùa hạ về bóng tre mát rượi. Khi trời bắt đầu chuyển sang thu, mưa giông, đất ẩm, ở những bụi tre bật lên những búp măng to đầy sức sống. Người làng tôi, sớm chiều kéo nhau ra soi bãi, dùng rựa chặt những cành gai lòa xòa trong bụi để cắt lấy măng. Măng tre có nhiều loại, nhưng ngon nhất vẫn là măng tre gai.

Mùa măng mọc, nhà nhà cắt măng đem ra chợ bán để kiếm tiền mua mắm, muối, thịt cá. Đó cũng là mùa trong mâm cơm của mỗi nếp nhà đều có những món thức ăn được chế biến từ măng. Nào là gà kho măng, cá lóc nấu canh chua măng, mắm bỏ măng và cả măng kho thịt ba rọi. Măng đem kho với thịt gà thì cắt thành miếng dày, đem nấu canh cá lóc thì xắt thành lát mỏng. Để bớt vị hăng nồng, khi cắt măng xong đem luộc sơ rồi mới chế biến. Mỗi món đều có mùi vị riêng, nhưng đều cho người thưởng thức có cảm giác ngọt, mềm, ăn an toàn.

Mùa măng mọc trong mâm cơm của mỗi nếp nhà ngày đó đều có những món ăn được chế biến từ măng. Ảnh: ÁNH NGUYỆT

Gỏi thịt heo trộn lá hẹ

Món gỏi thịt heo trộn lá hẹ nghe có vẻ lạ với nhiều người, nhưng ở Lý Sơn đây là món ăn quen thuộc của nhiều thế hệ người dân trên đất đảo.

Nhớ hồi còn đi học ở TP.Hồ Chí Minh, tôi chế biến món gỏi thịt heo trộn lá hẹ để các bạn cùng phòng trọ thưởng thức, cũng là cách để giới thiệu món ăn riêng có ở xứ đảo quê mình. Hồi đó, bạn tôi ở Trảng Bom (Đồng Nai) về quê lên đem cho miếng thịt heo ba chỉ. Phòng trọ có 6 người, ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đều là sinh viên. Nhìn miếng thịt ngon, chúng tôi phân vân không biết chế biến thế nào cho giống món thịt kho mà chúng tôi thường ăn trong căng tin của trường. Tôi chợt nhớ món gỏi thịt heo trộn lá hẹ ở quê mình nên xung phong nấu ăn cho cả phòng. Các bạn hỏi nấu món gì? Tôi bảo: Bí mật, khi nào ăn thì biết!

Món gỏi thịt heo trộn lá hẹ nghe có vẻ lạ với nhiều người, nhưng ở Lý Sơn đây là món ăn quen thuộc của nhiều thế hệ người dân trên đất đảo.

Gỏi thịt gà trộn rau càng cua

Rau càng cua là loại cây mọc tự nhiên, rất bổ dưỡng. Rau có vị chua nhẹ, giòn nên phù hợp để làm các món gỏi. Mẹ tôi thường làm món gỏi thịt gà trộn rau càng cua để cả nhà thưởng thức trong những khi cả gia đình sum họp.

Rau càng cua ưa đất ẩm nên sau những trận mưa dông, chỉ cần mang rổ ra vườn chừng vài phút là đã hái được một mớ rau xanh mướt. Theo lời mẹ dặn, tôi chỉ hái những cọng rau ít bông vì rau còn non, không bị đắng. Rau càng cua dùng để trộn gỏi cần lặt bỏ bông, rửa sạch. Gà để trộn gỏi ngon nhất là gà thả vườn, chắc thịt, thơm ngon. Sau khi gà được làm sạch, luộc chín, vớt ra dĩa để nguội, rồi xé thành từng miếng vừa ăn. Còn nước luộc thịt gà thì mẹ tôi thường cho gạo vào để nấu cháo, ăn cùng gỏi trộn.

Những món ăn ngon từ cá cơm

Cá cơm tuy nhỏ nhưng có thể chế biến thành nhiều món. Cá cơm ngọt thịt, thơm dịu, đậm đà, kho nấu món gì cũng ngon. Từ đặc điểm này, có thể ví von rằng cá cơm là “hợp khúc” mà khúc nào cũng đậm đà tròn vị.

Đầu tiên là món cá cơm kho mặn. Món này rất dễ chế biến. Chỉ cần ướp cá cơm tươi với vài muỗng nước mắm, đường, tiêu... Để vài chục phút cho cá cứng thì bắc lên bếp, để lửa nhỏ, chờ cá sôi vài dạo cho nước cạn ở mức xăm xắp là xong. Trước khi ăn rắc tí tiêu bột. Cơm trắng mà ăn với cá cơm kho mặn thì hết chê. Nhớ hồi nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, chạy đi chơi, sau đó về lục nồi. Cá hết nhưng chỉ cần chút nước cá cơm kho thôi là mừng rồi. Xúc đầy tô bưng ra hè ngồi “đánh chén”. Chỉ vài muỗng nước cá cơm thôi mà có thể đánh bay cả một tô cơm nguội.

Hấp dẫn cá cơm kho nghệ. Ảnh: C.Duyên