Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 4, 2024

Nghề dệt chiếu cói Nghĩa Hòa

Nghề dệt chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) có từ lâu đời. Nhờ nghề này mà nhiều người xây dựng được nhà cửa khang trang, lo cho con cái ăn học thành tài. Dẫu trải qua bao thăng trầm, nhưng nghề chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa vẫn duy trì cho đến ngày nay.

Theo các bậc cao niên trong làng, chiếu Thu Xà (Nghĩa Hòa) dày dặn, màu sắc hài hòa, đa dạng mẫu mã, bền và mát nên được khách hàng ưa chuộng. Thời hoàng kim, người người, nhà nhà đều làm chiếu. Sản phẩm làm ra không kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dải đất hai bên bờ sông Vực Hồng (thuộc xã Nghĩa Hòa) xưa kia cũng bạt ngàn màu xanh của cói.

Theo thời gian, các loại chiếu nhựa, chiếu trúc xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Những ruộng cói dần bị thay thế bởi những hồ tôm. Muốn có nguyên liệu làm chiếu, người dân phải nhập cói từ các tỉnh khác về, nên chi phí tăng lên nhiều lần, dẫn đến nhiều người bỏ nghề.

10 thg 4, 2024

Nét độc đáo từ những con thuyền



Ở các vùng cửa biển Sa Kỳ, Nghĩa An, Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi); xã Bình Châu (Bình Sơn); cửa biển Mỹ Á, Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ) và đảo Lý Sơn... có một thời gian khá phồn thịnh, gắn với văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ X. Sau đó, trải qua thăng trầm lịch sử, các cửa biển này đã có một giai đoạn giao thương theo “con đường tơ lụa trên biển” khá sầm uất. Thích Đại Sán (1633 - 1704) ghi chép trong “Hải ngoại ký sự” về việc các chúa Nguyễn rất chú trọng đến việc đóng tàu thuyền, vào cuối thế kỷ XVII để giao thông ở Đàng Trong: “Các phủ đều không có đường lối thông nhau, mỗi phủ đều do một cửa biển đi vào, nếu đi từ phủ này đến phủ khác thì phải đi bằng đường biển”.

9 thg 4, 2024

Thơm ngon món hến xào

 Hến xào hành tây, ăn cùng với bánh tráng là món ăn quen thuộc của người Quảng Ngãi. Món ăn này tuy dân dã mà thơm ngon, khiến nhiều người xa quê luôn nhớ.

Món hến xào cùng hành tây.

Tôi có người anh bên vợ thích ăn món hến xào cùng hành tây. Những lần về thăm quê, anh thường mua hến đã qua sơ chế về làm các món ăn. Để có hến cung cấp cho khách hàng, người dân sống ở ven đầm An Khê (TX. Đức Phổ) quê tôi phải dầm mình trong làn nước lạnh cào hến. Họ ngâm hến qua đêm trong lu nước, rồi rửa hến thật sạch, cho vào nồi luộc. Khi luộc hến, dùng thanh tre xới xáo trong nồi cho ruột hến rời vỏ nổi lên mặt nước, rồi vớt ruột hến ra rổ cho ráo nước trước khi bán cho khách.

29 thg 3, 2024

Sông Trà có cá thài bai

Tôi có “em cháu xã hội” thân thiết, buổi trưa tự nhiên mang tới nhà tôi cái hộp nhựa nhỏ. Cháu nói: “Cá thài bai đây bác ơi! Cháu đặt ở quán Ba Cà mà bác quen từ hồi trước, nay em Hương là con bác Ba Cà nối nghiệp, có món cá này cháu biếu bác”.

Tôi mừng quá, cầm hộp đựng cá hấp sẵn cứ như lâu ngày mới gặp lại người thân. Đúng là nhiều năm nay tôi không còn cơ hội được nhấm nháp cá thài bai, có lẽ do ngoài chợ không thấy bán, hay do anh Ba Cà chủ quán thân yêu đã qua đời nhiều năm trước, nên cá thài bai cũng “lội biệt tăm”, ít nhất là với tôi.

Cá thài bai. Ảnh: L.H

Miếu Bà Phú Thạnh có niên đại hơn 200 năm

Miếu Bà Phú Thạnh, ở tổ 1, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) có niên đại hơn 200 năm, là nơi ghi dấu lịch sử một thời khai hoang lập làng ở vùng đất Thu Phổ xưa, nay là TP.Quảng Ngãi.

Chúng tôi về miếu Bà Phú Thạnh đúng vào dịp người dân tổ chức lễ tế thiên, lễ này diễn ra đầu năm tại miếu Bà với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an. Hơn 500 người dân từ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh tập trung về đây để hành lễ. Theo Trưởng Ban quản lý miếu Bà Phú Thạnh Trần Công Đạt, đây là một trong những lễ lớn trong năm. Có rất đông khách thập phương và nhân dân các địa phương tụ họp về đây chung tay lo lễ. Trong lễ có các nghi thức như lễ thắp đèn cho bá tánh tham dự lễ tế đàn, nghi thức châm nước và cuối cùng là nghi lễ tế thiên. Bên cạnh lễ này, vào dịp 19/3 âm lịch, tại di tích còn tổ chức đại lễ tắm bà.

Miếu Bà Phú Thạnh có kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Cá cơm nồm tẩm bột chiên

Cứ mỗi độ tháng Hai, tháng Ba, các chợ ở Quảng Ngãi bán nhiều cá cơm nồm. Cá cơm nồm được chế biến thành nhiều món ăn như kho khô, chiên xù cùng xả ớt, canh chua... nhưng tôi thích nhất món cá cơm nồm tẩm bột chiên.

Ngày cuối tuần, tôi cùng bạn về thăm nhà ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). Sáng sớm, tôi cùng bạn ra thăm chợ quê. Chợ bán nhiều hải sản tươi ngon, thích nhất là những tràng cá cơm nồm trắng sáng. Hôm ấy, tôi được bạn chiêu đãi món cá cơm nồm tẩm bột chiên.

Cá cơm nồm tẩm bột chiên giòn.

27 thg 3, 2024

Đất và người Quảng Ngãi qua một bài thơ thời cận đại

Đó là bài thơ “Quá Quảng Nghĩa tỉnh” của tác giả Trần Bích San (1840 - 1877). Trần Bích San là người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh, nay là phường Vị Hoàng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định. Năm Giáp Tý (1864), ông đỗ đầu kỳ thi Hương, năm sau đỗ đầu thi Hội và thi Đình, nên người đời gọi ông là Tam nguyên Vị Xuyên.

Ông ra làm quan, lần lượt giữ các chức vụ: Hàn Lâm tu soạn, Án sát Bình Định, Biện lý bộ Hộ, Tuần phủ Hà Nội, từng được cử đi sứ sang Trung Quốc. Năm Đinh Sửu (1877), ông được thăng Tham tri bộ Lễ và được cử làm Chánh sứ sang Pháp, nhưng chưa kịp đi, ông đột ngột mất ở Huế.

Du khách tham quan mô hình bờ xe nước tại Công viên Ba Tơ (TP. Quảng Ngãi) Ảnh: Minh Thu

26 thg 3, 2024

Con đường hoa sưa

Tháng Ba. Mưa phùn lất phất bay. Phố chìm trong sương mù ẩm ướt. Chiều cuối tuần, tôi dắt xe ra khỏi nhà đi rong ruổi. Lúc ngang qua con phố nhỏ, như có một điều gì đó níu kéo khiến tôi dừng xe. Một làn hương khẽ chạm vào khoang mũi thoang thoảng thơm ngọt ngào. Tôi dõi mắt xung quanh và lòng đầy phấn khích khi thấy hai bên đường những cây hoa sưa đang nở rộ một màu trắng tinh khôi.

Con đường rực hoa sưa ở phố cổ Hội An.

Mật ngữ nghề biển

Mật ngữ là cách dùng từ để giữ bí mật trong thông tin liên lạc. Đối với ngư dân Quảng Ngãi nói chung, Lý Sơn nói riêng, do làm nghề biển gặp nhiều bất trắc, nên thường dùng mật ngữ trong giao tiếp, để tránh những điều kiêng kỵ...

Ngư dân Lý Sơn thu lượm cá sau phiên đánh bắt trên biển. Ảnh: PV

Ngư dân Lý Sơn thường dùng mật ngữ khi bắt đầu hải trình đánh bắt hải sản trên biển cho đến khi “tính tổn”, nghĩa là tính toán chi phí sau khi kết thúc phiên biển. Khi gặp ngư dân sau chuyến đánh bắt trở về, nhiều người hỏi: “Phiên biển này có được không?”. Câu trả lời của ngư dân là “vô lúa”, tức là được mùa cá, hoặc các từ như “kiếm ăn”, “bén”, “hốt ăn”, “cào thẳng bảng”, “có ăn”, đại ý là làm ăn được. Ngược lại, nếu nghe từ “đói meo”, “biển giã không thấy chấm nào”, “hô răng”, tức là làm ăn không được. Ngoài ra, ngư dân còn nói “ghe ca sĩ”, tức là ghe đánh bắt được cá, giống như ca sĩ đi đâu cũng được chào đón; “ghe kéo màn” là ghe làm ăn không được, đi đâu cũng “đói meo”.

9 thg 3, 2024

Mùa hoa bàng vuông

Hàng cây bàng vuông cổ thụ trước sân chùa Hang rụng lá vào cuối mùa thu, sang đầu đông đâm chồi, nảy lộc rồi dậy lên màu xanh thẫm. Từng nụ hoa bé như những hạt tiêu non đã nhú ra khỏi thân cây, nép mình sau nách lá báo hiệu mùa hoa bàng vuông trên đảo Lý Sơn đã bắt đầu.

Những ngày này, đi khắp Lý Sơn, từ Đồng Hộ đến hang Câu, từ chùa Hang lên núi Thới Lới; từ hòn Mù Cu qua tận đảo Bé, đâu đâu cũng bắt gặp những hàng bàng vuông tán lá xanh đậm hòa với màu xanh ngả vàng của cánh đồng hành đang vút lên những bông hoa màu trắng ngả nghiêng trong gió. Ngoài kia biển lăn tăn từng đợt sóng xanh dìu dịu pha với lấp lánh ánh ban mai.

Các tài liệu về sinh học cho biết, cây bàng vuông (còn có tên là bàng bí, chiếc bàng, cây thuốc cá, thuốc độc biển) là loài thực vật có danh pháp Barringtonia asiatica, thuộc chi Barringtonia, mọc hoang dã ở những cánh rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới, từ các đảo và quần đảo tại Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương... Quả bàng vuông khi chín rụng xuống biển, có thể dập dềnh theo sóng đến vài năm, khi đến được vùng đất mới, vỏ quả sẽ phân hủy để hạt bên trong nảy mầm, bén rễ rồi phát triển thành cây.

Cây bàng vuông cổ thụ trên đảo Bé (Lý Sơn). ẢNH: LÊ HỒNG KHÁNH

8 thg 3, 2024

Bí ẩn tháp cổ núi Bút

Núi Thiên Bút ở phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi (xưa gọi là núi Bút) ghi dấu câu chuyện cổ xưa từ cách đây hàng nghìn năm của người Chăm. Điều đó được chứa đựng trong ngôi tháp cổ, cần được khám phá, bảo tồn.

Núi Thiên Bút. ẢNH: MINH HOÀNG

Năm 1909, trong tác phẩm Inventaire descriptif des monuments Cams de l'Annam (Kiểm kê mô tả đền tháp Chàm ở An Nam) của Henri Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp, trong đoạn viết về cuộc khai quật khảo cổ ở tháp Chánh Lộ năm 1904, ông đã nhắc đến một phế tích đền tháp Chămpa trên đỉnh núi Bút đã bị sụp đổ, hiện trạng là gạch tháp đổ phủ lên trên nền phế tích không còn nhận ra hình dạng. Cuộc khai quật phế tích tháp núi Bút vào năm 2017 đã làm lộ rõ hình dạng tháp núi Bút là tháp thờ Shiva, nằm trên đỉnh cao nhất của núi Bút.

7 thg 3, 2024

Bánh tráng Quảng Ngãi

Trên các mâm cúng ngày Tết, bánh tráng trở thành món không thể thiếu đối với người dân Quảng Ngãi. Những chiếc bánh tráng tròn thơm mùi gạo, mùi mè được đặt lên trên tất thảy các lễ vật trên mâm cúng, tạo nên nét đặc trưng cho mâm cúng của người Quảng Ngãi.

Bánh tráng luôn giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Quảng Ngãi. Bánh tráng được ăn riêng, hoặc ăn kèm với nhiều món ăn khác, từ cháo, bún, mì Quảng, don, cho đến bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng xúc hến, bánh tráng gói ram, chả cá kẹp bánh tráng... Bánh tráng là một trong các lễ vật không thể thiếu trên các mâm cúng.

Bánh tráng được đặt lên trên các lễ vật trên mâm cúng.

Con đường của muối

Từ thời tiền sử, con đường muối được hình thành, gắn với người Sa Huỳnh cổ xưa trên vùng đất Quảng Ngãi.

Con đường thuở xưa...

Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ đỉnh cao trong rèn luyện sắt, nấu đúc thủy tinh, và đương nhiên họ đã biết đến nghề làm muối từ rất sớm. Trong bản đồ phân bố các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam, các địa điểm Sa Huỳnh quan trọng đều nằm gắn liền với cửa sông ra biển và cánh đồng muối. Trường hợp cụ thể đối chiếu với vùng Quảng Ngãi, cho thấy quan hệ gắn bó giữa nơi cư trú của người Sa Huỳnh với cửa sông, cửa biển và cánh đồng muối, đó là: Di tích Sa Huỳnh - cửa Sa Huỳnh - đồng muối Tân Diêm; di tích Bình Châu - cửa Sa Kỳ - đồng muối Diêm Điền (nay không còn); di tích Gò Quê - cửa Sa Cần - đồng muối Tuyết Diêm (nay không còn). Đây là bằng chứng khảo cổ phản ánh hoạt động sản xuất muối của người Sa Huỳnh, nơi đây trở thành đầu mối giao thương trên biển và vận chuyển theo đường sông lên các điểm Sa Huỳnh núi lan tỏa theo đường rừng đến các ngôi làng ở vùng núi xa xôi. Muối của cư dân Sa Huỳnh là phương tiện tương tác xã hội, là động lực giao lưu hai chiều xuôi - ngược. Trong rất nhiều sử liệu về sau, có thể nhìn thấy sản vật của vùng hạ bạn - điển hình là muối và thượng bạn với các loại lâm thổ sản là những mặt hàng chính yếu. Đó chính là sự tiếp nối truyền thống giao thương xuôi - ngược từ Sa Huỳnh đến Chămpa, rồi Đại Việt.

Cánh đồng muối Sa Huỳnh, ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). ẢNH: MINH THU

Dân dã cá đồng kho mặn

Buổi sớm mai, nghe tiếng mọi người í ới, rộn ràng ngoài đầu ngõ, tôi bước ra xem, thì ra mọi người đang mua cá đồng. Trong các món ăn được chế biến từ cá, tôi thích nhất là món cá đồng kho mặn, vì đậm đà hương vị quê nhà.

Món cá đồng kho mặn.

25 thg 2, 2024

Nghìn năm vẫn mới

Mỗi hiện vật ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh luôn gắn liền với một câu chuyện rất thú vị. Mặc dù đã có từ hàng nghìn năm nay, nhưng vẫn hấp dẫn người nghe.

Tôi thực sự bị cuốn hút bởi câu chuyện bảo quản và phục chế hiện vật từ những mảnh vỡ cách đây hàng nghìn năm của những cán bộ làm công tác bảo tàng. Họ đã thầm lặng gìn giữ tài sản quý cho muôn đời sau.

Làm bạn với cổ vật

Không phải ai cũng làm được công việc mà ngày qua ngày quanh quẩn với hàng chục nghìn hiện vật trong nhà kho của bảo tàng. Vậy mà chị Phạm Thị Thanh Tuyết (50 tuổi) - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng Tổng hợp tỉnh) làm công việc kiểm kê, bảo quản hiện vật ở bảo tàng đã hơn 13 năm. Chị Tuyết cười bảo, có ngày chẳng nhìn thấy ánh mặt trời, chỉ biết bầu bạn với hiện vật. Thế mà tôi rất yêu thích công việc mình làm! Đó là bởi chị đam mê, vì rằng mỗi hiện vật ở bảo tàng là một câu chuyện kể, gắn với con người, với lịch sử - văn hóa qua hàng nghìn năm. Ở đó, còn có nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu, giải mã.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi và chị Phạm Thị Thanh Tuyết trao đổi về việc phục dựng ngôi mộ chum của người Sa Huỳnh cổ.

Bánh tráng Quảng Ngãi

Trên các mâm cúng ngày Tết, bánh tráng trở thành món không thể thiếu đối với người dân Quảng Ngãi. Những chiếc bánh tráng tròn thơm mùi gạo, mùi mè được đặt lên trên tất thảy các lễ vật trên mâm cúng, tạo nên nét đặc trưng cho mâm cúng của người Quảng Ngãi.

Bánh tráng luôn giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Quảng Ngãi. Bánh tráng được ăn riêng, hoặc ăn kèm với nhiều món ăn khác, từ cháo, bún, mì Quảng, don, cho đến bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng xúc hến, bánh tráng gói ram, chả cá kẹp bánh tráng... Bánh tráng là một trong các lễ vật không thể thiếu trên các mâm cúng.

Bánh tráng được đặt lên trên các lễ vật trên mâm cúng.

Quảng Ngãi qua di sản mộc bản Triều Nguyễn

Mộc bản Triều Nguyễn là tài liệu lịch sử quan trọng, trong đó có nhiều bản khắc liên quan đến vùng đất Quảng Ngãi xưa. Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam vào ngày 31/7/2009.

Mộc bản liên quan đến vùng đất Quảng Ngãi xưa phải kể đến bộ thông sử của chúa Nguyễn như sách “Đại Nam thực lục tiền biên”. Trong sách này khắc nói về chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Tư Ngãi thành phủ Quảng Ngãi: “Giáp Thìn, năm thứ 47 (1604), lấy huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm phủ Điện Bàn, quản 5 huyện (Tân Phúc, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh, Phú Châu), lệ thuộc vào xứ Quảng Nam. Đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình, phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi, huyện Lê Giang thuộc phủ Thăng Hoa (nay đổi là Thăng Bình) làm huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang làm huyện Duy Xuyên”.

Bản sao Tài liệu mộc bản lưu trữ tại Thư viện Tổng hợp tỉnh.

28 thg 1, 2024

Rau kiệu xào tóp mỡ

Mùa xuân về, cây kiệu được trồng khắp các làng quê xứ Quảng. Kiệu được chế biến nhiều món ngon, nhưng món tôi thích nhất là kiệu xào tóp mỡ.

Để làm món kiệu xào tóp mỡ, mẹ tôi đi chợ từ sáng sớm. Mẹ chọn những bó kiệu tươi, lá xanh mướt, củ kiệu không non cũng không già. Mẹ bảo như vậy món ăn mới ngon, vừa đủ độ thơm nồng mà không có mùi hăng, ngai ngái của cây kiệu. Cây kiệu ngắt hết lá vàng, cắt khúc vừa phải. Phần củ và rễ kiệu giữ nguyên. Củ kiệu nào to thì chẻ ra làm đôi. Lá và củ kiệu để riêng, rửa sạch và để ráo nước. Thịt heo mỡ rửa sạch, xắt nhỏ hình ô vuông. Sau đó, trụng thịt sơ qua nước sôi, rồi để ráo nước.

Món kiệu xào tốp mỡ.

Rương xe ngày xưa

Bây giờ, có lẽ nhiều người không biết về cái rương xe, vì nay rất ít người dùng vật dụng này. Vì thế, khi thấy rương xe trong một ngôi nhà lá mái trên đảo Lý Sơn, tôi lại hoài niệm về cuộc sống thuở còn gian khó.

Trong dân gian hay gọi ngôi nhà lá mái là nhà rường cổ, nhà đắp, nhà thờ tộc họ. đây là một kiểu nhà được cư dân Lý Sơn xây dựng cách đây hàng trăm năm. Ngôi nhà do ông trưởng tộc cai quản, sinh sống, cũng là tài sản chung của tộc họ. Ngôi nhà lá mái có 3 gian 2 chái được xây dựng bằng gỗ và có hai lớp mái để giữ nhiệt độ cho ngôi nhà được điều hòa, ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

Rương xe ngày xưa.

27 thg 1, 2024

Nhớ mùa vịt chạy đồng

Những tháng mùa mưa, nhiều gia đình ở thôn quê thường nuôi vịt thả chạy đồng để ăn lúa chét, ốc cua trên những cánh đồng bỏ hoang. Bác Năm của tôi cũng vậy, khi vịt lớn phần lớn mang ra chợ bán để có tiền chi tiêu, số vịt còn lại để cải thiện bữa ăn gia đình hoặc làm quà biếu hàng xóm. Vào cái thời mà cuộc sống của người dân quê tôi còn nhiều thiếu thốn, thì những con vịt được biếu đó là rất quý.

“Những con vịt không còn sức chạy đồng, nằm nhà càng lâu, lại càng tốn lúa”, bác Năm vẫn thường nói như thế, mỗi lần xách vịt sang cho nhà tôi với mấy nhà khác trong xóm. Người đàn ông quanh năm chạy đồng cùng vịt, vẫn thường nói chuyện như thế, vì không muốn ai phải... hàm ơn mình.

Vịt kho xì dầu.