Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 5, 2022

Quán bún bò Giáo Toàn

Hơn 40 năm qua, quán bún bò Giáo Toàn của gia đình ông Nguyễn Đức Thịnh (42 tuổi) là điểm đến quen thuộc của nhiều người dân ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều người truyền tai nhau quán rộng như cái chợ, mỗi ngày chủ quán bán gần 1 tấn bò vì lúc nào khách cũng đông nghìn nghịt. Có thật là như vậy?

Mối quen khắp 3 tỉnh, thành

Hơn 16 giờ một ngày giữa tuần, tôi ghé quán bún bò Giáo Toàn của ông Thịnh tại số 218 Quốc lộ 1K (P.Linh Xuân, TP.Thủ Đức). Trước quán, là hàng dài xe ô tô của khách đang đỗ còn bên trong, dù không phải giờ cao điểm nhưng cũng đã có gần trăm khách ngồi ăn. Tiếng cười nói rôm rả khắp quán.

Quán rộng rãi tới mức nhiều khách ví như một cái chợ. Ảnh: Cao An Biên

16 thg 5, 2022

Ngọt ngon cháo dọp

Cháo dọp là món ăn quen thuộc của người dân quê tôi ở xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ). Con dọp có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng nhiều người thích nấu cháo bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.

Chợ quê nhộn nhịp từ sớm tinh sương. Các bà, các mẹ đi chợ mua thực phẩm mang về chế biến món ăn trong bữa cơm gia đình. Nhiều người mua dọp (còn gọi là vọp) về nấu canh, xào, nướng, luộc... Dọp là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trông tựa hến nhưng lớn hơn, nhiều con to hơn ngón chân cái nên còn gọi là hến kình. Dọp sống trong lớp bùn non ở đáy sông, đầm nước và cả khe suối. Nhiều người dân ở quê lội nước bắt dọp rồi mang ra chợ bán với giá rất rẻ.

Dọp có thể chế biến nhiều món ăn ngon. 
Món cháo dọp thơm ngon. Ảnh: T.Thy

Rong biển cháy tỏi

Rong biển cháy tỏi là món đặc sản ở huyện Lý Sơn, được nhiều du khách thưởng thức khi đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này.

Món rong biển cháy tỏi chế biến rất đơn giản. Để món ăn được ngon, cần chọn loại rong biển đen, hay còn gọi là rong mứt để làm.

Món rong biển cháy tỏi. Ảnh: TRUNG ÂN

9 thg 5, 2022

Độc lạ ẩm thực của người Xơ Đăng

Huyện Tu Mơ Rông vừa tổ chức liên hoan ẩm thực của đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Có 11 mâm cỗ ẩm thực của 11 xã trên địa bàn huyện tham gia. Mỗi đơn vị dự thi đã mang đến nhiều món ăn là đặc sản ẩm thực của địa phương mình. Nhiều món ăn độc đáo, lạ nhưng mang đậm bản sắc của người đồng bào dân tộc Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh.

6 thg 5, 2022

Bữa sáng ở Phủ Lý với bánh đa cá rô và bánh cuốn

Bánh đa cá rô và bánh cuốn chả nướng thường được du khách thưởng thức trên hành trình di chuyển từ Hà Nội xuống phía Nam.

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía nam, nằm trên quốc lộ 1A là thành phố Phủ Lý. Nơi đây thường được coi là trạm dừng chân nghỉ ngơi, ăn sáng cho các du khách trên hành trình di chuyển từ Hà Nội đến Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... Cứ mỗi buổi sáng từ khoảng ngoài 5h, đã có hàng loạt xe ôtô đỗ dọc các quán ven đường. Bạn cũng có thể dùng bữa trưa nếu đi theo chiều ngược lại.

Hai món ăn nổi tiếng, được nhiều người biết đến và thường ăn nhất khi dừng chân ở Phủ Lý là bánh đa cá rô và bánh cuốn. Ảnh: Vân Anh

4 thg 5, 2022

Ngon lạ món gỏi cá mè Cẩm Hoàng

Đối người dân thôn Phượng Hoàng, gỏi cá mè đã trở thành món ăn truyền thống với những nguyên liệu rất dân dã, tạo nên hương vị không thể nào quên nếu ai đã có dịp thưởng thức.


Cá mè là nguyên liệu góp phần làm cho món gỏi cá Cẩm Hoàng trở nên nổi tiếng
Nói đến cá mè nhiều người cho rằng đây là loại cá rất tanh, phải kho nấu kỹ mới ăn được, nhưng người dân thôn Phượng Hoàng, xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng) lại chế biến loại cá này thành món gỏi rất ngon. Đối người dân nơi đây, gỏi cá mè đã trở thành món ăn truyền thống với những nguyên liệu rất dân dã, tạo nên hương vị không thể nào quên nếu ai đã có dịp thưởng thức.

Xóm bánh cuốn của người Thái Bình ở xứ Đông

Nhắc đến đặc sản ẩm thực Hải Dương, nhiều người sẽ nhớ ngay tới món bánh cuốn Hàn Giang nức tiếng.

Bà Tiếu giúp con gái tráng bánh

Thế nhưng, ít ai biết người mang món ngon về xứ Đông, gây dựng thương hiệu được như bây giờ lại là những người con của đất lúa Thái Bình.

Xe bánh bò dừa 40 năm ở TP HCM

Không đợi được đến 10h mở bán, nhiều người trực tiếp đến nhà của ông chủ Trang Vĩnh Phát từ sáng sớm để mua bánh bò dừa.

Kế nghiệp từ anh rể, ông Trang Vĩnh Phát (60 tuổi, người Hoa) miệt mài nướng bánh bò dừa để bán suốt 40 năm nay. Nguyên liệu làm bánh bò dừa, hay được gọi tắt là bánh dừa, khá đơn giản, gồm có bột mì, trứng gà, đường cát và các loại nhân bánh.

Sau khi pha bột xong, ông Phát phải đánh bột đều tay trong vòng 15-20 phút để bột nhuyễn mịn và sánh lại. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng bánh.

Công đoạn quan trọng thứ hai là nướng. Bánh phải được nướng trên lò than với mức nhiệt phù hợp. Người nướng phải sờ bằng tay để kiểm tra độ nóng của khuôn rồi mới đổ bột vào. Các đầu ngón tay của ông Phát vì thế mà cũng chai sạn đi. Mỗi bánh sẽ được nướng trong khoảng 1-2 phút.

29 thg 4, 2022

Lạ lùng đặc sản độc nhất ở Tây Nguyên, khách nhắm tít mắt mới dám thử

Khi được giới thiệu thưởng thức món sâu muồng Tây Nguyên, không ít thực khách phải nhắm mắt mới dám nếm thử.

Ghé Tây Nguyên vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, không khó để bắt gặp cảnh người dân Êđê xách theo gùi, trèo lên những cây muồng cao tít tại nương rẫy để bắt sâu và nhộng sâu về làm món ăn. 

Người dân leo lên cây muồng để bắt sâu, nhộng về chế biến món ăn.

Muồng là loại cây được trồng khắp các rẫy cà phê, hồ tiêu để chắn gió. Không chỉ vậy, muồng còn được trồng xen khắp rẫy để làm trụ cho hồ tiêu bám vào. Thời điểm này, trên những cành muồng chi chít những chú sâu bám khắp nơi, ăn trụi cả lá.

Vượt núi lên "thủ phủ sâm ngọc Linh" thưởng thức chuột quý tộc, cá gác bếp

Chuột quý tộc và cá gác bếp là đặc sản đãi khách quý của đồng bào Xơ Đăng vùng "thủ phủ sâm Ngọc Linh" ở Kon Tum.

Xã Măng Ri nằm trong lòng chảo trên đỉnh núi Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum). Nơi đây có độ cao hơn 1.700 m so với mực nước biển. Khí hậu nơi đây quanh năm lạnh giá, mưa nhiều. Được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu đặc biệt nên vùng đất đã sản sinh ra nhiều loại dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, được ví như quốc bảo của Việt Nam.

Ở vùng đất có thảm dược liệu quý như Măng Ri, các món ẩm thực của bà con người Xơ Đăng cũng rất đa dạng, phong phú. Các món ăn truyền thống như gà nướng, thịt heo nướng, thịt bò nướng, cá nướng… đều mang hương vị và cách chế biến đặc sắc. Đặc biệt là món ăn chuột quý tộc và cá gác bếp.

Chuột đi săn được làm sạch rồi gác lên dàn bếp để hàng tháng trời.

28 thg 4, 2022

Mực nhảy Vũng Áng hấp dẫn du khách

“Đến hẹn lại lên”, ngay từ đầu mùa hè, đặc sản mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã hấp dẫn du khách muôn phương tìm đến thưởng thức.

Hằng năm, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch là du khách gần xa lại tìm về xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh để thưởng thức món ăn nức tiếng - mực nhảy Vũng Áng.

Thơm ngon món cá liệt

Mùa cá liệt mỡ quê tôi kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm. Cá liệt mỡ được chế biến thành nhiều món, có hương vị thơm ngon đặc trưng.

Không lớn và nhiều thịt như cá liệt ngang, cá liệt mỡ chỉ bằng khoảng 2 - 3 ngón tay người lớn, lại lắm xương, ấy vậy mà loại cá biển này lại được nhiều người thích ăn. Bởi vậy, mới có câu ca dao “Cá liệt mà nấu canh chua/ Anh thương em đấy, quê mùa vẫn thương”, hay “Nước mắm ngon dầm con cá liệt/ Em có chồng rồi nói thiệt anh hay”...

Nguyên liệu để nấu món canh cá liệt mỡ. Ảnh: ĐÔNG YÊN

24 thg 4, 2022

Canh rau muống nấu trai

Món canh rau muống nấu trai dân dã mà ngon. Thịt trai dai, rau muống giòn mềm, nước canh ngọt thanh cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn, đậm đà hương vị.

Xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) quê tôi có đầm Lâm Bình nối với sông Trường và dòng Lò Bó rồi góp nước vào sông Thoa trước khi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á. Đầm Lâm Bình mang lại nhiều nguồn lợi thủy sản, bởi thế cá, tôm luôn hiện diện trong bữa cơm của người dân quê và cả những phiên chợ xa. Đầm nước cùng những con suối nối liền là nơi trú ngụ của trai, hến, các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Những ngày đi bắt trai, hến đọng lại trong ký ức tuổi thơ của bao người.

Canh rau muống nấu trai. Ảnh: Trang Thy

Thơm ngon cá hố tháng Tư

Cá hố là loại cá quen thuộc trong bữa ăn của người dân Quảng Ngãi. Mùa cá hố bắt đầu từ tháng Ba tới cuối tháng Năm, nhưng tháng Tư là thời điểm cá hố đã lớn và thơm béo nhất.

Giờ đang vào giữa mùa cá hố. Những ngày này, trong các mẹt, các thúng cá, tôm của chị em miền biển chở đi bán ở khắp nơi trong tỉnh đều có dăm con cá hố tươi rói, lấp lánh ánh bạc. Cá hố còn được mệnh danh là cá biển mình rồng, bởi lớp da ánh bạc, vây vàng chạy dọc sống lưng. Cá có thân hình dài, có con dài đến cả mét.

Món canh cá hố nấu ngọt và cá hố chiên giòn rất hấp dẫn cho bữa cơm nhà. Ảnh: Thiên Di

22 thg 4, 2022

Bánh đập - đặc sản giá rẻ tại miền Trung

Bánh đập - đặc sản giá rẻ tại miền Trung hấp dẫn thực khách bởi hương vị độc đáo, kết hợp giữa bánh tráng nướng và bánh ướt.

Đi dọc các tỉnh ven biển miền Trung, từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, du khách có thể dễ dàng tìm thấy và thưởng thức một đặc sản dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng. Đó chính là bánh đập. Sở dĩ có tên gọi độc đáo như vậy là vì muốn thưởng thức món ăn này, du khách phải đập “mỏi tay”.

Bánh đập là món ăn có sự kết hợp tinh tế giữa lớp bánh ướt bên trong và phần bánh tráng (bánh đa) nướng bên ngoài. Tùy từng nơi và khẩu vị mỗi người mà nhân bánh được chế biến theo các nguyên liệu khác nhau. Đơn giản nhất là nhân mỡ hành, cầu kỳ hơn là nhân tôm thịt băm kèm ruốc khô xay nhuyễn,... 

Bánh đập có ở nhiều nơi nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là ở Khánh Hòa và Quảng Ngãi (Ảnh: Lê Nguyễn Ái Nga).

Món nem tên lạ làm từ chân giò thui rơm

Không giống nhiều món nem khác, nem chạo làm từ thịt chân giò thui rơm kết hợp cùng những nguyên liệu dân dã như riềng, sả, rau thơm,... với cách chế biến độc đáo. Đây được xem là một trong những món trứ danh của Ninh Bình.

Nhắc đến ẩm thực Ninh Bình, bên cạnh những cái tên nổi tiếng như cơm cháy, thịt dê, xôi trứng kiến, nem chua Yên Mạc,... thì không thể không kể tới một món ăn dân dã nhưng ngon và hấp dẫn không kém đặc sản nào khác. Đó chính là món chạo chân giò trứ danh của mảnh đất Kim Sơn.

Chạo chân giò hay còn được gọi là nem chạo, nem thính. Không rõ món ăn có tên gọi như thế tự bao giờ, chỉ biết rằng, người địa phương gọi như vậy để dễ phân biệt nem chạo Kim Sơn với các món nem chạo khác.

Cùng với thịt dê cơm cháy, chạo chân giò được làm từ những nguyên liệu dân dã nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân Kim Sơn đã trở thành món ngon trứ danh, hút khách gần xa (Ảnh: Thảo Trinh)

19 thg 4, 2022

Bánh hạt dẻ vạn người mê ở Sa Pa

Những chiếc bánh hạt dẻ nóng, thơm phức là thứ khiến nhiều thực khách phải nán lại mỗi lần đi chợ vùng cao.

Bánh hạt dẻ là món ăn được nhiều du khách biết và mua về làm quà khi đến thăm thị trấn Sa Pa. Bánh hình tròn, giống bánh pía của miền Nam nhưng bản to và dẹt hơn. Phía trên mỗi chiếc bánh đều rắc mè rang thơm phức. Nhân bánh gồm hạt dẻ nghiền nhuyễn, hòa cùng chút bơ và đậu xanh mềm. Vỏ bánh được làm từ bột mỳ cán mỏng, nhiều lớp.

Bánh hạt dẻ được bày bán tại các hàng quán trong chợ địa phương. Bánh ăn lúc nóng ngon nhất. Ảnh: Phương Anh

Những món lót dạ ngon và rẻ ở Huế

Một ổ bánh mì pate chả ở đường Bùi Thị Xuân có giá 5.000 đồng, chè bột lọc dừa trên gánh hàng rong có giá tương tự.

Chè cung đình Huế là món ăn mà nhiều thực khách muốn thử khi ghé thăm đất cố đô. Một trong những quán chè nổi tiếng nhất ở đây là Mợ Tôn Đích, với giá từ 12.000 đến 15.000 đồng một cốc. Nhưng nếu bạn đến các khu chợ như Đông Ba hay hàng quán vỉa hè, giá chè rẻ hơn nhiều, từ 5.000 đến 10.000 đồng, chất lượng không kém. Trên ảnh là một gánh chè nằm gần trung tâm thành phố, với giá 5.000 đồng một túi bột lọc dừa hoặc chè đậu. Thực khách có thể ăn tại chỗ hoặc mua mang về. Ảnh: Phương Anh

Rượu đế Gò Đen - đệ nhất tửu của đồng bằng sông Cửu Long

Nếu có dip đi du lịch Long An về với Bến Lức ghé làng nấu rượu đế Gò Đen nức tiếng. Được nhấp chén rượu cay nồng nổi tiếng này, cùng nghe câu chuyện thời cuộc của thương hiệu rượu được mệnh danh là mỹ tửu của miền Nam thật sự là một trải nghiệm thú vị.

Ai đã từng một lần nếm rượu đế Gò Đen đều phải công nhận rằng đó là loại rượu hoàn toàn xứng đáng đứng nhất nhì trong hàng “danh tửu” trời Nam. Rượu Gò Đen gắn liền với lịch sử hình thành địa danh Gò Đen, nó có một bề dày lịch sử và truyền thống sản xuất lâu đời và đã một thời nó là niềm tự hào của người dân Long An nói riêng và người dân Miền Tây nói chung.

Địa danh Gò Đen có từ sau khi Chúa Nguyễn khai phá đất phương Nam, vùng này gò cao, đất đen nên mới gọi là Gò Đen. Gò Đen là cửa ngõ giao thông từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1918, vùng đất này chính thức gọi là Quận Gò Đen Tỉnh Chợ Lớn và thay đổi nhiều tên gọi khác nhau: Gò Đen, Trung Quận, Bến Lức, Trung Huyện.

6 thg 4, 2022

Côn trùng "xấu lạ" thành đặc sản, khách "đổ mồ hôi" thưởng thức ở Đồng Nai

Từ món ăn dân dã của người bản địa, dế cơm trở thành đặc sản lạ miệng có vị giòn rụm, béo ngậy, thơm ngon, hút khách tìm mua. Vào mùa, dế cơm có giá khoảng 3.000 - 5.000 đồng/con tùy kích cỡ.

Nhắc đến ẩm thực Đồng Nai, ngoài những đặc sản nổi tiếng như gỏi cá Biên Hòa, canh chua lá giang, gà hấp bưởi,... thì không thể không kể tới món dế cơm chiên nước mắm trứ danh. Món ăn này không chỉ được người bản địa yêu thích mà còn thu hút cả du khách thập phương tới thưởng thức.

Được biết, dế cơm được xem như thứ "của ngon vật lạ" hấp dẫn tại vùng đất Long Khánh (tỉnh Đồng Nai). Trước đây, loài côn trùng này ít được biết đến, chủ yếu chỉ có bà con địa phương bắt về làm thức ăn. Ngày nay, chúng trở thành món nhậu khoái khẩu của giới sành ăn, được bán với giá thành cao, khoảng 3.000 - 5.000 đồng/con, tùy kích cỡ và chất lượng.

Dế cơm là món ngon dân dã ở Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) được thực khách gần xa yêu thích (Ảnh: Trung Lê).