Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến trúc & Đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến trúc & Đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng
25 thg 11, 2024
Nhà thờ đá Nha Trang
Khách du lịch đến Nha Trang, không mấy ai đặc biệt là những người có đạo có thể bỏ qua việc dành chút thời gian để đến chiêm ngưỡng, thăm thú nhà thờ Chánh tòa Kito Vua hay nhà thờ Núi, còn được gọi là nhà thờ Đá Nha Trang hoặc nhà thờ Ngã Sáu - vì nằm ở ngã sáu đường Trần Phú.
Bảo tàng Nam Kỳ - một dấu ấn kiến trúc Đông Dương
Là một trong những bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam, do người Pháp xây dựng, Bảo tàng Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam- thành phố Hồ Chí Minh) đã nhiều lần đổi tên, qua các giai đoạn lịch sử, nhưng vẫn nhất quán chức năng ban đầu của kiến trúc: là bảo tàng. Đây cũng là một công trình đặc sắc, một đại diện tiêu biểu kiến trúc Đông Dương ở đất Sài Gòn.
Bảo tàng lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1); khởi công năm 1926 và hoàn thành xây dựng năm 1928; khởi nguyên có tên gọi Bảo tàng Nam Kỳ. Công trình được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Auguste Delaval, Pháp.
Sau ngày 30.4.1975, bảo tàng được được Chính quyền cách mạng tiếp quản. Và ngày 26.8.1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh - tên này được giữ cho đến nay. Tuy vậy, cái tên Bảo tàng Nam Kỳ vẫn được gọi như một dấu ấn của lịch sử kiến trúc.
Công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương, một phong cách khá phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ những năm 1920 tới 1945 ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn. Các kiến trúc sư Pháp và cả những kiến trúc sư Việt Nam đã có những tìm tòi, sáng tạo, kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và kiến trúc bản địa, khai thác các yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương.
Mặt trước công trình với hình thức kiến trúc cổ điển đăng đối, khối sảnh có mặt bằng hình bát giác gợi sự liên tưởng tới bát quái trong Kinh dịch
Bảo tàng lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1); khởi công năm 1926 và hoàn thành xây dựng năm 1928; khởi nguyên có tên gọi Bảo tàng Nam Kỳ. Công trình được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Auguste Delaval, Pháp.
Sau ngày 30.4.1975, bảo tàng được được Chính quyền cách mạng tiếp quản. Và ngày 26.8.1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh - tên này được giữ cho đến nay. Tuy vậy, cái tên Bảo tàng Nam Kỳ vẫn được gọi như một dấu ấn của lịch sử kiến trúc.
Công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương, một phong cách khá phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ những năm 1920 tới 1945 ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn. Các kiến trúc sư Pháp và cả những kiến trúc sư Việt Nam đã có những tìm tòi, sáng tạo, kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và kiến trúc bản địa, khai thác các yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương.
Công trình có mặt bằng đối xứng, với một khối đại sảnh ở giữa có mặt bằng hình bát giác. Cấu trúc của công trình giống như một tòa công thự phương Tây, mang cảm giác uy nghi. Kết cấu bê tông cốt thép với những hệ dầm sàn ô cờ vượt được nhịp lớn, tạo nên những không gian trưng bày lớn. Khối đại sảnh như một điểm nhấn của công trình, vươn cao với hai tầng mái dốc đầy ấn tượng, các đao mái có hình trang trí rồng phượng cách điệu. Phía trước là khối tiền sảnh, với bộ mái dốc - 4 mái, gợi âm hưởng kiến trúc ngôi nhà truyền thống. Tất cả hệ thống mái đều lợp ngói âm dương, và đua ra khỏi tường bằng những công son.
Hai dãy nhà hai bên khối đại sảnh có cấu trúc hình chữ U, khép kín với khối đại sảnh, tạo nên hai sân trong nho nhỏ ở hai phía. Ở “đáy” chữ U, phía đầu hồi công trình là khối kiến trúc cũng có cấu trúc mặt bằng hình bát giác.
Trước hai dãy nhà là một hệ thống “pergola” (dàn cây leo) bằng bê tông - rất đặc trưng của kiến trúc phương Tây. Phần này không hẳn chỉ có chức năng cho cây leo, mà là một thành phần trang trí quan trọng cho công trình, cũng như định tuyến giao thông.
Các trang trí kiến trúc trên mặt tiền, nội thất sử dụng nhiều những chi tiết, họa tiết, hoa văn... mang âm hưởng truyền thống Á Đông và Việt Nam. Tất cả hài hòa, kết nối logic trong một tổng thể chung của công trình.
Năm 1970, do nhu cầu mở rộng phần trưng bày; bảo tàng được xây dựng thêm phần nhà phía sau. Công trình xây thêm có hình chữ U, với hai dãy nhà cầu nối vào công trình cũ và khối nhà sau cùng cao 3 tầng, tạo nên một sân trong khá lớn ở giữa. Tác giả của thiết kế này là KTS Nguyễn Bá Lăng. Cấu trúc không gian phần xây mới bổ sung vẫn tôn trọng trên nền kiến trúc cũ, song có giản lược hơn ở phần chi tiết.
Hiện nay, bảo tàng có hơn 30.000 hiện vật và trên 25.000 đầu sách, báo, tài liệu có giá trị đặc biệt trong các chuyên ngành lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, bảo tồn - bảo tàng. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là một nơi lưu giữ và trưng bày những tư liệu lịch sử của đất nước - là một không gian chứa đựng dòng chảy lịch sử Việt Nam ở đất phương Nam; mà còn là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu về lịch sử. Bản thân công trình cũng là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc có những dấu ấn lịch sử của riêng mình.
Góc nhìn phía sau công trình
Các góc khối sảnh bát giác nhìn từ sân trong
Mái sảnh hình bát giác ấn tượng với những ô cửa lấy sáng trên cao sát mái
“Pergola” (dàn cây leo) bằng bê tông mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp ở mặt tiền. Các chi tiết kiến trúc Á - Âu, Đông - Tây đan xen hài hòa
Mái sảnh hình bát giác ấn tượng với những ô cửa lấy sáng trên cao sát mái . Toàn bộ nền, sàn nhà được lát gạch bông, kết hợp gạch trang trí mosaic viên nhỏ; với nhiều mẫu hoa văn, họa tiết phong phú. Cửa sắt chính ở sảnh với những chi tiết cầu kỳ, tinh xảo; các hoa văn đậm dấu ấn phương Đông
Nội thất của một không gian trưng bày với những ô cửa hướng ra khoảng sân trong. Phía trên cửa đi là băng cửa sổ dài cao sát trần lấy sáng
Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 136
Hà Thành
24 thg 11, 2024
Trở lại Vương Phủ trên thế giới đá
Gọi Đồng Văn (Hà Giang) là thế giới đá thật không ngoa, diện lộ đá vôi chiếm tới 80% trên tổng diện tích 574,35 km² của cao nguyên này. Ở đây, đá làm cho trời đất trở nên kỳ diệu: vườn hoa đá Khau Vai, vườn thú đá Lũng Bù, bãi hải cẩu đá Vân Chải, hoang mạc đá Sảng Tủng…
Dấu ấn Bình Định ở Nam bộ
Những ngôi nhà được giới thiệu sơ qua trên đây mà bước đầu khảo sát đã cho tôi nhận định về bộ khung /giàn trò được thiết kế theo mẫu của Bình Định mà tôi gọi là phong cách phường thợ mộc Bình Định.
Nam bộ - vùng đất mà hồi còn nhỏ ở Huế tôi được nghe người lớn bảo là vùng đất phương Nam trù phú, rộng lớn với đồng ruộng mà cò phải bay thẳng cánh. Để dồi dào sản phẩm từ cây quả đến lúa gạo chắc phải có những người tiên phong từ phía Bắc vào vất vả khai phá đất hoang, đào kênh dẫn thủy nhập điền... Từ những ngôi nhà đơn sơ với vật liệu tranh tre, lá, tầm vông với cột chôn xuống đất (nhà rội) (*) được thay bằng những khung sườn nhà gỗ cao cứng cáp, liên kết dọc bằng xuyên, ngang bằng trính và các cột gỗ kê trên đá tán (nhà rường). Và như vậy các ngôi nhà được dựng lên từ nguồn vật liệu phong phú là các loại gỗ quý như cẩm lai, căm xe, gõ, thao lao,… có sẵn tại chỗ. Cả những viên ngói cong lợp mái kiểu âm dương cũng được lấy từ nguồn đất sét khai thác chung quanh.
Dinh I, Đà Lạt: Tìm lại vàng son
Nét uy nghiêm của nơi công quyền, đến quý phái, trang nhã theo phong cách hoàng triều qua từng đường nét, màu sắc và chi tiết trang trí kiến trúc, nhờ quá trình phục chế, tôn tạo đầy kỳ công đã làm sống lại tinh thần xưa của Dinh I, Đà Lạt – kiến trúc thuộc địa tiêu biểu, đẹp và duyên dáng hàng đầu trên cao nguyên Lâm Viên hiện nay.
23 thg 11, 2024
Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Quần thể các công trình nơi đây được xây dựng từ năm 1875 đến năm 1899 (*).
Nét độc đáo của các công trình này ở chỗ là nhà thờ được xây hoàn toàn bằng đá và gỗ theo kiến trúc cổ Việt Nam, mang dáng dấp của đình, đền, chùa và cung điện truyền thống. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục, linh mục địa phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1865 và một nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương trong hơn 20 năm.
14 thg 11, 2024
Biệt điện Bảo Đại: Địa danh văn hóa, lịch sử nổi tiếng
Đây cũng là chứng nhân cho sự thay đổi lịch sử của vùng đất Buôn Ma Thuột.
Ngược dòng lịch sử
Nơi đây trước năm 1905 là nhà hàng Maison Lefévre, năm 1914 xây dựng làm Tòa đại lý quận trưởng, đến năm 1926 được cải tạo và xây dựng thành tòa nhà như hiện nay và được gọi là Tòa Công sứ, theo dân địa phương gọi là Sang Ae Prong (Nhà ông lớn). Năm 1950, nơi này được chọn làm khu nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại và tên Biệt điện Bảo Đại được ra đời từ đây.
Khuôn viên và kiến trúc độc đáo
Từ cổng ngoài khuôn viên đi vào khoảng 200 m là tòa Biệt điện rộng hơn 2.000 m² nằm trên một cồn đất nhân tạo chính giữa khuôn viên cao gần 2 m so với mặt đất và được kè đá vững chắc.
Bậc tam cấp lên toà Biệt điện được thiết kế cao dần vào phía trong, tạo cảm giác nhẹ nhàng, sảng khoái như đang dạo bước trên ngọn đồi thoai thoải. Với diện tích rộng về chiều ngang, kiến trúc Biệt điện trở nên có hình dáng như ngôi Nhà dài truyền thống của dân tộc Ê Đê với sàn gỗ, mái nhọn. Tuy nhiên, với tường nhà và cột trụ được dựng lên bằng bê tông và sơn vàng rực rỡ kết hợp hài hòa với lối kiến trúc đơn sơ mộc mạc ngôi Nhà dài truyền thống, chất cổ điển của núi rừng Tây Nguyên kết hợp sự tinh tế hiện đại trong kiến trúc châu Âu thời bấy giờ đã tạo nên một Biệt điện độc đáo và ấn tượng.
Không gian bày trí nhã nhặn đầy hoài niệm
Biệt điện Bảo Đại là một di tích lịch sử nằm tại số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Đây là địa điểm tham quan lý tưởng của những du khách thích khám phá lịch sử cũng như tìm hiểu nét độc đáo văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Ngược dòng lịch sử
Nơi đây trước năm 1905 là nhà hàng Maison Lefévre, năm 1914 xây dựng làm Tòa đại lý quận trưởng, đến năm 1926 được cải tạo và xây dựng thành tòa nhà như hiện nay và được gọi là Tòa Công sứ, theo dân địa phương gọi là Sang Ae Prong (Nhà ông lớn). Năm 1950, nơi này được chọn làm khu nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại và tên Biệt điện Bảo Đại được ra đời từ đây.
Khuôn viên và kiến trúc độc đáo
Khuôn viên Biệt điện rộng gần 7 ha với đa dạng nhiều loại cây, hoa trồng xung quanh và đặc biệt là 2 cây đại thụ (long não) hơn trăm năm tuổi cao gần 30 m với thân dáng xòe rộng nằm hai bên lối vào như 2 chiếc lọng lớn tạo bóng mát quanh năm.
Từ cổng ngoài khuôn viên đi vào khoảng 200 m là tòa Biệt điện rộng hơn 2.000 m² nằm trên một cồn đất nhân tạo chính giữa khuôn viên cao gần 2 m so với mặt đất và được kè đá vững chắc.
Bậc tam cấp lên toà Biệt điện được thiết kế cao dần vào phía trong, tạo cảm giác nhẹ nhàng, sảng khoái như đang dạo bước trên ngọn đồi thoai thoải. Với diện tích rộng về chiều ngang, kiến trúc Biệt điện trở nên có hình dáng như ngôi Nhà dài truyền thống của dân tộc Ê Đê với sàn gỗ, mái nhọn. Tuy nhiên, với tường nhà và cột trụ được dựng lên bằng bê tông và sơn vàng rực rỡ kết hợp hài hòa với lối kiến trúc đơn sơ mộc mạc ngôi Nhà dài truyền thống, chất cổ điển của núi rừng Tây Nguyên kết hợp sự tinh tế hiện đại trong kiến trúc châu Âu thời bấy giờ đã tạo nên một Biệt điện độc đáo và ấn tượng.
Xung quanh Biệt diện có một rừng cây cổ thụ bao bọc, đa dạng về chủng loại, đáng chú ý nhất là có 2 cây long não trồng đối xứng ở 2 bên đường vào có dáng rất đẹp và hiếm thấy. Đây có thể là một trong những cây long não to nhất ở Việt Nam
Không gian bày trí nhã nhặn đầy hoài niệm
Bước lên những nấc thang cửa chính tòa Biệt điện chính là phòng khách, bên phải là phòng làm việc, phòng ngủ, bên trái là phòng họp của vua Bảo Đại.
Phòng khách là nơi trưng bày nhiều kỷ vật có giá trị văn hóa lịch sử cùng với hai bức ảnh chân dung vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương, bàn ghế tiếp khách, các chứng tích và hình ảnh vua Bảo Đại đi săn bắn.
Phòng làm việc gồm nhiều di vật như bàn ghế làm việc, trên đó có điện thoại, 2 hàng quốc kỳ của các nước, khung kệ để vật dụng với nơi cao nhất là di ảnh vị vua sáng lập ra triều Nguyễn đó là hoàng đế Gia Long, bên dưới có pho tượng vua Khải Định (cha vua Bảo Đại) và hình ảnh tư liệu và di vật trong thời kỳ làm việc khi còn tại vị.
Phòng ngủ với chiếc giường và bộ bàn ghế nhỏ được bày trí đơn giản với 2 bức ảnh vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương đã đượm màu thời gian, khiến các du khách tham quan không tránh khỏi bồi hồi.
Phòng họp được bày trí sang trọng với chiếc bàn bằng gõ dài có hai hàng quốc kỳ hai bên. Đây là nơi vua Bảo Đại tiếp đón và nghị sự với công sứ các nước, trên tường là bản đồ Việt Nam được khảm xà cừ với 4 chữ “Độc Lập - Tự Do” trên nền gỗ gõ đen bóng kết hợp với chiếc trống đồng tạo nên một không gian hài hòa nhưng không kém phần uy nghiêm.
Đi xuống theo lối cầu thang là nhà bếp, phòng ăn, hầm rượu và bước ra là mặt sau Biệt điện cũng là khuôn viên rộng lớn với nhiều cây đại thụ tạo bóng mát quanh năm cho tòa nhà.
Không gian sang trọng bên trong biệt điện. Bên cạnh là nhiều kỷ vật có trị văn hóa lịch sử. Đặc biệt là chân dung của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương đã nhuốm màu thời gian, khiến du khách không khỏi bồi hồi nhớ về một thời lịch sử đã qua của đất nước
Các vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày còn sót lại cũng đã được trưng bày tại Biệt điện
ĐỖ TRỌNG DANH
Giảng viên trường đại học Hoa Sen - khoa Kinh tế Quản trị - ngành Digital Marketing
14 thg 10, 2024
Công viên Hội An
Đưa vào sử dụng từ giữa tháng 7.2020, công viên Hội An được xây dựng với mục đích trở thành một trung tâm giao lưu với quảng trường công viên có sức chứa 5.000 chỗ, một nhà văn hóa cho thanh thiếu niên, một địa điểm sinh hoạt vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe cho người dân.
11 thg 10, 2024
Gốm Lái Thiêu
Trong các gia đình Nam bộ xưa, nhà nào cũng có chí ít vài ba sản phẩm gốm Lái Thiêu. Sự phát triển của dòng gốm này nở rộ những năm 40-60 của thế kỷ trước, tuy không có số liệu cụ thể, chính thức về việc xuất khẩu dòng gốm Lái Thiêu xưa ra nước ngoài, nhưng hiện ở thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia, vẫn bày bán khá nhiều các sản phẩm gốm Lái Thiêu xưa, như một minh chứng cụ thể về sự phát triển và ảnh hưởng của dòng gốm này trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân Nam bộ và vùng phụ cận.
9 thg 10, 2024
Lòng Sông có kiến trúc Bồ
Êm đềm dưới tàng cây sao xanh gần cửa Phú Hoà đổ ra đầm Thị Nại, là một tu viện có kiến trúc Gothic, trầm mặc, cổ kính, uy nghiêm - như một nốt son nổi bật trên nền xanh của miên man sông nước, ruộng đồng vùng Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.
Chùa Bửu Long - nét kiến trúc theo phong cách Thái Lan
Chùa Bửu Long nằm trên một ngọn đồi phía tây ngạn sông Đồng Nai. Được thành lập từ năm 1942, và đến năm 2007, ngôi chùa mang phong cách Thái Lan này được đầu tư xây dựng và trùng tu, trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn và văn hóa Đông Nam Á.
8 thg 10, 2024
Nơi con cháu phương Nam tưởng niệm các vua Hùng
Ngày 10.3 âm lịch năm nay, khu tưởng niệm các vua Hùng được khánh thành tại quận 9, TP.HCM. Công trình đầu tiên của Công viên lịch sử văn hoá dân tộc đã hình thành. Một công trình được tổ chức thi thiết kế năm 2000 và bắt đầu thi công từ năm 2002 đã chính thức đi vào hoạt động. Từ nay, bà con ở TP.HCM có thêm một địa chỉ văn hoá - tâm linh để thăm viếng.
5 thg 10, 2024
Bảo tàng Thế giới cà phê
Đây là một điểm đến “hot” suốt thời gian qua trên bản đồ du lịch và truyền thông. Bảo tàng tọa lạc tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
4 thg 10, 2024
Làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn
Những tấm nệm mút êm ái đến nay cũng chưa thể khiến cho nghề dệt chiếu truyền thống trải dài trên nhiều địa phương cả nước mất đi vị trí của nó.
Có những làng nghề trồng cói, dệt chiếu tồn tại hàng trăm năm đến nay vẫn còn mang về công ăn việc làm cho nhiều người. Trong đó làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn là một ví dụ. Đây là một trong những làng nghề truyền thống có mặt từ khá lâu, ở xã Tam Quan Bắc và xã Công Thạnh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Làng chiếu cói tại Hoài Nhơn hiện có 800 hộ dân và 3.200 lao động.
Kiến trúc “phục chế” cảm xúc Đông Dương
Thập niên 90 của thế kỷ trước, là giai đoạn hoài niệm Đông Dương. Nói chính xác hơn, trước đó, khi cả thếgiới đã lồ lộ, đã được khai phá hết, thì Đông Dương vẫn đóng cửa. Đầu những năm 90, Việt Nam mở cửa, Campuchia bắt đầu hết chiến tranh…, các giá trị Đông Dương bỗng tái xuất hiện, vừa nguyên sơ, vừa quen thuộc, vừa lạ lẫm…, một vùng đất chưa được khám phá!
3 thg 10, 2024
Đến Tả Van mua vé về tuổi thơ
Theo bước chân và tiếng cười nói của người đồng bào HMoob, chúng tôi lang thang men theo tiếng róc rách của những con suối nhỏ nằm giữa lòng thung lũng Mường Hoa tìm về với một bản làng yên bình của Sa pa.
Trong vệt nắng của buổi bình minh, xa xa những mái nhà sàn gỗ đang yên bình trong làn mây trắng bồng bềnh thong dong - Tả Van như một nàng công chúa vừa tìm được hoàng tử của đời mình, vừa kiều diễm, ngây thơ, e thẹn vừa như một cô sơn nữ miền sơn cước mộc mạc, nguyên sơ mang một sức quyến rũ đến kỳ lạ.
Tả Van là nơi tập trung sinh sống chủ yếu đồng bào dân tộc HMoob và người Giáy, người Tày. Không khó để bắt gặp những hình ảnh đời thường của các bà mẹ người Giáy, cô gái người Mông hay những em bé người Tày trong những bộ trang phục đặc sắc riêng của mỗi dân tộc vùng cao nơi đây. Tả Van không có những tiếng còi xe hối hả, không có những tòa nhà chọc trời. Nơi đây chúng tôi tắm mình trong hoàn toàn trong một thế giới của những nàng thơ, kẻ khờ, cứ thỏa sức tung tăng, vui vẻ tận hưởng sự trở lại của tuổi hồn nhiên.
Trong vệt nắng của buổi bình minh, xa xa những mái nhà sàn gỗ đang yên bình trong làn mây trắng bồng bềnh thong dong - Tả Van như một nàng công chúa vừa tìm được hoàng tử của đời mình, vừa kiều diễm, ngây thơ, e thẹn vừa như một cô sơn nữ miền sơn cước mộc mạc, nguyên sơ mang một sức quyến rũ đến kỳ lạ.
Tả Van là nơi tập trung sinh sống chủ yếu đồng bào dân tộc HMoob và người Giáy, người Tày. Không khó để bắt gặp những hình ảnh đời thường của các bà mẹ người Giáy, cô gái người Mông hay những em bé người Tày trong những bộ trang phục đặc sắc riêng của mỗi dân tộc vùng cao nơi đây. Tả Van không có những tiếng còi xe hối hả, không có những tòa nhà chọc trời. Nơi đây chúng tôi tắm mình trong hoàn toàn trong một thế giới của những nàng thơ, kẻ khờ, cứ thỏa sức tung tăng, vui vẻ tận hưởng sự trở lại của tuổi hồn nhiên.
1 thg 10, 2024
Nhà thờ Gỗ - Biểu tượng kiến trúc phố núi Kon Tum
Được coi là nhà thờ đẹp nhất Tây Nguyên và là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, nhà thờ Chính tòa Kon Tum là một công trình kiến trúc độc đáo với hơn 100 năm lịch sử. Nhà thờ Chính tòa Kon Tum – hay vẫn thường được gọi dung dị là Nhà thờ gỗ - được coi là biểu tượng kiến trúc của phố núi Kon Tum.
30 thg 9, 2024
Ngắm lúa ở... café
Ngày thứ ba ở Sa Pa, thấy tôi ngỏ ý muốn đi ngắm ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa; cậu lái taxi bảo: Em sẽ dẫn anh đến chỗ này, tha hồ thư giãn cùng thiên nhiên và ngắm lúa. Đây là quán “cà phê lúa” mới mở đang rất “hot”. Tôi đã đi đủ loại quán cà phê theo chủ đề: nào cà phê tranh, cà phê nhạc, cà phê hoài cổ, cà phê bao cấp, cà phê cá koi, cà phê thiền… nhưng chưa đi cà phê lúa bao giờ. Ừ, thế thì đi…
29 thg 9, 2024
Chút cũ kỹ thú vị
Chợ Cũ là một cái tên khá nhiều địa phương ở Sài Gòn cũng như miền Tây đều có. Nhưng vùng trung tâm quận 1 thì nhắc đến chợ Cũ chắc chắn sẽ gợi nhớ nhiều ký ức cụ thể, rõ nét về một khu vực buôn bán sầm uất quanh mấy con phố Hàm Nghi, Tôn Thất Đạm, Hồ Tùng Mậu, nơi phổ biến kiểu nhà liền kề có giao thoa phong cách kiến trúc Việt - Hoa - Pháp thời thuộc địa.
28 thg 9, 2024
Lò lu Đại Hưng
Lò lu Đại Hưng là lò gốm cổ nhất đất Bình Dương, hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống.
Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một khoảng 3 km về phía bắc. Cái tên Lò lu xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa.
Một góc Lò lu Đại Hưng. Đây là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000 m².
Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một khoảng 3 km về phía bắc. Cái tên Lò lu xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)