22 thg 11, 2013

Thác Tầm Du: Tiềm năng cho du lịch sinh thái

Cách xã Phan Điền khoảng 5 cây số, men theo bìa rừng khoảng 15 phút đường bộ, những ai thích khám phá sẽ rất thích thú với cảnh đẹp nơi đây đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Dân địa phương quen gọi nơi hùng vĩ này là thác Tầm Du, không ai biết tên gọi ấy xuất phát từ đâu và có ý nghĩa như thế nào, nhưng ai đã đến một lần cũng muốn trở lại. 

Theo dân địa phương, ở khu vực này có rất nhiều thác, càng vào sâu bên trong (phía rừng), cảnh càng đẹp, càng hùng vĩ. Tuy nhiên, những người đi du lịch dã ngoại chỉ dừng chân ở thác Tầm Du bởi đường đi còn hiểm trở. Đến đây, mọi người tha hồ đắm mình trong dòng nước mát lạnh. Lên càng cao thác đổ càng mạnh, không khí càng trong lành. Khung cảnh ở đây gần giống với thác Bà (Tánh Linh), rất thích hợp cho du lịch sinh thái nếu được khai thác hết tiềm năng. 







M.Vân

Biển đen vẫn đen, người đi sao đành?

Mười năm trước, tôi đến bãi biển Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại, Bến Tre với sự tò mò muốn biết biển miền Tây khác biển Vũng Tàu và biển miền Trung thế nào. Đường đi không xa lắm (hơn 130 km nếu xuất phát từ TPHCM, hơn 160 km nếu xuất phát từ Biên Hòa) nhưng cực kỳ khó đi và mất thời gian. Hồi đó chưa có cầu Rạch Miễu, qua phà Rạch Miễu lâu lắc lâu lơ. Qua đến thị xã Bến Tre (hồi đó chưa là thành phố) đường từ đó về Bình Đại nhỏ và xấu, rất khó đi. Còn từ trung tâm huyện Bình Đại ra đến xã Thừa Đức - nơi có bãi biển - lại càng khó đi hơn nữa, đến mức có thể gọi là không có đường cũng được.

Và đến nơi, thật thất vọng. Biển đen ngòm như thế này:



21 thg 11, 2013

Quế Trà Bồng - thơm nồng đặc sản quà tặng Việt Nam

Đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung vì quế Trà Bồng nằm trong số 8 đặc sản quà tặng Việt Nam vừa được xác lập là kỷ lục châu Á mới.

Vỏ quế Trà Bồng 

Tin vui này đến trong thời điểm tháng 11, mưa bão đầy trời chứ không phải mùa thu hoạch quế vụ đầu tiên (bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán hay vụ quế “hậu” trong tháng 7 âm lịch hằng năm) nhưng cũng làm nức lòng người trồng quế ở hai huyện này.

Về miền Tây, ăn cá rô rang muối


Ở ĐBSCL, nguồn cá đồng rất phong phú. Trong đó, cá rô là loài có khá nhiều trong các kinh rạch, đầm lung, ruộng cỏ ngập nước. Cá rô có con bằng 3 ngón tay người lớn khép lại, mập ú và thịt dẽ dặt, thơm ngon.

Mùa nước nổi hoặc khi trời sa mưa, cá rô lên ruộng để kiếm thức ăn là những bông lúa rụng, hoặc những hạt lúa chét tái sinh sau vụ gặt trước. Cá rô lớn rất nhanh và mập béo vì lúc này thức ăn trong thiên nhiên rất phong phú. Cá rô to độ 2- 3 ngón tay, người ta gọi cá “rô mề”, nhỏ bé hơn gọi là cá rô “mén”. Cá “rô biển” mình bầu, dẹt có màu đen sáng. Cá rô thịt dẽ dặt, thơm ngon. Cá rô mề là loại ngon nhất và rất có giá trị thương phẩm.


Rau càng cua ruộng


Miền Tây Nam Bộ là xứ sở của biết bao loài rau đồng. Riêng Trà Vinh quê tôi, có một loài rau rất ngon, rất dễ ăn có tên “rau càng cua ruộng”.

Khác với rau càng cua mọc trên bờ, càng cua ruộng mọc lẫn trong ruộng lúa hay những chỗ nước đọng. Thân rau dài, mình nước thường cao cỡ hai tấc đến bốn tấc nếu chỗ nước sâu và có phân bón cho lúa tốt.

Nhớ lúc còn nhỏ, vừa dọn nhà ở quê ra, mỗi khi thấy rau càng cua ruộng được bán ở chợ thì má tôi không thể bỏ qua. Má thường kho mắm, kho tép hoặc một mớ cá hủn hỉn để chấm rau càng cua. Mùi vị của rau dễ ăn. Ngay cả đám con nít chúng tôi cũng rất thích.


Món ngon từ da cá mập

Rất ít người hình dung da cá mập có thể chế biến thành món ăn ngon. Hiện nay, tại những nơi chế biến thịt cá mập ở Bình Thuận như: thôn Thanh Linh, xã Tân Phước, thị xã La Gi; các xã Đông Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng (Phú Quý), da cá mập được thương nhân (đa số là Trung Quốc) đặt mua không hạn chế số lượng.

Chị Phạm Thị Mười, một trong những người chế biến khô da cá mập ở Tam Thanh, nói: “Thấy họ mua da thì bán chớ có biết họ làm gì!?”. Theo nhiều người, một con cá mập con, dài trên 1 m, đường kính thân nơi to nhất từ 20 - 25cm, sau khi xẻ thịt cho một lớp da dày phơi khô trọng lượng khoảng 300gr, hoặc hơn tùy theo việc lóc thịt. 



20 thg 11, 2013

Khám phá Thẩm Púa - "hang ông Giáp"

Là nơi đặt huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ và được người dân bản địa gọi là hang "ông Giáp", nhưng hang Thẩm Púa còn ít được nhiều người biết đến khi đến thăm địa danh "lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu" này.

Hang Thẩm Púa 

Sau hơn 400km theo đường QL6 từ Hà Nội và vượt qua con đèo Pha Đin - một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam - chúng tôi đặt chân tới Điện Biên, vùng đất một thời oanh liệt của cha ông với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng danh. Theo lịch trình, cả nhóm cũng thăm thú các địa danh lừng lẫy Đồi A1, Hầm tướng Đờ-Cát, cánh đồng Mường Thanh...

Nhưng cứ thấy như đã bỏ quên điều gì đó.

Du ngoạn thác Yang Ly

Thác Yang Ly nằm trên địa phận xã Yang Ly, huyện Khánh Vĩnh, cách Nha Trang khoảng hơn 50 km về phía Tây. Yang Ly có vẻ đẹp hoang sơ, gắn với những câu chuyện, truyền thuyết đẹp.

Chuyện kể rằng, suối Yang Ly vốn là một nàng tiên trên trời. Một ngày kia, nàng xuống trần gian chơi, trở thành vợ của một chàng trai và có một đứa con tên là Lách. Biết tin, Trời vô cùng tức giận đã biến nàng tiên thành Suối Mẹ. Suối Mẹ ở trên đỉnh núi rất cao. Còn Lách thì biến thành suối Lách, bị đày xuống tận hạ lưu, vùng Yang Ly xa xôi nên còn có tên là suối Yang Ly. 

Một góc Yang Ly 


Những hang động huyền bí ở Thất Sơn: Đi tìm hang hổ

Hang bạch hổ ở vồ Thiên Tuế 

Núi Cấm xưa kia có rất nhiều hổ với những truyền thuyết ly kỳ. Đến bây giờ nhiều người dân đi rừng vẫn còn nhìn thấy dấu chân chúa sơn lâm.

Từ những truyền thuyết, giai thoại về hổ trên vùng Bảy Núi, chúng tôi trở lại Thiên Cấm sơn để tìm hiểu. Hiện trên ngọn núi này có đến gần 10 hang hổ và theo người dân, trong số đó có nơi vẫn còn ông “ba mươi” trú ngụ.

Trận chiến ly kỳ

Tương truyền xưa kia, các võ sĩ ở miệt Thất Sơn thường đấu hổ, song lão đạo sĩ cuối cùng trên đỉnh Thiên Cấm sơn - Ba Lưới bảo đó chỉ là lời đồn thổi. Bởi theo ông, xưa kia hổ trên núi nhiều vô số kể nhưng đều là hổ tu không làm hại mà còn bảo vệ con người. Trong đó có hai con hắc hổ (hổ đen) và một con bạch hổ - chúa sơn lâm trên núi Cấm.


Những hang động Thất Sơn huyền bí: Điện Mười Ba, hang Công Đức

Điện Mười Ba còn được gọi là điện Mẹ và hang Công Đức ở núi Cấm là hai hang động được nhiều khách hành hương, du lịch tìm đến.

Điện Mười Ba nằm chếch về hướng đông bắc của núi Cấm. Vì có tất cả 13 tầng, mỗi tầng đều có cửa thông suốt với nhau và một nơi để cho du khách có thể thắp hương cầu nguyện khi đi qua nên hang động này gọi là điện Mười Ba.

Mỗi người khi qua được cửa “mẹ đẻ” đều gõ vào chuông đá ở tầng điện thứ 13

Vào cửa “mẹ đẻ”

Từ đỉnh núi, nơi đánh dấu khu vực điện, để đi xuống được đến cửa vào hang phải băng qua những bậc thang thẳng đứng, gập ghềnh và nhiều mỏm đá cao, cheo leo. Nhìn từ bên ngoài, điện Mười Ba trông bình thường như bao hang đá khác, nhưng khi đặt chân vào bên trong mới biết được sự huyền bí và cảm nhận được điều kỳ diệu của các tầng điện. Mặc dù chỉ có một lối đi lớn thông suốt trong 13 tầng điện, thế nhưng nếu không có người dân địa phương dẫn đường, khách lạ rất dễ bị lạc trong mê cung đá mà không cách nào tìm được lối ra. Vì thế, không phải bất cứ ai cũng có đủ can đảm chinh phục hang động huyền bí này.

Những hang động huyền bí ở Thất Sơn: Hang Mãng xà

Rất nhiều người dân sinh sống trên núi Cấm khẳng định họ đã từng chạm trán mãng xà và may mắn trở về từ cõi chết.

Thiên Cấm sơn (núi Cấm) ở xã An Hảo, H.Tịnh Biên, An Giang, có đỉnh cao đến 716m, cao nhất vùng Thất Sơn và cũng là nơi chứa đựng nhiều điều huyền bí. 

Anh Sang, dân sống trên núi Cấm đang vào hang cây da, nơi con rắn khổng lồ trú ngụ - Ảnh: Thanh Quốc - Chí Nhân

Ba đời "diện kiến" mãng xà

Theo lời của nhiều người dân trên núi Cấm, hiện nay rắn lớn cỡ bắp đùi còn khá nhiều. Ông Trần Huy Dũng, tổ trưởng tổ 1, ấp Vồ Đầu trên đỉnh núi Cấm nói rằng, đến tận bây giờ vẫn còn bị ám ảnh bởi suýt làm mồi cho rắn khổng lồ. Chuyện xảy ra đã hơn 10 năm. Bữa đó, khi ông Dũng đang từ trên triền xuống chân núi thì nhìn thấy con chim chìa vôi và con sóc đang nhảy tung tăng như đùa giỡn với nhau trên mặt đất. "Cảnh này thiệt lạ. Một con trên trời, một con dưới đất sao lại giỡn với nhau? Định thần lại, tôi rùng mình khi thấy cái đầu rắn to đùng đang hướng về phía 2 con vật. Lúc đó tôi mới biết là chúng đã bị nọc độc rắn làm mù mắt và sẽ trở thành mồi cho con rắn. Tôi sựng lại khi chỉ cách con rắn chừng 5m và "chết đứng" một hồi lâu. May mắn là con mãng xà đang đặt tầm ngắm vào 2 con mồi kia nên không phát hiện ra tôi, nếu không...". Theo ông Dũng, đó là con rắn hổ mây to bằng cái khạp năm cân (còn gọi là hũ đường), nhưng không thể phát hiện nó từ xa vì hổ mây có bộ da mốc thít, rất giống với da cây cổ thụ trong rừng.

Những hang động Thất Sơn huyền bí: Doanh trại tướng cướp Đơn Hùng Tín

Theo nhiều tài liệu và các bậc cao niên, tướng cướp Đơn Hùng Tín từng chọn núi Cấm làm doanh trại. 

Đơn Hùng Tín là tướng cướp khét tiếng một thời làm đau đầu nhà cầm quyền người Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, các giai thoại về ông không thống nhất. 

Doanh trại của tướng cướp Đơn Hùng Tín xưa trở thành nơi cúng giải hạn, cầu cơ, xin số bất kể ngày đêm - Ảnh: T.Q - C.N


18 thg 11, 2013

Ngon ơi, lọn tré

Ở xứ Huế, nem và tré là hai món nhắm rượu luôn đi liền với nhau. Nếu như nem có thể tìm thấy nhiều nơi với mùi vị mỗi nơi mỗi khác thì tré là món gắn liền với Huế. 

Nhớ lần ra Hà Nội, người viết bài này suy nghĩ mãi về chuyện nên mang gì làm quà cho người chủ nhà, cuối cùng đã chọn mè xửng giòn và tré. Anh chủ nhà, lần đầu tiên biết món tré Huế, đã chia cho bè bạn mỗi người một ít nếm thử và ai cũng thích mùi vị là lạ của tré Huế.

Điều đầu tiên cần nói là sự an toàn vệ sinh thực phẩm của tré. Không giống như nem chua phải làm bằng thịt sống, tré hoàn toàn làm bằng thịt chín (dù cũng có người thêm thịt sống quết nhuyễn khi gói tré nhưng số đông thì làm tré chỉ bằng thịt chín).

Nguyên liệu chính để làm tré là da heo, thịt đầu, một ít thịt bò, gia vị thì có nước mắm kho, ớt trái, ớt bột, tỏi, mè rang, củ riềng xắt sợi và không thể thiếu thính gạo hoặc thính nếp rang. Công đoạn xắt riềng là “đáng ngại” nhất vì mùi cay nồng xông lên tận mũi và làm nóng tay người thái.

Đình Kiền Bái, vẻ đẹp xưa trên đất Hải Phòng

Nằm ở xóm Đông, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, đình Kiền Bái là công trình kiến trúc - điêu khắc cổ kính và nổi tiếng của Hải Phòng. Di tích này có từ thế kỷ XVII - thế kỷ phát triển rực rỡ của nghệ thuật dân gian.

Đình Kiền Bái

Một tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc 

Đình Kiền Bái có quy mô vừa phải nhưng được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, có cấu trúc hình chữ “đinh” quen thuộc và là ngôi đình duy nhất ở Hải Phòng còn giữ được hệ thống ván sàn thời khởi dựng.

Đình ngoài hay còn gọi là tiền đường gồm ba gian, gian giữa là nơi tiến hành các nghi lễ tế tự. Đình trong (hậu cung) gồm ba gian chuôi vồ là nơi an tọa của Đức Thành Hoàng bản thổ.

Về Gò Công ăn cá hấp

Vào những lúc thu hoạch được mùa cá, ngoài số cá tươi bán đi các chợ quanh vùng ngư dân Gò Công (Tiền Giang) còn phải hấp cá để cung cấp cho những vùng đất xa biển, không thể ăn cá biển tươi hàng ngày thứ hải sản có thể dự trữ dài ngày mà vẫn giữ được vị ngon của biển.

Cá hấp ở Gò Công. Ảnh: Đoàn Xá 

Do công việc, tôi đã tới Gò Công rất nhiều lần. Những địa danh như Kiểng Phước, Tân Thành, Đèn Đỏ, Cửa Tiểu, Vàm Láng… và những món ăn ở đó đã trở thành quen thuộc với tôi. Những làng biển ở Gò Công thường nghèo khổ nhưng con người nơi đó giàu ân tình, hiếu khách. Với người ngư dân, cá là nguồn thu chủ yếu của họ. Mùa nào cá đấy. Từ những con cá ngừ nặng hàng trăm ký cho tới những con ruốc nhỏ xíu như đầu que tăm đều có. Nhưng, không chỉ biết đánh bắt mà ngư dân ở đây còn biết chế biết những món ăn ngon từ cá.

Đền tưởng niệm Bến Nọc

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng để vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống. 

Đền nằm giữa một khuôn viên rộng lớn, có hồ sen thơm ngát và tượng đài các bà mẹ ôm xác con, thể hiện tội ác của thực dân Pháp đã đàn áp, khủng bố, chặt đầu mổ bụng giết hại cán bộ, chiến sỹ, đồng bào yêu nước.

Cổng chính của đền Bến Nọc được xây dựng theo phong cách cổng làng truyền thống của Việt Nam, trên lợp ngói âm dương. Đền có bia căm thù, ghi lại tội ác của thực dân Pháp cũng như chiến công của đội dân quân du kích địa phương đã phục kích đánh chìm 2 ghe Pháp tiêu diệt 15 tên thực dân xâm lược để trả thù cho đồng bào, chiến sỹ đã bị chúng thảm sát.


Nam Nhã Đường

Khi nghe cái tên Nam Nhã Đường người ta thường nghĩ đến một ngôi trường hoặc hiệu thuốc bắc hơn là một ngôi chùa. Nam Nhã Đường - ban đầu cũng là tên của một tiệm thuốc bắc do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng từ năm 1895. Cũng chính cơ sở kinh doanh này là một trong những nguồn lực kinh tài hỗ trợ cho hoạt động của phong trào Đông du vào đầu thế kỷ XX.

Chánh điện - còn gọi là Diêu Trì Bửu điện - theo kiến trúc pha trộn hài hòa Á - Âu.

Du khách đến Cần Thơ, theo đường Cách Mạng Tháng Tám đi lên Bình Thủy, sẽ thấy Nam Nhã Đường nằm ở vị trí bên phải đầu vàm Bình Thuỷ, đối diện đình Bình Thủy bên kia sông. Nơi này, xưa thuộc ấp Bình Nhật, xã Long Tuyền (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).

17 thg 11, 2013

Long Tuyền cổ miếu

Từ thành phố Cần Thơ theo hướng quốc lộ 91 đi An Giang khoảng 5km, vừa qua cầu Bình Thủy, về phiá bên phải, du khách sẽ thấy một ngôi đình trang nghiêm, cổ kính nhưng không kém phần lộng lẫy; đó chính là đình Bình Thuỷ - tên cũ là Long Tuyền cổ miếu - một hạng mục trong quần thể di tích của làng cổ Long Tuyền, cùng với chùa Hội Linh, Nam Nhã đường, chùa Long Quang, lăng mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa...

Tòa Tiền đình ở giữa, bên trái là miếu Ông Hổ, bên phải là tòa nhà Lục Ấp. 

Năm Giáp Thìn (1844) làng Long Tuyền bị bão lụt gây thiệt hại nặng nề, nhà cửa ruộng vườn tan nát, dân làng phải bỏ đi xứ khác một thời gian kiếm sống qua ngày. Sau đó, khi trở về làng họ lập một ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vàm rạch Bình Thủy, cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà để giúp bà con luôn được an lành. Sau khi có sắc phong của vua Tự Đức vào năm 1852 (Nhâm Tý), dân địa phương đã cùng nhau cất lại đình làng. Lần này lợp ngói phía trước đình để xây thêm một nhà võ ca.

Tú Lệ mùa lúa chín

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 250km về hướng Tây Bắc. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song.

Từ Hà Nội, theo Quốc lộ 32, đích đến của chúng tôi hôm ấy là Mù Căng Chải, nhưng trước đó, chúng tôi được mách nước nên ngủ đêm ở Tú Lệ, vì vào mùa lúa chín rất khó tìm khách sạn ở Mù Căng Chải. 



Say lòng những món ngon Nam Định

Những món ăn với khẩu vị đậm chất Bắc khiến Nam Định thành một địa danh đáng ghé qua. 

Không quá nhiều địa điểm vui chơi, du lịch nhưng Nam Định lại cho người ta cảm giác bình thản và gần gũi. Và đặc biệt hơn, hiếm nơi nào nơi vùng quê Bắc Bộ lại được thấy kiến trúc của những nhà thờ xen chùa chiền bên bạt ngàn đồng lúa như ở đây. Thêm nữa, những thức ngon cũng làm trọn vẹn thêm nghĩa tình của đất lành.

Nem nắm Giao Thủy

Nem là món phổ biến nhưng nem nắm ở Giao Thủy giữ riêng cho mình đặc điểm dễ nhận. Đó là những miếng bì đều mỏng, dài, nhỏ và trắng như cước. Thịt lợn làm khéo léo khiến cho thịt chín tái còn ngọt thơm.

Đặc sản Sóc Trăng hút hồn lữ khách

Ẩm thực Sóc Trăng mang những nét giao thoa tuyệt vời nền văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tạo nên những nét đặc sắc không nơi nào khác có được.

Về Sóc Trăng, không chỉ được tham gia các lễ hội độc đáo như Ooc-om-Bok, đua ghe ngo, thăm các chùa chiền có lối kiến trúc đặc biệt, đi chợ nổi, thăm vườn cò… mà còn được thử các món ăn mang đậm dấu ấn của ba nền văn hóa Kinh – Hoa – Khmer. 

Những đặc sản Sóc Trăng pha trộn tinh túy của thiên nhiên cùng cách chế biến và sử dụng nguyên liệu khác biệt sẽ khiến cho khách tới đây trải nghiệm hương vị có một không hai.

Bún nước lèo

Nghe cái tên bún nước lèo hẳn nhiều người không muốn thử ăn. Ấy là vì chỉ bún với nước lèo có gì mà ham. Tuy nhiên, nếu không thử chắc chắn sẽ tiếc húi hụi khi nhìn hình ảnh của loại bún đặc biệt này.

12 thg 11, 2013

Lung linh phượng tím... Hà Nội

Đầu hè, khi những cây phượng đỏ rực rỡ khắp phố phường thì cây phượng tím ở Hà Nội cũng bắt đầu khoe sắc.

Phượng tím có lá kép giống phượng đỏ nhưng hoa có màu lam tím đậm, hình ống, đầu hoa loe ra như hình loa kèn. Phượng tím lần đầu tiên được nhân giống và trồng thành công ở Đà Lạt. Ở Hà Nội, loài hoa này không phổ biến nên chỉ có thể tìm thấy trên đường Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai.

Cuối tháng Tư, phượng tím nở rộ làm xao xuyến những người yêu hoa. 

Hoa được trồng đầu tiên ở Đà Lạt. Sau nhiều năm nghiên cứu kì công, loài hoa được nhân giống nhưng số lượng cây sống sót ít. 

Đậu rồng xào tép

Lúc còn ở quê, bên hông nhà tôi lúc nào cũng có một giàn đậu rồng xanh mướt. Mỗi lần ra đồng xúc được tép mẹ tôi thường hái trái về xào. Nếu không có tép thì ăn sống đậu rồng hoặc xào mỡ tỏi cũng vẫn ngon.

Giàn cây đậu rồng. Ảnh: Thiên Phúc 

Được biết, có nơi còn gọi đậu rồng là đậu xương rồng, đậu khế, đậu cánh... Đây là một loại cây thân thảo, thuộc dạng dây leo, đa niên nhờ có củ to mọc sâu dưới đất. Khi dây tàn, mưa xuống củ sẽ đâm chồi mọc lại. Lá đậu rồng hình tam giác, hoa mọc thành chùm ở nách lá. Trái xương rồng có 4 cạnh, mép có khía răng cưa, bên trong chứa khoàng 20 hột. Lúc còn non trái có màu xanh lục và khi già chuyển sang màu vàng.


Nắng gió hanh hao món ngon Ninh Thuận

Các đặc sản của Ninh Thuận hanh hao, rắn rỏi mà rất đỗi ban sơ của cát, nắng và gió, giống như cảnh, như người nơi đây.

Ninh Thuận nắng gió trải dài những bãi cát là nơi thích hợp để du hí cho người yêu văn hóa Chăm. Nhiều công trình văn hoá kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hoá dân tộc Chăm và các tháp Chàm có niên đại tính bằng nghìn năm là điểm thu hút các du khách.

Bên cạnh đó, những bãi tắm đẹp và đặc sản riêng là điểm cộng khá lớn cho du lịch tỉnh này.

Tỏi

Tỏi, thứ gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt là loại nông sản được trồng khá nhiều ở Phan Rang. Dù đang phải cạnh tranh khốc liệt với tỏi Trung Quốc, Thái Lan nhưng tỏi Phan Rang có giá trị riêng mà bất cứ người nào được thử rồi đều phải công nhận. 

Tỏi Phan Rang nhỏ nhưng thơm (Ảnh: Internet) 

Đặc sản Tây Ninh mang hồn xứ nắng

Ngay ở Sài Gòn, người ta cũng nhắc nhiều đến Tây Ninh, không chỉ bởi địa danh này gần thành phố mà vì Tây Ninh có nhiều đặc sản khiến người Sài Gòn ưa thích.

Một lần đến Tây Ninh, leo núi Bà Đen và cầu duyên, cầu tài, bạn nên thử qua những món ngon của đất nắng và bỏ túi đem về vài thức quà cho người ở nhà. Tây Ninh không có quá nhiều đặc sản, nhưng món nào ra món ấy, món nào cũng đặc trưng và hầu như không đâu có chất lượng ngang bằng. 

Muối tôm

Muối tôm - đặc sản Tây Ninh - là loại gia vị ăn dễ nghiện. Một lần chấm trái cây cóc, xoài, me, ổi… với muối Tây Ninh thì cứ luyến nhớ mãi. Muối này lại để được lâu, trong hộp hay bịch ni lông dễ vận chuyển, nên đi Tây Ninh, ai ai cũng xách về một ít để dùng dần hay làm quà cho bà con họ hàng.

Sắc màu phiên chợ vùng cao Hoàng Su Phì

Phiên chợ vẫn giữ được nét nguyên sơ của bà con các dân tộc vùng cao từ bao đời nay.

Hoàng Su Phì (Hà Giang) nằm ngay dưới đỉnh núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ không chỉ nổi tiếng bởi những ruộng bậc thang xếp vào hàng đẹp nhất Việt Nam, nơi đây còn nổi tiếng với phiên chợ độc đáo được họp vào chủ nhật hàng tuần.

Chợ phiên Hoàng Su Phì là nơi tụ họp của bà con các dân tộc vùng cao như: Tày, Nùng, Dao, H’Mông… Mỗi phiên chợ đồng bào thường tụ họp dọc 2 bên tuyến đường chính dọc thị trấn Vinh Quang, kéo dài hàng cây số. Chợ họp từ sáng sớm đến giữa trưa là tan.

Chợ phiên Hoàng Su Phì là nơi tụ họp của bà con các dân tộc vùng cao như: Tày, Nùng, Dao, H’Mông… 


Chợ phiên tan rồi còn lưu luyến

Chợ Dào San (huyện Phong Thổ) là chợ vùng cao đặc trưng, điển hình của Lai Châu và cả vùng Tây Bắc.

Chợ tuần họp một phiên vào Chủ nhật, chợ phiên ở độ cao hơn 1.600m so với mặt nước biển là nơi trao đổi hàng hóa, giao lưu, kết bạn và là điểm du lịch đón khách xa gần đến với vùng biên của 8 xã vùng cánh cung biên giới phía Bắc huyện Phong Thổ.

Chợ có tự bao giờ khó ai có thể nói chính xác được, nhưng với người Mông, Dao, Hà Nhì ở vùng này phiên chợ Dào San quan trọng lắm. Ở nơi heo hút gió này, phiên chợ hiện lên như một bức tranh đa sắc, đáng thưởng ngoạn hơn hết với bất cứ khách du lịch nào từng đến với Lai Châu.

Muôn sắc thổ cẩm quyện tụ trong phiên chợ Dào San vào ngày Chủ nhật

11 thg 11, 2013

Chùa Hang và những truyền thuyết tâm linh

Chùa Hang là tên dân gian thường gọi của Thiên Sanh Thạch tự (còn có tên chữ là Thạch Cốc), nằm ở lưng chừng núi Chùa thuộc thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, H.Phù Mỹ (Bình Định). Tương truyền ở đó có hai con đường để lên trời và xuống âm phủ.

'Mái che' của chùa Hang - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Núi Chùa có tên chữ là Lý Thạch, còn được gọi là La Hơi. Tương truyền, khi trời nắng hạn, nếu nghe trên núi có tiếng ồ ồ như xay lúa thì trời sẽ liền đổ mưa.

Truyền kỳ chùa Hang

Theo trụ trì chùa Thiên Sanh, đại đức Thích Nhuận Tín, thì chùa được khai sơn vào năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất cứ tư liệu lịch sử nào đề cập chính xác điều này. Một vài tài liệu khác thì cho rằng, sau khi chùa Thập Tháp Di Đà (ở TX. An Nhơn, Bình Định) xây dựng thì đạo Phật phát triển. Nên vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, có người đến hang đá ở thôn Hội Khánh kiến tạo thành chùa để tu hành, gọi là chùa Hang. Ban đầu chùa còn hoang sơ, bày biện đơn giản, mãi đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và về sau thì chùa mới được tu chỉnh quy mô. Hiện có hai truyền thuyết về chùa Hang.

Hổ trắng và đôi rắn khổng lồ ở thành Thọ An

Ở thôn Thọ An, xã Bình An, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hiện còn một cổng vòm rêu phong che phủ. Rất ít người biết đó là cổng thành Thọ An thuộc căn cứ Tuyền Tung một thời của nghĩa quân Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân trong phong trào Cần Vương.

Căn cứ Tuyền Tung


Cổng thành Thọ An - Ảnh: Phạm Anh 

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh, căn cứ Tuyền Tung được xây dựng từ năm 1870 do đích thân tú tài Nguyễn Tự Tân (quê ở xã Bình Phước, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) xây dựng.

Lợi dụng chính sách khai hoang lập điền của triều đình nhà Nguyễn, Nguyễn Tự Tân chiêu mộ nông dân yêu nước lên vùng Tuyền Tung (thôn Thọ An, xã Bình An, H.Bình Sơn bây giờ) lập căn cứ địa, luyện tập hương binh và chuẩn bị lương thực chiến đấu lâu dài. Thành Thọ An ở căn cứ Tuyền Tung lập năm 1870, vốn có địa thế hiểm trở vì được núi rừng bao bọc bốn bên, lại có đường thông với bắc, nam và phía tây. Thành được xây lên bằng đá cuội tròn và đá ong. Bên ngoài có cổng thành, bên trong có sân rộng, nhà hội họp bàn việc. Cổng thành xây dựng theo lối vòm, cao khoảng 6 m, trên đình vòm cổng đầu hành lang có 4 chốt gỗ tạo thành hai lớp cửa bên trong và bên ngoài.

10 thg 11, 2013

Nhà thờ đá Ghềnh Ráng

Nằm trong khu du lịch nổi tiếng Ghềnh Ráng, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về phía Đông Nam, Nhà thờ đá là một nơi tham quan khá thú vị, nhưng có nhiều du khách bỏ qua do không biết hay không chú ý bởi cổng vào nhà thờ hơi bị khuất, và tâm điểm của du khách khi đến Ghềnh Ráng thường là khu mộ Hàn Mặc Tử và các cụm di tích khác…

Đối diện khu mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử nằm trên đồi cao, Nhà thờ đá khuất sâu phía dưới, về hướng biển. Đứng trước cổng gỗ đơn sơ du khách khó tưởng tượng được quang cảnh thơ mộng bên trong. Bước qua cổng gỗ, một không gian xanh mát khiến bước chân tò mò của du khách bị cuốn theo (lên, xuống) con đường lát đá, càng đi càng cảm thấy bị chinh phục bởi khung cảnh yên bình và ấm áp. 



Về quê quan họ ăn nhiều món ngon

Vùng đất Kinh Bắc thiết tha và thanh bình trong từng câu quan họ của các liền anh liền chị còn khiến người ta muốn ở lại mãi vì những món ăn ngon, thanh đạm, giản dị mang hơi ấm ruộng đồng.

Chẳng cần đến câu hát “người ơi người ở đừng về” thì khách du lịch mới đắn đo và luyến tiếc khi rời xa Bắc Ninh. Một vùng đất nổi tiếng với câu hát quan họ, với áo mớ ba mớ bảy và chiếc nón quai thao cùng kiến trúc chùa chiền độc đáo đủ để bất cứ ai ghé qua đều quyến luyến. 

Đấy là không kể giữa khung cảnh nên thơ đặc trưng Bắc Bộ, thưởng thức những món ngon lấy nguyên liệu từ đồng ruộng: bánh đa, bánh đúc, cháo thái, tương… sẽ cho chúng ta trở lại bản vị nguyên sơ và tuyệt vời nhất, để đến khi chào tạm biệt chỉ có thể thốt lên: Ôi, Kinh Bắc! 


Cá chạch bùn nấu mẻ

Là đặc sản vùng sông nước cù lao, cá chạch chắc thịt và ngon ăn nhất khoảng từ tháng 10 âm lịch cho đến tết. Nhưng giờ du ngoạn về An Giang, bạn sẽ được giới thiệu thêm các món ăn thú vị làm từ cá chạch bùn.

Chuẩn bị cho món chạch bùn nấu mẻ - Ảnh: Hoài Vũ

Cá chạch có nhiều loại: chạch khoan, chạch rằn, chạch bông, chạch lấu… nhưng phổ biến nhất là chạch sông, con to bằng hai ngón tay, mình dẹp, đầu nhọn. Chúng thường ẩn mình dưới những lớp bùn hoặc đeo bám theo các giề lục bình, nơi sông sâu nước chảy.

Gần đây còn có thêm loại cá chạch nuôi trong ao hồ xuất xứ từ Nhật và Đài Loan, được các cơ sở sản xuất cá giống tại Việt Nam gọi là chạch bùn. Vì đây là mô hình còn đang nuôi thử nghiệm, giá cá còn cao (350.000 - 500.000 đồng/kg) nên không phải dễ tìm mua.

Hoa trăm cánh xứ lạnh

Đến phố núi Đà Lạt mộng mơ, không chỉ tìm về với thiên nhiên, khí hậu trong lành mát mẻ mà còn là dịp để du khách thưởng thức những sản vật đặc trưng của miền đất lạnh. Nơi ấy có loài hoa mà khi nhắc đến người ta nghĩ ngay đến Đà Lạt, như một hương vị rất riêng mà khi đến, đi du khách thường nhắc nhau thưởng thức và mang về làm quà - bông Atiso.

Vườn Atiso ở Đà Lạt. Ảnh: Văn Báu 

Theo lời kể của nhiều tiểu thương thì nhiều khách nước ngoài thường diễn tả bông Atiso là loài hoa trăm cánh khi tìm mua.

9 thg 11, 2013

Tép bạc đất nướng trộn rau răm cù lao ông Chưởng

“Chiều chiều quạ nói với diều/ Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Nếu có dịp ghé Chợ Mới (An Giang) vào con nước rong bạn hãy tận hưởng thú đi đặt vó bắt tép của người dân miền sông nước về tự tay mình nướng.

Tép bạc đất nướng trộn rau răm - Ảnh: T.Tâm

Câu ca dao lưu truyền trong dân gian minh chứng một cách hùng hồn về vùng quê trù phú được thiên nhiên ưu đãi. Sông rạch quê tôi hồi đó lắm cá tôm, hễ con nước lên đầy, xuống sông tắm giặt, rửa chén nhiều lúc bị cá rỉa rát cả chân. Nhiều nhất phải kể là tép. Những chú tép bạc đất vỏ dày mình tròn, màu trắng đục, to cỡ ngón tay trỏ, trông thật ngon lành!

Về Bạc Liêu ăn mắm cá chốt

Vùng đất Bạc Liêu xưa nay nổi tiếng với những huyền thoại về Công tử Bạc Liêu hay những cánh đồng muối trắng mênh mông. Nhắc về những ngày đầu khai khẩn vùng đất này, người ta ngâm nga câu ca: Bạc Liêu nước chảy lờ đờ / dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu. 

Mắm cá chốt ăn với chuối chát, trái bần chín và rau đồng. 

Từ xưa, tiếng đồn ở vùng Bạc Liêu cá chốt đầy sông, chỉ cần tung chài, cá chốt mắc đầy tay lưới, phải đem chài về nhà treo lên mà gỡ cá. Bà con dùng ba ngón tay cái, trỏ và ngón giữa kẹp chúng lại nhanh chóng đưa lên xuồng, có khi một lần hai, ba con. Chỉ cần một tiếng đồng hồ bắt cá chốt là đủ làm một khạp mắm nhỏ rồi.

Chuyện kỳ lạ ở chùa Thình Thình

Trên đỉnh núi Thình Thình có ngôi chùa cùng tên. Gần một thế kỷ từ ngày khởi dựng đến nay, chùa vẫn “cô đơn” với những điều kỳ lạ… 

Tam quan chùa Thình Thình - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Hóa thân thành ngọn đuốc hồng

Thật ra ngôi chùa này có tên là Viên Giác tự, tên chữ là Thanh Thanh, do nằm trên núi Thình Thình nên dân quen gọi như thế. Vị trí của chùa nay thuộc thôn Diên Lộc, xã Bình Tân, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi). Nằm trong khuôn viên rộng chừng 
500 m², bao gồm: cổng tam quan, sân chùa, chánh điện, nhà đông - tây, nhà khách và khu mộ tháp, chùa như được bao bọc bởi những hàng cổ thụ xung quanh và chìm giữa bạt ngàn bạch đàn. Đỉnh núi như một cao nguyên, bốn bề là một màu xanh thẫm đến u tịch.

Kho báu bị yểm bùa ở Lý Sơn

Những dấu tích dù đã mai một ít nhiều theo thời gian, nhưng chuyện về kho báu bị yểm bùa của người Hời vẫn còn như mới trong tâm trí nhiều bậc cao niên ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Núi hòn Tươi, nơi được cho là có nhiều cua vàng - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Kho báu chôn cùng trinh nữ

Theo tài liệu của họ Bùi ở đảo Lý Sơn, vào năm Ất Tỵ (1545) niên hiệu Nguyên Hòa thứ 13, Bắc quân đô đốc Bùi Tá Hán theo phò Lê diệt Mạc với sứ mệnh vỗ yên biên trấn Quảng Nam. Ông nhận thấy để lấy được Quảng Nam từ tay quân Mạc chỉ có một con đường là chiếm đảo Lý Sơn trước để lập căn cứ, làm bàn đạp. Việc đạt thành, Bùi Tá Hán cho dân ra Lý Sơn sinh sống. Từ đó, người Hời (tức người Chăm) ở đảo dần dần bỏ vào đất liền.

Giếng trời ở chùa Hang Lý Sơn

Dẫu đường đến đã thuận tiện hơn so với trước, lại có nhiều du khách viếng thăm, nhưng chùa Hang (thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn trầm mặc một cách kỳ bí như hàng trăm năm qua.

Đường xuống âm phủ

Chùa Hang nhìn từ phía biển 

Chùa Hang có tên chữ là Thiên khổng thạch tự. Theo gia phả của họ Trần, dòng họ trông coi chùa Hang, ngôi chùa này khoảng 300 năm tuổi. Phía trước hang có một giếng nước (nay được thay thế bằng hồ), người ta gọi là “giếng trời” bởi nó chứa nước từ trên vách đá rỉ xuống. Quãng thời gian bị cướp biển (giặc Tàu Ô) quấy nhiễu, chùa Hang là nơi ẩn nấp an toàn của người dân. Chính nước của “giếng trời” này giúp họ cầm cự, thậm chí là tăng thêm sức mạnh. Tin rằng nguồn nước này đem lại may mắn, ngày nay, dân trên đảo vẫn thường uống một ngụm nước từ “giếng trời” khi đến thăm chùa. Người ta còn “nói nhỏ” nhau, khi uống không được nhìn thẳng vào đáy giếng, như thế mới thiêng!

8 thg 11, 2013

Gánh hàng rong

Những gánh hàng rong kết tinh trong văn hóa Hội An non nửa thiên niên kỷ là vậy, bình dân mà quý phái, quý phái mà bình dân...


Gánh chè trong bài diễn văn của bí thư

Chợ đêm Hội An mang hình dáng của nhiều khu chợ ẩm thực ở khắp thế giới. Nó tập hợp những gánh hàng rong, thơm nức mùi bánh xèo, thoang thoảng chè đậu ván hay tiếng rao đêm của hàng bánh tiêu, hột vịt lộn.

Một trong những hàng rong ấy, gánh chè đậu ván đã đi vào diễn văn đáp từ nổi tiếng nhất của ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An dịp nhận giải thưởng Văn hóa Phan Chu Trinh năm 2012. Đoạn về gánh chè thế này:

Những người thợ giấy dó cuối cùng ở Phong Khê

Từ vỏ cây dó được thợ làng nghề làm thành các thếp giấy, các cuộn giấy dó lưu giữ những giá trị văn hóa lưu truyền qua bao thế hệ.

Nghề làm giấy dó Phong Khê nổi tiếng hàng trăm năm nay với việc sản xuất ra loại giấy có độ bền chắc, dai gấp nhiều lần so với loại giấy bình thường và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

Giấy dó được sử dụng chủ yếu trong việc ghi chép và hội họa. Điều đó được thể hiện rõ qua những văn tự ghi chép lịch sử của các triều đại xưa, những ghi chép gia phả của các họ tộc, những bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng, những bức thư pháp, những bức tranh thủy mặc.

Nguyên liệu để làm giấy dó được lấy từ vỏ cây dó, trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Cao Bằng. Chất lượng nhất vẫn là thứ dó người Dao, người Mèo ở Cao Bằng, trồng 3 năm thu hoạch một lần. Vỏ dó sau khi mang về sẽ được ngâm nước rồi xé nhỏ, dẫm với vôi đã tôi rồi đưa vào lò nấu; khi dó chín sẽ được đem trao cho sạch vôi, sau đó dùng dao lột hết vỏ ngoài chỉ lấy ruột. Ruột dó được đưa vào cối giã nhỏ…

Thầy tu đả hổ

Không còn nhiều người ở thôn Phú Liên (xã An Phú, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) nhớ về những câu chuyện xung quanh hang Hổ, cách đó không xa.

Phía dưới tảng đá đen này chính là hang Hổ - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Hồ “than thở”

Hang Hổ nằm trên hòn núi tiếp giáp dãy Trường Sơn, ở độ cao khoảng 100 m so với mực nước biển. Phía dưới, trước chân hang Hổ có một hồ nước, nay gọi là đập Lỗ Ân, có người cho rằng hang Hổ cũng góp nước cho hồ này. Sau năm 1975, dân đắp thành đập để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng nay đập đã hư hỏng hoàn toàn. Trước đó, hồ nước này gắn liền với vài câu chuyện tình đầy ngang trái.

Vùng đất linh thiêng

Núi Hoành Sơn (ở H.Tây Sơn, Bình Định) được dân gian lưu truyền là nơi có mộ ông Hồ Phi Phúc và vua Nguyễn Nhạc nhà Tây Sơn.

Nơi có long huyệt

Lăng mộ Mai Xuân Thưởng dưới chân núi Hoành Sơn - Ảnh: Hoàng Trọng 

Ngày nay, nhiều ngọn núi xung quanh Hoành Sơn được đặt các tên như: Bút Sơn (Hòn Trưng), Nghiên Sơn (Hòn Dũng), Cổ Sơn (Hòn Trống), Chung Sơn (Hòn Chuông), Kiếm Sơn (Hòn Hóc Lãnh), núi ông Bình, núi ông Nhạc… Đàn tế trời đất được xây dựng tại Ân Sơn, nằm trong dãy Hoành Sơn, càng khiến cho vùng đất này thêm linh thiêng, huyền bí. Hầu hết những địa danh, di tích mới và cũ này đều gắn với những truyền thuyết về phong trào nông dân Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18 do anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

Hổ trắng ba chân về nghe kinh Phật

Ở đường Mạc Đĩnh Chi, P. Quang Trung, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum bây giờ còn một ngôi chùa và ngôi đình có lối kiến trúc cổ xưa.

Bên trong đình Võ Lâm - Ảnh: Phạm Anh 

Dấu chân người khai sơn

Ít ai biết, chùa và đình này được xây từ chính bàn tay của những người miền xuôi lên khai khẩn đất Kon Tum. Đây là chùa tổ đình Bác Ái và đình Võ Lâm, tuy hai nhưng lại là một.

Từ giữa thế kỷ 19, người dân ở các tỉnh duyên hải miền Trung tìm lên sinh cơ lập nghiệp tại Kon Tum ngày một đông. Tuy nhiên, do chỉ có con đường độc đạo đi từ tỉnh Bình Định lên Tây nguyên nên thuở ấy, người Bình Định đặt chân lên Kon Tum sớm nhất. Theo đó, dòng di dân đầu tiên chính là những gia đình Thiên Chúa giáo trốn lệnh bắt đạo gay gắt của triều đình nhà Nguyễn, theo chân các cha cố Hội Truyền giáo Kon Tum. Dòng thứ hai là những gia đình muốn thoát cảnh sưu cao thuế nặng, hoặc trốn tránh những rắc rối về mặt pháp luật đang gặp phải ở quê nhà.

7 thg 11, 2013

Cổ kính chùa Âng

Trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer trên đất Trà Vinh, chùa Âng (tiếng Khmer là Angkorajaborey), được xem là ngôi chùa cổ kính nhất, độc đáo nhất và có lẽ đẹp nhất, với những giá trị nghệ thuật, văn hóa, điêu khắc và tôn giáo còn lại ở đây. Vì thế, đến với đất Trà Vinh thì không thể không đến với chùa Âng một lần.

Nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7km, chỉ một cuốc xe ôm hoặc một chuyến taxi ngắn là tới chùa Âng, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 4ha với không gian êm đềm, cổ kính và thơ mộng. 


Thắng cảnh Hồ Núi Cốc

Nổi tiếng bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, gắn liền với huyền thoại về tình sử nàng Công chàng Cốc, Hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn cho kì nghỉ ngắn ngày.

Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, chạy qua xã Tân Cương nổi tiếng với những cánh đồng chè xanh bạt ngàn, chúng tôi đặt chân đến khu du lịch Hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc vốn dĩ là hồ nhân tạo, được khởi công xây dựng năm 1993 và hoàn thành năm 1994, gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ, có diện tích mặt hồ rộng khoảng 25km2. Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 19.000ha, từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi nét đẹp thiên tạo gắn với câu chuyện tình đẹp đã đi vào ca khúc “Huyền thoại Hồ Núi Cốc” của nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai nghèo tên là Cốc sống bằng nghề đốn củi đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công, sông Gâm làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Duyên trời định đoạt, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Chàng Cốc trở về quê chờ nàng Công đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi, còn nàng Công thương nhớ chàng Cốc, khóc ròng rã đến khi nước mắt chảy dài thành sông.


Ngày hội Văn hóa dân tộc Raglai 2013

Ngày hội Văn hóa dân tộc Raglai 2013 diễn ra tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là dịp để tôn vinh những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Raglai tới bạn bè trong nước và quốc tế. Ngày hội đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tới tham dự.

Đã rất lâu rồi, huyện Bác Ái ở vùng cao xa xôi này mới có những ngày rộn ràng và náo nhiệt. Mọi công việc như lên rẫy, lên rừng … đều được mọi người gác lại. Bà con gặp nhau đều nói về ngày hội, các con đường ở trong thôn được treo cờ Tổ Quốc đỏ rực và dòng người đổ về chật kín khu vực sân khấu trung tâm để khai hội.

Màn khai mạc “Ngày hội dân tộc Raglai 2013” thực sự khiến người xem hài lòng. Đó là một chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu với hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của các đoàn nghệ thuật đến từ 4 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng. Đêm hội Raglai là đêm hội tụ những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglai với 3 phần chính là: tìm về cội nguồn, tình yêu làng Raglai và bình minh ở làng Raglai.

Khai mạc “Ngày hội dân tộc Raglai 2013” là đêm hội những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglai.

6 thg 11, 2013

Truyền kỳ những pho tượng Phật lồi

Trên bán đảo Phương Mai (TP. Quy Nhơn, Bình Định), có nhiều pho tượng được người dân địa phương gọi là Phật lồi và lưu truyền nhiều câu chuyện về sự linh thiêng.

Chùa Phước Sa - Ảnh: Hoàng Trọng 

Vị Bồ tát bảo hộ làng chài

Ngoài tượng Phật lồi ở thôn Hải Giang (đã đề cập ở bài 1), xã Nhơn Hải còn có pho tượng khác được gọi là tượng Phật Bà lồi ở chùa Hương Mai (thôn Hải Nam). Dân chài xã Nhơn Hải xem đây là vị Bồ tát phù hộ cho nghề nghiệp của mình.

Dòng sông chảy ngược và cổ tích cây đôi

Trong 5 tỉnh Tây nguyên, duy nhất Kon Tum có dòng sông chảy qua phố thị. Nhưng dòng sông này không trong xanh như bao dòng sông khác, mà đỏ quạch và chảy ngược dòng theo hướng đông - tây. 

Chuyện tình của dòng sông chảy ngược

Dòng sông chảy ngược Đăk Bla - Ảnh: Phạm Anh 

Theo truyền thuyết người Kon Tum kể lại, thuở xưa dòng sông Đăk Bla còn chảy xuôi hướng tây - đông chứ không chảy nghịch dòng đông - tây như bây giờ. Thế nhưng có một tình yêu thủy chung nhưng đầy nước mắt đã làm cho dòng sông này biến đổi dòng chảy.


Bãi đá Rơ wang và dòng sông ăn thịt người

Khúc sông qua làng Rơ wang, cách trung tâm TP.Kon Tum 2 km, có một bãi đá lộ thiên nằm giữa dòng sông Đăk Bla cuồn cuộn chảy. Người Kon Tum gọi đó là bãi đá Rơ wang gắn liền với lời nguyền của một chuyện tình hận trên sông này.

Bãi đá Rơ wang ngày nay - Ảnh: Phạm Anh 

Chuyện tình buồn

Tên làng Rơ wang (P.Trường Chinh, TP.Kon Tum) bắt đầu từ truyền thuyết dòng sông ăn thịt người, gắn liền với một chuyện tình đau thắt ruột. Người Tây nguyên là thế, mỗi tên đất, tên làng đều gắn với một huyền thoại nào đấy mà người xưa không giải thích được. Chẳng hạn như dòng Đăk Bla, mà theo nhà văn Tạ Văn Sỹ (được mệnh danh là “nhà Kon Tum học”), thì truyền thuyết về dòng sông ăn thịt người này được người Pháp ghi chép mà ông may mắn được tiếp cận và sưu tầm lại.

5 thg 11, 2013

Về Tây Đô thăm vùng đất Long Tuyền

Long Tuyền là địa danh mang ý nghĩa là ‘suối rồng’ hay người xưa gọi là ‘long mạch’, theo hình dung đầu vàm Long Tuyền như miệng rồng và con rạch Long Tuyền như thân rồng uốn lượn. Xa xưa, Long Tuyền là tên một xã nhưng qua thời gian, đã trở thành một địa danh nổi tiếng bao trùm một vùng rộng lớn gắn với lịch sử phát triển xứ Cần Thơ.

Sân trước khu di tích Bùi Hữu Nghĩa với nhà bia và đền thờ. 

Khi xưa, địa danh Long Tuyền bao gồm từ chợ An Thới đến mạn Đông cầu Trà Nóc và chạy sâu vô bên trong theo trục đường Bùi Hữu Nghĩa - Bình Thuỷ, nối với tỉnh lộ 923 và kéo tận đến phường Long Tuyền. Do phạm vi rộng lớn và có nhiều di tích văn hóa - lịch sử cổ kính nên vùng nầy còn được gọi là làng cổ Long Tuyền, với ngôi đình Bình Thuỷ - vốn xưa gọi là Long Tuyền cổ miếu - là đầu mối.