8 thg 11, 2013

Những người thợ giấy dó cuối cùng ở Phong Khê

Từ vỏ cây dó được thợ làng nghề làm thành các thếp giấy, các cuộn giấy dó lưu giữ những giá trị văn hóa lưu truyền qua bao thế hệ.

Nghề làm giấy dó Phong Khê nổi tiếng hàng trăm năm nay với việc sản xuất ra loại giấy có độ bền chắc, dai gấp nhiều lần so với loại giấy bình thường và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

Giấy dó được sử dụng chủ yếu trong việc ghi chép và hội họa. Điều đó được thể hiện rõ qua những văn tự ghi chép lịch sử của các triều đại xưa, những ghi chép gia phả của các họ tộc, những bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng, những bức thư pháp, những bức tranh thủy mặc.

Nguyên liệu để làm giấy dó được lấy từ vỏ cây dó, trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Cao Bằng. Chất lượng nhất vẫn là thứ dó người Dao, người Mèo ở Cao Bằng, trồng 3 năm thu hoạch một lần. Vỏ dó sau khi mang về sẽ được ngâm nước rồi xé nhỏ, dẫm với vôi đã tôi rồi đưa vào lò nấu; khi dó chín sẽ được đem trao cho sạch vôi, sau đó dùng dao lột hết vỏ ngoài chỉ lấy ruột. Ruột dó được đưa vào cối giã nhỏ…

Công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi sự khéo léo, tài hoa của người thợ làm giấy dó và quyết định đến chất lượng giấy là việc seo giấy. Liềm seo giấy là tấm mành nứa được căng trên khuôn gỗ. Người ta chao đi chao lại liềm seo trong bể bột giấy dó để lớp bột dính trên mành của liềm seo. Sau đó, người ta tháo phần khuôn gỗ, úp ngược mành nứa để lớp giấy dó phía dưới được xếp chồng chính xác lên lớp giấy trước, mành nứa được nhấc lên xếp lại vào khuôn.

Giờ đây, làng nghề Phong Khê chỉ còn 4 hộ làm giấy dó. Giấy làm ra chủ yếu cung cấp cho làng tranh Đông Hồ. Tuy vậy làng tranh Đông Hồ hiện cũng chỉ còn 2 nghệ nhân giữ nghề là cụ Chế và Cụ Sam. Còn làng Hồ giờ chuyên làm vàng mã. Nghề làm giấy dó cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

Cây dó được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Dó mang về, lột lớp vỏ đen, lấy lượt vỏ trắng ngâm nước vôi 24h mùa hè, 36h mùa đông. Sau đó vớt ra, bó thành từng mớ, ngâm vào nước vôi tôi, chuyển sang thùng nấu. Một ngày sau, dỡ ra lại ngâm nước cho hết vôi, nhặt bỏ từng mấu nhỏ còn sót lại. Dó đem đi rửa tiếp, cho vào bể ngâm 15-20 ngày, rồi vớt ra, cho vào cối giã nhuyễn, đem đãi lấy nước trong, cho vào bể... Tính sơ sơ từ cây dó ra được tờ giấy phải qua 10 công đoạn, tức là gần một tháng 

Công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi sự khéo léo, tài hoa của người thợ làm giấy dó và quyết định đến chất lượng giấy là việc seo giấy

Sau đó, người thợ tháo phần khuôn gỗ, úp ngược mành nứa để lớp giấy dó phía dưới được xếp chồng chính xác lên lớp giấy trước trên chồng giấy... 

...và mành nứa được nhấc lên xếp lại vào khuôn 

Những tấm giấy dó có kết cấu xốp do được hình thành từ các lớp xơ và bột của vỏ dó nên khả năng bắt màu tốt 

Những chồng giấy ướt được đặt lên trên máy ép khô nước để tăng độ kết dính và định hình của giấy. Ép khô nước trước khi sấy giúp chất lượng giấy và bề mặt giấy đồng đều hơn 

Giờ giấy dó được phơi trong nhà. Khoảng 20 tờ giấy được ốp lên tường nhà. Sau khoảng 1 tuần là khô người ta dỡ xuống rồi bóc ra thành từng tờ 

Giấy dó được sử dụng chủ yếu để in ra tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng

Hoặc vẽ những loại tranh truyền thuỷ mạc hoặc thư pháp. 

Hình ảnh làm giấy quen thuôc ở làng thể hiện trên tranh gốm gắn trên thành giếng làng để mọi người luôn tụ hào về nghề của làng 

CTV Lê Bích

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét