18 thg 12, 2021

Trải nghiệm thú “săn tuyết” trên đỉnh Mẫu Sơn

Đỉnh núi Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) có độ cao khoảng 1.000 m so với với mực nước biển, địa điểm này quanh năm sương mù bao phủ. Đến Mẫu Sơn vào thời gian từ tháng 12 tới tháng 1, nhiều du khách được trải nghiệm thú “săn tuyết” thú vị, ấn tượng tuyệt vời.

"Săn tuyết" trên đỉnh Mẫu Sơn- Ảnh Nguyễn Sơn Tùng

Điểm du lịch Mẫu Sơn nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, trên địa bàn 3 xã là Mẫu Sơn, Công Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Là nơi có luồng không khí lạnh đi qua nhiều nhất của Việt Nam, nơi đây quanh năm sương mù bao phủ và vào mùa đông thường có tuyết rơi.

Ấn tượng trang sức của phụ nữ Tà Ôi

Dân tộc Tà Ôi có những nét văn hóa độc đáo. Một phần trong những sắc thái độc đáo đó là những trang sức truyền thống. Đối với phụ nữ Tà Ôi, loại trang sức được ưa chuộng nhất là chuỗi hạt đeo cổ, vòng đeo cổ và khuyên tai.

Một số trang sức của đồng bào Tà Ôi.

Một số tài liệu nghiên cứu về bản sắc các dân tộc ghi lại: Phụ nữ Tà Ôi từ xưa đến nay thích đeo nhiều chuỗi hạt quanh cổ và dài trễ xuống ngực, trong đó phổ biến là loại chuỗi hạt được làm từ ba loại hạt cườm nhựa có màu sắc và kích cỡ khác nhau để xâu dây làm thành các chuỗi hạt đeo cổ hạt to, hạt vừa, hạt nhỏ.

Phụ nữ Lô Lô và trang sức bạc

Trong bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, với phụ nữ Lô Lô ngoài nét độc đáo của bộ trang phục truyền thống, thì phụ kiện đi kèm như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai... cũng là điểm đặc trưng, thể hiện nét văn hóa riêng.

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lô Lô thường được trang trí thêm bằng những chiếc vòng bạc.

Trong đó, vòng cổ bằng bạc là trang sức đắt tiền, ấn tượng nhất của người Lô Lô. Bởi số bạc để tạo ra chiếc vòng khá lớn. Các vòng cổ tăng dần về kích cỡ để khi đeo không chồng lên nhau mà so le tạo điểm nhấn. Những chiếc vòng cổ bằng bạc không được chạm khắc hoa văn cầu kỳ mà thường được uốn cong thành hình tròn. Vòng luôn có chu vi rộng hơn vòng cổ bình thường của người đeo, không có khóa mà thay vào đó là hai núm tạo móc hình mỏ vịt để khi đeo móc lại với nhau.

Độc đáo lễ mát nhà của người Mường

Đồng bào dân tộc Mường có nhiều nghi lễ đặc sắc. Trong đó có Lễ Mát nhà như là một lễ giải hạn, để hóa giải những điều xấu, cầu cho mọi điều tốt tươi, may mắn.

Thầy mo vẩy nước để làm phép trong lễ Mát nhà.

Theo truyền thống của người Mường, thông thường khi lúa đã thu hoạch, vụ mùa hoàn tất, họ sẽ tiến hành lễ Mát nhà. Tuy nhiên ngày nay, thời gian tổ chức lễ trong nhiều gia đình không còn bị áp đặt như trước. Người ta có thể tổ chức trước hoặc sau mỗi vụ mùa. Ông Đinh Ngọc Lương - một người dân tộc Mường (Hòa Bình) đang sinh sống tại Làng văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết: “Có những nhà họ làm trước gặt, cũng có những nhà làm sau gặt. Nếu làm trước mùa gặt thì có nghĩa cầu cho may mắn đến với mùa màng. Còn làm sau mùa gặt thì cầu cho mùa tới nở hoa kết trái”.

15 thg 12, 2021

Mê mẩn miền cải trắng đầu đông

Những cơn gió mùa xứ lạnh tràn về Bắc bộ báo hiệu một mùa đông đã về. Đông đến, đất trời u ám, hơi lạnh lan tỏa khắp muôn nơi… Trong không gian ấy, một loài hoa bắt đầu tỏa sáng - hoa cải trắng.

Hoa cải trắng đi vào thơ, vào nhạc và như một loài hoa báo hiệu mùa đông xứ Bắc. Ta có thể bắt gặp những ruộng cải nở trắng trên ruộng đồng, bên sông ngòi và ở cả miền núi đồi xa xăm Tây Bắc.

Nhiều năm qua lữ khách quen hẹn hò nhau trải nghiệm miền cải trắng bạt ngàn ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Năm nay chúng tôi đã được mách nước để tìm về một miền hoa cải khác mang tên Cò Nòi, thuộc huyện Mai Sơn, Sơn La. Xã vùng cao Cò Nòi nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 270km về phía Tây Bắc theo hướng QL 6. Nếu dân phượt muốn trải nghiệm QL 32 và 37 nhiều thú vị hơn thì sẽ rút ngắn được hơn 20km so với cung đường nói trên.

Miền cải trắng Cò Nòi giữa trời đông u ám

Chợ ở Châu Phú xưa và nay

Qua nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ huyện Châu Phú 1930 – 2015, tái bản lần thứ I năm 2016, cho chúng ta biết trong những ngày đầu khai hoang, mở đất Châu Phú đầy gian khổ, hiểm nguy. Những lưu dân người Việt từ mọi miền đất nước về đây tạo lập nên những thành quả rất đáng tự hào, để có một huyện Châu Phú sung túc, tươi đẹp như hôm nay.

Với hoàn cảnh khác nhau, họ đến đây cùng một mục đích là mưu cầu cuộc sống, họ đã sống và gắn chặt với thiên nhiên, chiến thắng tất cả nỗi sợ “Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”, họ đã biến tất cả những gì có sẵn trên mảnh đất “Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma” này trở thành những thứ ngọt lành để phục vụ cho chính nhu cầu trong đời sống thường ngày của họ.