28 thg 3, 2018

Hút mắt cảnh quan làng hoa miền Trà Lân

Thôn 2/9 và thôn Vĩnh Hoàn (xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) được người dân gọi là làng hoa của miền Trà Lân. Hầu hết các hộ dân ở hai thôn này đều tự tạo cho gia đình mình một vài luống với nhiều loài hoa bung nở hết sức đẹp mắt.

Hơn 10 năm trở lại đây, những hộ dân thuộc thôn 2/9 và thôn Vĩnh Hoàn cùng bảo nhau trồng hoa làm đẹp cảnh quan làng xóm. Ảnh: Hồ Phương 

27 thg 3, 2018

Ốc ruốc tí hon mỏi tay hoa mắt ngồi lể vẫn gây nghiện

Con ốc bé đến mức khó cầm trên tay nhưng vẫn khiến chị em chết mê xúm vào say sưa ngồi lể.

Với dân biển miền Trung, ốc ruốc như là một phần ký ức tuổi thơ. Đó là những buổi trưa đi trên cát, chợt phát hiện con ốc tròn như cái nút áo, long lanh như ngọc. Đó là những chiều vừa đi làm về đã ngồi xúm lại lể ốc (nhể ốc) đến quên bắc nồi cơm, quên thay quần áo. 

Cảnh đẹp say lòng trên hòn đảo đá nhiều hơn cây ở Quy Nhơn

Ngắm biển trời trong xanh hay thả chân trần đi dạo trên bãi cát mịn ở Hòn Khô sẽ giúp bạn nạp đủ "vitamin sea" mùa hè này.

Hòn Khô hay còn được gọi là Cù lao Hòn Khô, là một trong 32 hòn đảo thuộc bờ biển Bình Định, ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Trước kia nơi đây là một hòn đảo ít người lui tới, sau này trở thành một trong những điểm du lịch khá hấp dẫn của miền đất võ nhờ cảnh thiên nhiên hoang sơ đẹp đến nao lòng.

Hòn Khô sẽ cho bạn những trải nghiệm khó quên với biển xanh, cát trắng và nắng vàng. Ảnh: Tân Cao 

Vẻ hoang sơ của quần thể suối và đền Khe Xanh

Với 2 nguồn nước nóng và lạnh khác nhau, suối Khe Xanh là nơi tắm mát lý tưởng cả mùa nóng lẫn mùa lạnh. Nơi đây còn có ngôi đền thiêng với tuổi đời chừng 600 năm. 

Cách trung tâm huyện lỵ Tân Kỳ (Nghệ An) khoảng 20 km, suối Khe Xanh là nơi giáp ranh giữa xã Nghĩa Phúc và Tân An. Con suối cắt ngang con đường liên xã gồ ghề vì đã xuống cấp. Nhưng đó là một dòng suối độc đáo. Ảnh: Hồ Phương 

Hà Tĩnh: Chiêm ngưỡng vẻ cổ kính di tích Đền Tiết phụ 300 tuổi

Cặp voi đá trước đền Gôi Vị. Ảnh: Minh Lý 

Đền Gôi Vị, xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn,tỉnh Hà Tĩnh, vừa được Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là ngôi đền cổ, thờ 4 vị phúc thần. 

Ngày 15.3.2018, Bộ VHTT&DL ban hành Quyết định số 618 xếp hạng đền Gôi Vị, thuộc xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. 

Quê mùa trong tranh sơn ta làng Hạ Thái

Tranh sơn mài về làng Hạ Thái. Ảnh: Hoàng Việt Hằng 

Làng sơn mài Hạ Thái vào năm 1870 của thế kỷ 19 có tên Đông Thái; sang đến thế kỷ 20 mới đổi tên Hạ Thái.

Làng chỉ cách Hà Nội gần 20 cây số ( thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín); nơi đây còn gìn giữ được vẻ đẹp của ngôi đình cổ xưa, có ao bèo tím biếc êm đềm. Nhiều ngôi nhà trong thôn quê đã khởi sắc. Họ làm tranh sơn mài trở thành những cửa hàng giới thiệu sản phẩm du lịch chuyên biệt về chất liệu sơn mài Việt Nam.

Non nước Tuyên Quang

Núi Cọc Vài (Vài Phạ) sừng sững giữa lòng hồ. Ảnh: PV 

Mảnh đất Tuyên Quang không chỉ được biết đến bởi chiến khu Tân Trào mà còn có bao cảnh sắc tươi đẹp cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc. 

Chúng tôi lên hai huyện vùng cao Na Hang và Lâm Bình để được trải nghiệm bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng cuộc sống bịnh dị của cư dân. 

“Độc, dị” nghề săn nòng nọc ở vùng cao Nghệ An

Ra Tết, thời tiết ấm dần, trên các khe suối vùng cao Nghệ An loài nòng nọc đang mùa phát triển, đây cũng là thời điểm để bà con người Thái nô nức kéo nhau đi săn nòng nọc về làm món ăn. 

Những ngày này, thời tiết ở vùng cao Nghệ An ấm dần lên. Đây cũng là lúc bà con người Thái vào mùa săn nòng nọc suối. Ảnh: Đào Thọ 

Lễ hội Kỳ phúc duy nhất ở xứ Nghệ

Kỳ Phúc là lễ hội đầu năm, cầu cho dân làng bình an, no ấm có từ xa xưa. Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) là xã duy nhất ở tỉnh Nghệ An có lễ hội truyền thống này hàng trăm năm vào những ngày đầu tháng Giêng.

Thế nhưng qua các thời kỳ kháng chiến và nhiều nguyên nhân lễ hội không còn duy trì. Sau hơn nửa thế kỷ bị thất truyền, năm 2012 xã Quỳnh Đôi đã khôi phục Lễ hội Kỳ Phúc đặc sắc, một lễ hội vừa mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa tâm linh vừa có tính thời đại. 

Đền Thần Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ảnh: Phan Văn Toàn 

26 thg 3, 2018

Ngôi chùa mang tên Mục Đồng

Ở miền Nam có nhiều ngôi chùa được gọi là chùa Mục Đồng lắm. Truyền thuyết chung về tên gọi Mục Đồng của các ngôi chùa này là: Trẻ chăn trâu dùng đất sét nặn tượng Phật, rồi lập am để thờ. Nhờ Phật ấn chứng tâm thành thuần khiết của chúng, cho nên một số am, chùa mục đồng đơn sơ với các tượng Phật đất sét hồn nhiên sau này đã trở thành những ngôi chùa khang trang rộng lớn. Bổ sung cho truyền thuyết này còn có lời kể sau: Mục đồng nặn tượng Phật rồi thả xuống nước (sông, rạch), tượng nào nổi tức là linh thiêng sẽ được mang lên thờ. Các am, chùa ấy thường có tên là chùa Phật nổi...

Ngày nay còn rất nhiều ngôi chùa mục đồng ra đời theo lời kể như vậy đã trở nên khang trang, nổi tiếng và được khách thập phương kính viếng, như chùa Phật Nổi (Phước Lâm tự) ở Củ Chi, chùa Long Phước ở Bến Tre, chùa Thanh Trước, Thiên Trường ở Gò Công, chùa Sắc Tứ Linh Thứu ở Châu Thành, Tiền Giang…

Phước Long cổ tự, còn gọi chùa Gò Cát, theo lời kể là một ngôi chùa do mục đồng khởi dựng