27 thg 1, 2018

Lưu giữ hương vị lạp sườn Mường Khương

Nhờ có công nghệ bảo quản tốt, người ta có thể làm lạp sườn quanh năm. Nhưng với những người làm lạp sườn ở Mường Khương (Lào Cai), tháng 10 âm lịch là thời điểm làm ra món lạp sườn ngon và đúng vị nhất. 

Bí kíp chế biến món lạp sườn ngon


Từ lâu món lạp sườn gác bếp hay hun khói đã trở thành món ăn truyền thống, sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày và là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, Xuân về ở Mường Khương. Không ai nhớ rõ nguồn gốc của món lạp sườn này. Nhưng theo các cụ cao niên thì có lẽ món lạp sườn bắt nguồn từ những ngày còn khó khăn. 

Lạp sườn được hong khói. 

Làng làm quỳ vàng duy nhất tại Việt Nam

Kiêu Kỵ là làng nghề truyền thống chuyên làm vàng quỳ thuộc đất Đông Ngàn, Kinh Bắc xưa (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đến Kiêu Kỵ hôm nay, từ xa đã nghe thấy những âm thanh đập quỳ vang vọng khắp xóm làng.

Ở làng Kiêu Kỵ hiện có hàng trăm hộ gia đình chuyên kinh doanh vàng quỳ, nhiều hộ sản xuất với quy mô lớn tới 20 thợ làm việc. Nhờ vậy, hàng trăm thanh niên và người cao tuổi trong làng có việc làm với thu nhập ổn định.

Anh Vũ Huy Giao, người dân làng nghề vàng quỳ Kiêu Kỵ đang miệt mài giã quỳ. Ảnh: Trịnh Bộ 

Đao đao, nhạc cụ đơn sơ, độc đáo của người Khơ Mú

Ban đầu là một dụng cụ sản xuất, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử người Khơ Mú đã biến ống nứa nhỏ thành loại nhạc cụ gần gũi, thân thuộc, làm phong phú đời sống tinh thần và làm giàu bản sắc văn hoá, âm nhạc của mình. 

Dấu ấn trong đời sống của cư dân nông nghiệp vùng núi phía Bắc


Đao đao (đao) hay thăm đao đao từ lâu luôn có mặt trong mọi sinh hoạt của người Khơ Mú và người Thái ở vùng núi phía Bắc. Được làm từ một ống nứa, nguyên liệu tự nhiên gần gũi và gắn bó thân thuộc với người Khơ Mú, đao đao vốn là 1 công cụ sản xuất vô cùng sáng tạo của người Khơ Mú.

Chính vì ngôi nhà truyền thống của người Khơ Mú là dạng nhà sàn, mái lợp cỏ gianh - loại thực vật sinh trưởng mạnh mẽ, che phủ tốt khi phơi khô và liên kết với nhau bằng tre, nứa và lạt. Đo gianh, chải gianh là công việc thường xuyên, gắn liền với việc làm nhà, bảo dưỡng mái nhà của đồng bào. Ống nứa nhỏ này được đồng bào sử dụng trong quá trình kết gianh làm mái nhà là một dụng cụ hữu dụng, kết tinh tri thức dân gian qua quá trình lao động lâu dài. 

Phụ nữ Khơ Mú độc tấu đao đao. 

24 thg 1, 2018

Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay

Ngày 20/7/1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt Sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối cùng tại trung tâm Tp. Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của ngành Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), một trong số ít nước có hệ thống đường sắt hiện đại khi đó. Sau hơn 132 năm phát triển, mạng lưới đường sắt chính của Việt Nam với tổng chiều dài 2600 km nối liền các khu dân cư, trung tâm văn hóa nông nghiệp và công nghiệp suốt từ Bắc vào Nam. Chi phí vận doanh thấp, độ an toàn cao, thân thiện môi sinh, tiêu hao ít năng lượng và tài nguyên đất đai... là những ưu điểm nổi trội của đường sắt. 

Những bánh hỏa xa mang khát vọng “Đổi mới”
 


Địa hình đất liền Việt Nam chạy dài hướng Bắc - Nam theo bờ biển hình chữ S, có lẽ vì thế, mà từ năm 1936, người Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa đã xây dựng mạng đường sắt dọc Việt Nam với tổng chiều dài 2600km. Trong thời gian chiến tranh, tuyến đường sắt bị chia cắt và được phục hồi sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Đường sắt Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và ngày nay, đang tiếp tục phát triển với hai nhiệm vụ quan trọng là kết nối du lịch và vận chuyển hàng hóa.

Đậm đà hương vị tương bần Hưng Yên

Tương Bần - thứ nước chấm đã được xếp vào hạng “đặc sản” của đất Phố Hiến như câu ca xưa vẫn nhắc “Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần”. Những bí quyết và kinh nghiệm của nghề làm tương làng Bần (thị trấn Bần - Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) vẫn tồn tại và ngày càng phát triển.

Nghề làm tương Bần là nghề ông cha để lại, nay là vốn sinh nhai của người dân làng Bần. Dẫn chúng tôi vào thăm cơ sở sản xuất tương của gia đình, chị Nguyễn Thị Hường (chủ cửa hàng tương nếp Hường Đạt) cho biết: Để làm được một mẻ tương ngon phải mất nhiều tháng và đòi hỏi sự cẩn thận, tinh tế và cả những kinh nghiệm dân gian. Tương ngon bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu. Gạo chọn làm tương là loại nếp cái hoa vàng, đỗ tương phải mới, đều hạt, không sâu mọt, muối tinh trắng sạch. Những thứ nguyên liệu ấy, qua bàn tay và kinh nghiệm chế biến của người dân làng Bần đã gói ghém được tinh túy của đất trời tạo nên một đặc sản.

Người làm tương phải xem tương hàng ngày . Ảnh: Trịnh Văn Bộ 

Nơi lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung

Tại đàn tế Núi Bân ở Thừa Thiên - Huế, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã tế cáo trời đất và đọc chiếu lên ngôi hoàng đế nước Việt với niên hiệu Quang Trung, khởi đầu triều đại Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.

Nằm ở xã Thủy An, thành phố Huế, núi Bân là một biểu tượng lịch sử oai hùng của vùng đất Phú Xuân - Huế xưa

Ngâm nga điệu ca trù Chanh Thôn

Các nghệ nhân ca trù trong một tiết mục biểu diễn. Ảnh minh họa 

Ca trù là loại hình diễn xướng dân gian Việt Nam mà không nước nào trên thế giới có. Làn điệu ca trù đã tạo nên nét bản sắc Việt bao đời nay. 

Trong dòng chảy lịch sử nước ta, ca trù xuất hiện vào khoảng thời nhà Lê và trở nên thịnh hành trong suốt thời phong kiến về sau, đặc biệt phát triển mạnh trong cung đình, những nơi giải trí của quan tước nên không phải người bình dân nào cũng được thưởng thức.

Du khách đổ xô đến đồng hoa hướng dương lớn nhất Việt Nam

Cánh đồng hoa hướng dương ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An đang trong thời điểm nở rộ, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh. 

Nằm ở nông trường 19/5, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, đồng hoa hướng dương có diện tích gần 100 ha. Mỗi năm, hoa hướng dương thường nở hai dịp, vào tháng 3-4 và tháng 11-12. Ảnh: Hiep Le Duc. 

Rộn ràng mùa gặt... tam giác mạch

Cây tam giác mạch là loại cây lương thực trong thời điểm giáp hạt của đồng bào các tỉnh miền núi phía Đông Bắc.

Tam giác mạch sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu ẩm và mát với nhiệt độ 15 - 22 độ C. Khi mới nở, hoa sẽ có màu trắng hồng phớt nhạt, sau đó chuyển dần qua hồng và tím hồng trước khi tạo hạt. 

Mắt cá ngừ đại dương, sò huyết "ăn là mê" ở xứ hoa vàng cỏ xanh

Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.

Phú Yên mấy năm gần đây ngày càng được nhiều du khách yêu thích. Vùng đất được mệnh danh là "hoa vàng trên cỏ xanh" nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch đẹp, nơi đây cũng được biển cả hết mực ưu ái, được ví như “thủ phủ cá ngừ đại dương” vì ngư dân làng biển Phú Câu (Tuy Hòa) là những người đầu tiên phát triển nghề câu loại cá này vào năm 1994. 

Nhiều thực khách "khiếp vía" khi thấy mắt cá ngừ. Ảnh: I.T