26 thg 7, 2017

Giai thoại địa danh rạch Bù Mắt

Rạch Bù Mắt là tên của một con rạch ở xã Ðất Mới, huyện Năm Căn. Ðịa danh “Bù Mắt” được hình thành do cách gọi dân gian, đọc trại từ tên “bọ mắt”, một loại côn trùng nhỏ hơn hạt mè (vừng) sống ở nơi ẩm ướt, hay đeo bám vào da người và hút máu như muỗi.

Trước đây, ở hai bên bờ con rạch này có rất nhiều cây bụi mọc hoang, nhiều nhất lá dừa nước, tạo môi trường lý tưởng cho loài bọ mắt sinh sôi nảy nở. Trong truyện ký “Cây đước Cà Mau”, Nhà văn Ðoàn Giỏi mô tả: “Xứ này, muỗi, bù mắt như trấu, nhiều người không có mùng mà ngủ, phải chằm khíu bao bố tời, đệm cho cả nhà nằm”.

Buổi trưa, hoặc những ngày nắng ráo, bọ mắt thường trốn trong bụi rậm bên bờ sông, hoặc đậu trên lá dừa nước mọc ven sông rạch nên ít người phát hiện. Bọ mắt chỉ xuất hiện nhiều nhất lúc trời chạng vạng tối, buổi sáng sớm hoặc những lúc trời mưa lâm râm (mưa nhỏ hạt). Khi đó, chúng thường kéo thành từng bầy, bám vào những nơi ẩm ướt, phát hiện hơi người là chúng bám vào da để chích. Ðiểm đáng chú ý là khi chích, bọ mắt thường gom thành từng cụm chính vào một chỗ, dân gian gọi là bù mắt “xây đùn”, chỗ bị chích sau đó thành một vệt đen sạm.

Một đoạn rạch Bù Mắt ngày nay.

Giai thoại về địa danh Năm Căn

Con sông Cửa Lớn chảy qua thị trấn Năm Căn, ở đoạn này cũng được gọi là sông Năm Căn. Theo hướng đi về mũi Ông Trang, phía bên hữu ngạn là chợ Năm Căn, thị trấn sầm uất với đường sá, công trình, nhà cửa và các khu thương mại, dịch vụ phát triển nhanh chóng. Nơi đây hứa hẹn hình thành một đô thị năng động trong tương lai.
Ngày trước, chợ Năm Căn là địa điểm giao thương thuận lợi vì chỗ này là ngã tư sông, nơi dừng chân của khách thương hồ. Họ là chủ những ghe hàng đi xuống cửa Ông Trang mua tôm khô, cá khô, hoặc ra Rẫy Chệt mua dưa hấu, xuống Rạch Gốc chở ba khía và ốc len, những xuồng ghe qua rạch Bà Thanh, Ông Định chở củi về hầm than…

Một góc thị trấn Năm Căn. Ảnh: NHÂN KIỆT

Guốc mộc Phú Văn

Làng nghề guốc mộc truyền thống Phú Văn (phường Phú Thọ, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) dù đang chịu nhiều cạnh tranh của các sản phẩm giày dép chất liệu da hay nhựa của thời đại công nghiệp nhưng vẫn đang tiếp tục tồn tại, cải tiến mẫu mã để thích ứng với thị trường như minh chứng cho một sức mạnh tiềm ẩn của nét văn hóa truyền thống.

Dấu ấn của làng nghề guốc mộc Phú Văn về một thời kỳ sung túc, gắn với cái tên đường “Xóm Guốc” vốn đã được người dân gọi từ lâu đời và được chính quyền địa phương công nhận vào năm 1999.

Chúng tôi về Xóm Guốc, hỏi ai cũng biết đến gia đình ông Sáu Dẻo - người tâm huyết với nghề truyền thống của ông cha. 

Nguyên liệu để làm guốc mộc thường là gỗ loại gỗ xốp, nhẹ, dễ xẻ và dễ tạo dáng như mít, xoài.

Thác Prenn - nét duyên của nàng thiếu nữ nơi sơn cước

Những ai đi Đà Lạt nhiều lần thì hẳn không thể bỏ qua cảnh đẹp nơi thác Prenn, chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10km. Còn với những vị khách mới đến lần đầu thì cũng dễ dàng bị hấp dẫn bởi tiếng nước reo, trải nghiệm bầu không khí mát lạnh từ thác Prenn khi vừa đến chân đèo Prenn, …

Khu du lịch thác Prenn nằm ngay cửa ngõ Đà Lạt, được coi là điểm khởi đầu về mặt địa lý trong hành trình khám phá vùng đất du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng. Tôi thăm thác Prenn cách đây hơn 20 năm, một vẻ đẹp hoang sơ mà thân thuộc, bởi không như tôi nghĩ về các con thác hùng vĩ ở Tây Nguyên, Prenn hiện lên thật nhẹ nhàng mà cũng êm dịu như sự sắp đặt của tạo hóa: Phần gãy đổ của địa chất chỉ khoảng 10m lại khá bằng phẳng nên tạo một dòng thác hiền hòa, đổ xuống mặt hồ nước trong vắt. Nếu không có sự xáo động do dòng nước đổ xuống, chắc hẳn mặt hồ nơi này cũng phẳng lặng không khác gì mặt hồ Xuân Hương, quanh năm in bóng thông ngàn. Nhiều du khách đều cảm nhận được điều này và coi đây chính là nét độc đáo của thác Prenn trong vô số ngọn thác ở Tây Nguyên.

Tổ đình Linh Sơn Thiền tự ở Bình Định

Tổ đình Linh Sơn Thiền tự là một trong những chùa cổ ở Bình Định. Hiện còn hai câu đối do Chúa Nguyễn Phúc Khoát, Quốc chủ Từ Tế Đạo Nhân Ngự Đề: 

Hoàng cực vô cương/Nam thiên giữa tây thiên/Tứ thời trường lạc
Long đồ hữu vĩnh/Vương quốc đồng phật quốc/Vạn cổ giai xuân. 

Trải qua thời gian và ảnh hưởng bởi chiến tranh mà hai biển ngự đề trên đã hư hại, trụ trì Thích Đồng Tuệ hiện đã cho phục chế. 

Ngoài hai liễn đối trên thì chùa còn giữ đại hồng chung đúc năm 1804 mang nhiều vết đạn do hồi chiến tranh. Theo Lộc Xuyên Đặng Qúi Địch dịch nghĩa trên Văn chuông chùa Linh Sơn viết: “Nước Đại Viết, trấn Quảng Nam, phủ Qui Nhơn, huyên Phù Ly, xã Nha Đăng, phường Đại An, ấp Đại Ân…Vận trời năm Giáp tí (1804) tháng 5 ngày tốt đúc chuông này bằng đồng nặng hai đấu năm thưng. Và trụ trì chùa Linh Sơn Thiền tự lúc này là Sa môn Pháp danh Tổ Chúc, Pháp tự Thiển Chẩn cùng các bậc tăng chúng trong chùa và nhân dân trong vùng dâng cúng.

Thăm chùa Ông Đá

Chùa Nhạn Sơn (chùa Ông Đá) mà dân địa phương thường hay gọi chùa ông Đỏ ông Đen, vì trong chùa hiện giữ hai pho tượng đá khổng lồ, một sơn đen, một sơn đỏ, Thuộc thôn Nhạn Tháp xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định cách thành phố Quy Nhơn 23 km về phía Tây Bắc.

Chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2001 với nội dung là "Di tích kiến trúc nghệ thuật, nơi lưu giữ hai pho tượng môn thần - tác phẩm điêu khắc Chăm thế kỷ XIII".

Sách Đại Nam nhất thống chí chép về chùa “…chùa Ông Đá, ở thôn Nhạn Tháp, huyện Tuy Viễn, về phía Nam thành Chà Bàn. Trong chùa có hai tượng đá, đứng hai bên nhìn nhau trên viên đá vàng, mình cao hơn 6 thước, lưng rộng hơn 5 thước, một pho sơn son, một pho sơn đen, thầy chùa chế áo xiêm, mũ đai bằng vải vẽ hình mây rồng mặc vào, trông như hình người còn sống”.

Có nhiều truyền thuyết về hai pho tượng cổ này, và theo Đồ Bàn Thanh Ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển viết năm 1860 thì “Bên cạnh núi Nhạn Tháp có chùa ông Đá, tương truyền hai ông đá là tượng Phật Thích Ca và tượng Phật Lạc Đa. Có nhiều người lại bảo đó là ông Thiện và ông Ác.”

Ấn Độ huyền bí giữa Sài Gòn: Chốn cầu nguyện linh thiêng

Người Sài Gòn tin rằng đền thờ Bà Mariamman rất thiêng, do đó có rất nhiều người Việt đến làm lễ ở đền, bên cạnh những người gốc Ấn... 

Tọa lạc ở số 45 Trương Định, Q.1, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) là ngôi đền Hindu giáo lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Hindu tại TP HCM ngày nay. 

24 thg 7, 2017

Nét đẹp trong trang phục dân tộc Brâu

Cũng giống như các dân tộc Tây Nguyên, trang phục dân tộc Brâu dù đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát với màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.

Trước đây bà con dân tộc Brâu dệt áo bằng vỏ cây rừng. Người ta lấy vỏ cây, đập, vắt lấy nước, nấu với nước sôi để dệt thành áo. Nhưng bây giờ bà con không sử dụng thứ ấy nữa. Bây giờ bà con thực hiện nghề thủ công dệt vải, đan vải.

Làng nghề dệt Hồi Quan

Từ xa xưa, người Hồi Quan, Tương Giang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã có tục con gái đến tuổi trưởng thành, ai cũng đều phải biết được các công đoạn từ lúc có con sợi, mộc, cho đến khi là ra vuông vải bông khổ hẹp, hay tấm lụa tơ tằm để đem đi bán ở các chợ phiên quanh vùng.

Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương qua Quốc Lộ 1 A, 1 B khoảng 20 km rẽ trái theo con đường đất khoảng chừng hơn 1km, chúng ta tới với làng dệt Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn. Đất Hồi quan tự hào có dòng sông Tiêu Tương thơ mộng chảy qua một thời, tuy nhiên ngày nay dòng sông xưa đã thành ruộng, thành đường của xã Tương Giang, người dân vẫn nghe văng vẳng tiếng sáo Trương Chi trong hoài niệm gợi lại mối tình giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ai oán.

" Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan"

Ẩn sau luỹ tre làng là một báu vật truyền thống đến nay vẫn còn được gìn giữ và phát triển, đó chính là nghề dệt Hồi Quan.

Chùa Nam Nhã - ngôi chùa nửa Tây nửa Ta ở Cần Thơ

Chùa Nam Nhã không chỉ nổi tiếng về kiến trúc độc đáo, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước nửa đầu thế kỷ 20. 

Nằm bên bờ sông Bình Thủy, chùa Nam Nhã là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất của TP Cần Thơ. Chùa được xây dựng năm 1895 và trải qua các lần tôn tạo lớn vào năm 1905, 1917 và 1923 để có quy mô và kiến trúc như ngày nay.