23 thg 7, 2017

Núi Thới Lới - thắng cảnh thiên nhiên độc đáo

Vào những ngày trời trong, từ mũi Tổng Binh, trong đất liền, có thể nhìn thấy khá rõ đảo Lý Sơn chập chờn trên sóng biển, tựa hình một con giao long nghênh phong, hý thủy. Núi Thới Lới chính là phần đầu con vật huyền thoại ấy, quay về phía khơi xa, ngẩng đầu kiêu hãnh. Đây là 1 trong 5 ngọn núi lửa đã tắt từ lâu, hình thành nên cù lao Ré (đảo Lớn), huyện đảo Lý Sơn. Núi nằm về phía đông hòn đảo, là một thắng cảnh độc đáo với hồ nước trên đỉnh, hang đá dưới chân và di chỉ khảo cổ học chìm trong lòng đất.

Từ cảng Lý Sơn, chỉ sau chừng 15 phút đi xe máy là có thể đến chân núi Thới Lới. Một con đường thoai thoải xuất phát từ cánh đồng tỏi phía đông đưa du khách vòng qua sườn bắc lên đến lưng chừng ngọn núi cao gần 170m so với mặt nước biển. Ở đây có một trảng đất rộng, tương đối bằng phẳng, là địa điểm dựng cột cờ Lý Sơn, ngày đêm lồng lộng tung bay lá cờ đỏ thắm.

Sóng, gió và những tác nhân xâm thực khác đã ngoạm vào chân núi phía đông bắc để tạo thành hang Câu, nối vòng qua mé tây bắc là hang đá Chùa Hang. Hang Câu, chùa Hang là những cảnh sắc thiên nhiên nổi tiếng của Lý Sơn, hài hoà vẻ đẹp lung linh của mây trời, gió biển với hùng vĩ, cứng cáp của núi đá, san hô.

Núi Thới Lới nhìn từ phía nam 

Mát lành suối nước Trà Bói

Trong những ngày hè oi ả, thay vì rủ nhau đi tắm biển, nhiều người đã ngược lên huyện miền núi Trà Bồng để tìm đến suối nước Trà Bói (xã Trà Giang), một dòng suối trong xanh hòa quyện với "ma trận" đá.

Từ Quốc lộ 1 tại ngã ba Trà Bồng, bon bon theo Tỉnh lộ 622 hơn 30km, đến ngã 3 xã Trà Phú, rẽ phải đi chừng 4km là du khách đã đến được thác nước Trà Bói. Du khách nào muốn khám phá thác nước ngay tận đầu nguồn thì có thể chạy xe máy thêm 1km nữa. Thác nước được hình thành từ hai dòng trên núi cao chảy xuống hòa quyện thành một, tạo nên những bọt nước trắng xóa, lung linh, huyền ảo.

Nhiều du khách tìm đến suối thác nước Trà Bói để "giải nhiệt" trong những ngày hè. 

Làng chõng tre ở thành Vinh

Trái với sự ồn ào năng động của phố xá cách đó không xa, xóm 6, xã Nghi Liên (TP Vinh) vẫn giữ những nét bình yên dân dã hiếm có.
Đó cũng chính là ngôi làng duy nhất của thành phố đến nay còn lưu giữ nghề làm chõng tre với nhiều tay thợ lành nghề.

Chúng tôi tìm về xóm 6, xã Nghi Liên khi trời đã về chiều. Từ xa đã nhìn thấy nào người lớn, trẻ con, từng nhóm đang quây quần trên những chiếc chõng tre hóng gió. Một khung cảnh bình yên mà người ta khó lòng bắt gặp giữa chốn thị thành sôi động và ồn ã.

Trời chiều song thi thoảng, tiếng đục, đẽo lại vang lên. Những âm thanh vui tai ấy dẫn chúng tôi đến nhà ông Lê Duy Đông, người đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề làm chõng tre. Đặc biệt, cả 3 người đàn ông trụ cột trong gia đình ông gồm cụ thân sinh, ông và người anh trai đều làm nghề và trở thành những người thợ lành nghề bậc nhất Nghi Liên.

Ngay đầu ngõ ngôi nhà nhỏ là cơ man nào tre, nứa, mai cần… Ở phía trong, nơi có khoảng sân rộng, người đàn ông có mái tóc hoa râm, nước da bánh mật với đôi bàn tay gân guốc và chai sạn đang say sưa đẽo, gọt các thanh tre để ráp làm chân chõng. 

Ông Lê Duy Đông (phải) cùng anh trai của mình là những người thợ làm chõng lành nghề bậc nhất của xóm 6, xã Nghi Liên. Ảnh: T.Q 

Xem phụ nữ mường cổ xứ Nghệ dệt thổ cẩm

Không chỉ nổi tiếng với những mái nhà lợp ngói sa mu, với những thác nước đẹp đẽ, vùng đất cổ Mường Đán còn được biết đến với nghề dệt thổ cẩm hàng trăm năm của đồng bào Thái.

Mường Đán gồm 2 bản Hủa Mương và Na Xái (xã Hạnh Dịch, Quế Phong) là 1 trong những mường cổ ở miền Tây Bắc Nghệ An. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái - nhóm Tày Thanh. Ảnh: Hồ Phương 

21 thg 7, 2017

Đi tìm di tích khảo cổ

Khu di tích khảo cổ Bình Tả ở Đức Hòa, Long An là một khu di tích quan trọng. Chẳng những đây là một khu di tích khảo cổ cấp quốc gia mà còn là nơi có bảo vật quốc gia nữa.

Khu di tích Bình Tả là một cụm gồm 17 phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh, được nhà khảo cổ học người Pháp Henry Parmentier. phát hiện đầu tiên vào năm 1910. Năm 1931 J. Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía tây nam cụm di tích này (Gò Tháp Lấp), đến nay, di tích này đã bị hủy hoại, di vật bị thất lạc. Trong hai năm 1987-1988, Sở Văn hóa - Thông tin Long An phối hợp với Viện Khoa học Xã hội tại TPHCM khai quật 3 di tích trong khu vực này, được gọi tên là: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước (Gò Xoài vì ngày xưa nơi đây là vườn xoài, Gò Đồn vì xưa đây là đồn lính, Năm Tước là tên chủ đất).


Duyên dáng trang sức của phụ nữ Sán Dìu

Cùng với y phục đồ trang sức tạo nên tổng thể trang phục, cũng như nhiều tộc người khác trên đất nước ta, phụ nữ Sán Dìu từ rất lâu đã ý thức trong việc dùng đồ trang sức. Trang sức phụ nữ hay dùng gồm có vòng cổ (kéng lẹng), vòng tay (ác), vòng tai (mấm chấy)…

Trong đám cưới truyền thống có tục lệ trao vòng cho cô dâu, chú rể phải có vòng này tặng cho người vợ của mình để tỏ lòng yêu mến, vòng là “bảo vật” mà cô dâu sẽ mang theo suốt cuộc đời.

Vòng cổ phụ nữ Sán Dìu được làm bằng bạc, thường được uốn cong thành hình tròn, vòng luôn có chu vi rộng hơn vòng cổ bình thường của người đeo, vòng không có khóa mà thay vào đó là hai núm tạo móc hình mỏ vịt để khi đeo móc lại với nhau, trên thân vòng ở phía trước ngực thường được khắc họa tiết hoa văn nhỏ, nhìn rất đẹp mắt.

“Biển trên rừng” với Suối Mơ

Khu du lịch Suối Mơ ở xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có địa thế độc đáo như “biển trên rừng” đã trở thành một điểm đến nghỉ dưỡng, vui chơi lý tưởng cho người dân và du khách. Nhiều du khách còn liên tưởng đến những ca từ nhẹ nhàng, sâu lắng trong nhạc phẩm “Suối mơ” của cố nhạc sĩ Văn Cao: “Suối mơ! Bên rừng thu vắng, dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng…".

Khu du lịch Suối Mơ chỉ cách TP. Hổ Chí Minh 100km về phía Bắc, hiện đang hấp dẫn du khách bởi không gian du lịch gần gũi với thiên nhiên, kết hợp nhiều loại hình vui chơi, giải trí.

Cả một vùng núi rừng như bị “đánh thức” bởi một không gian hồ nước xanh trong rộng lên đến 150.000 
m2, nhìn tận đáy nước và in cả bóng trời. Từng đàn cá tung tăng bơi lội theo nhịp nô đùa của du khách càng tạo sự thích thú khi vui chơi tại đây. Trải nghiệm được tắm trong dòng suối mát lạnh giữa rừng, cùng nhóm bạn vui chơi thỏa thích thực sự khó quên cho các bạn trẻ vào mỗi dịp cuối tuần. Nếu không, một mình bạn có thể ngâm mình trong làn nước, để mặc cho những chú cá đùa giỡn quanh mình và cảm nhận những hòn sỏi nghe “lạo-xạo” dưới chân, nghe những chú chim rừng đua nhau hót như một “bản hòa nhạc” của núi rừng…

Tọa lạc tại xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, khu du lịch Suối Mơ được ví như thiên đường "biển trên rừng" với kiến tạo thiên nhiên ấn tượng với dòng suối trong vắt.

Những món ngon ở Yên Bái

Mảnh đất Yên Bái không chỉ sở hữu thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ mà còn có nét văn hóa ẩm thực rất đặc sắc, thú vị.

Quả táo mèo: Táo mèo muối xổi, ô mai táo mèo hay rượu táo là những món ăn rất đặc trưng tại Yên Bái. Loại quả này còn có tác dụng an thần dễ ngủ, tiêu hóa tốt, làm đẹp da, chữa và phòng ngừa cao huyết áp.

Về Quỳnh Nhai thưởng thức “cỏ cố hương”

Đối với hơn 10 người Thái huyện Quỳnh Nhai di dời đến nơi ở mới nhường đất cho Lòng hồ thủy điện Sơn La, họ đã mang đi tên bản làng, những nếp nhà sàn và mồ mả tổ tiên nhưng có một món ăn là thứ cây cỏ rất bình dị họ không thể mang theo đến nơi ở mới. Loài cỏ này có tên là miềng trầu và đã thành nỗi nhớ da diết của người Thái ở Quỳnh Nhai khi nghĩ về cố hương đã chìm sâu dưới lòng hồ. 

Theo chân anh Điêu Chính Hiến, Phó Phòng Văn hóa huyện Quỳnh Nhai lên thuyền đi từ bến Pa Uôn xuôi Lòng hồ thủy điện Sơn La về mốc giới của huyện Quỳnh Nhai cũ đã ngập sâu dưới trăm nghìn khối nước. Trên quảng đường thủy 30 km, anh Hiến còn nhớ như in những địa danh, những tên bản, tên suối, tên núi đã chìm dưới lòng hồ. Mắt hoe đỏ nhìn về dãy núi mờ xa, anh Hiến bảo: “Dãy núi Tạng Kẻ cao 2020m so với mực nước biển nhìn đã thấp đi nhiều khi nước lòng hồ dâng lên. Ngay dưới chân thuyền mình đang chạy đây, trước kia là ruộng, nương nhà tôi canh tác”. Mắt ráo hoảnh khi đặt chân đến cột mốc đánh dấu trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ, anh Hiến như đang muốn tìm kiếm một thứ gì đó giữa ốc đảo này.

Nộm hoa chuối - món ăn chốn vườn quê

Đi khắp góc bể chân trời, nếm nhiều món lạ nhưng tôi vẫn nhớ da diết món nộm hoa chuối dân dã của bà làm. 

Sinh thời, bà nội tôi thường làm món nộm hoa chuối trong những dịp giỗ, Tết hay những tháng khô hạn, rau củ không mọc được trong vườn. Bà bảo, cây chuối là cứu cánh của vùng nông thôn thời giáp hạt, có thể chế biến thành nhiều món ăn như rau sống, luộc, hấp, nộm.

Vười nhà tôi chuối mọc quanh hàng rào, khi hoa chuối to bằng bắp chân là bà hái xuống, dùng dao thái mỏng rồi cho vào nước muối ngâm để tan nhựa và giảm độ chát. Lúc ấy, tôi nhảy chân sáo khi được bà sai việc vặt như ra vườn hái nắm tí tô, rau mùi, rau húng, rau răm. Với những nguyên liệu sẵn có, chỉ cần thêm ít lạc rang là mâm cơm đạm bạc đã có món nộm hoa chuối bắt mắt mà đến bây giờ, khi khớ lại tôi vẫn còn cảm nhận được vị giòn tan, thơm mùi gia vị vườn quê mà bà chế biến. 

Ngày nay, cuộc sống càng phát triển, nguyên liệu làm nộm hoa chuối rất phong phú và linh động tùy theo vùng miền và khẩu vị.