12 thg 6, 2016

Ngày hè về A Lưới tắm suối Pâr Le

Đến với khu du lịch sinh thái Pâr Le du khách được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn, thưởng thức đặc sản phong phú...

Suối nguồn Pâr Le thuộc xã Hồng Hạ, cách TP Huế khoảng 50km theo hướng quốc lộ 49, cách xã miền cao A Lưới 22km khi vừa đổ đèo A Co. Từ TP Huế, du khách chạy xe theo quốc lộ 49 và đổ đèo Tà Lương khoảng 5km là tới. Nếu đi từ A Lưới thì qua cầu Mỏ Quạ và đèo A Co là đến được địa điểm sinh thái. Khách đi nhóm nhỏ sẽ phải thuê sạp với giá 15.000 đồng một người. Nếu đi đông thì nên thuê cả sạp giá sẽ rẻ hơn. 

Hoa ngô đồng điểm tô sắc hồng trong Đại Nội Huế

Ngô đồng là loài cây tiêu biểu của đất cố đô. Trên nhiều phố hay dọc bờ sông Hương, ở các công viên Thương Bạc, Phu Văn Lâu… đều có thể thấy sắc hoa ngô đồng, nhưng nhiều và đẹp nhất vẫn là những cây ngô đồng trong Đại Nội Huế.

Từ lầu Ngũ Phụng trên Ngọ Môn nhìn về điện Thái Hòa, bạn có thể thấy thấp thoáng những cây ngô đồng trong Cấm Thành. Sách Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán Triều Nguyễn), quyển 2 - Thừa Thiên Phủ, mục Mộc chép về cây ngô đồng như sau: "Đời Minh Mệnh (Minh Mạng) được từ Quảng Đông đem về, trồng ở hai bên gốc điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên các núi để tìm khắp, tìm được đem trồng ở các góc điện”. 

10 thg 6, 2016

Hòn Yến nên thơ ở Phú Yên

Khi thủy triều rút xuống, một con đường xuyên biển sẽ lộ ra nối liền bờ với Hòn Sụn, thẳng tới Hòn Yến của huyện biển Tuy An.

Theo dân bản xứ, sở dĩ có tên gọi Hòn Yến là do trước kia nơi đây từng có rất nhiều chim yến về làm tổ. Ngày nay Hòn Yến thuộc xã An Hòa, huyện Tuy An, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 20 km hướng Đông Bắc. 

Hệ thống hầm bọc thép chống bom dưới dinh Độc Lập

Được xây dựng vững chắc bằng bê tông, thép bọc tường dày 5 mm, khả năng chịu bom đến 2 tấn, hệ thống hầm bên dưới Dinh Độc Lập là nơi ẩn nấp của bộ phận trọng yếu trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Hệ thống hầm kiên cố nằm trong dinh Độc Lập là nơi tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu từng lui xuống làm việc, do trung tá, kỹ sư Phan Văn Điển thiết kế. 

Nét đẹp riêng biệt của chùa Sen Nia

Hiện nay, nhiều du khách thích đến chùa Phước Kiển (còn gọi là chùa “lá sen”, chùa “sen nia” hay “sen vua”) tọa lạc tại xã Hoà Tân (Đồng Tháp) để chứng kiến tận mắt một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4m, có thể tải trọng lượng xấp xỉ 100 kg đang thu hút sự khám phá đối với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học.

Ban đầu nhiều người hoài nghi về một ngoại lực phía dưới lá sen nên mới có thể tải được trọng lượng như vậy nhưng khi khám phá, tìm hiểu tận mắt thì mới biết là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc.

Hoà thượng Thích Huệ Từ, trụ trì chùa đã 54 năm, kể lại: “…Đến nay, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc loại sen kỳ lạ này, nhưng tựu trung đều khẳng định chúng có xuất xứ từ Nam Mỹ, ở đó cư dân dùng lá sen để vận chuyển lương thực nhẹ, dễ dàng trên mặt nước…”.

Kỳ vĩ chùa Hưng Thiện, Bạc Liêu

Chúng tôi hành hương về chùa Hưng Thiện tọa lạc tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu trong cái nắng gay gắt.


Điều rất ngạc nhiên khi bắt gặp hàng chục chiếc xe ô tô mang biển soát của nhiều địa phương khác nhau nối đuôi nhau hướng về ngôi chùa đang sở hữu bức tượng Phật Bà “khổng lồ” vừa mới hoàn thành đã thu hút đông đảo người dân đến cúng bái và chiêm ngưỡng.

Đây được xem bức tượng Phật Bà lớn nhất miền Tây tính đến thời điểm này với chiều cao từ dưới mặt đất đến hết bức tượng là trên 43m, trong đó bệ đỡ hình hoa sen có độ cao 10 mét. Phía trên chân đế là một sàn bê tông hình lục giác có đường kính 29 mét, đi lên bằng ba cầu thang. Phía trước tượng là một cái sân rộng để đồng bào phật tử chiêm bái, hai bên sân là 36 hóa thân của Bồ tát trông thật uy nghi.

Say lòng thắng cố Hà Giang

Đến mảnh đất địa đầu Tổ quốc, ngoài say mê khung cảnh hùng vĩ của núi non, của những con đèo trứ danh quanh co, khúc khuỷu, chúng tôi cũng như du khách từ khắp miền đất nước còn được say sưa trong men rượu nồng, trong những món ăn đậm đà và tính người vùng cao nồng ấm. Thắng cố, món ăn nổi tiếng của cao nguyên đá là một trong những dư âm khó quên nơi rẻo cao.
Thắng cố, món ăn đặc trưng truyền thống của người H’Mông, niềm tự hào của người miền cao. Theo các già người H’Mông kể lại, tên gọi thắng cố là biến âm của tên gọi thảng cố, nghĩa là canh xương. Nguyên liệu làm thắng cố chính là xương và thịt, nội tạng ngựa. Cách nấu truyền thống là chỉ dùng thịt ngựa, nhưng ngày nay, người H’Mông nấu thắng cố có thể cho thêm thịt trâu, bò. 

Cảnh bà con người H’Mông quây quần nấu thắng cố khi có khách. Ảnh. Đỗ Thảo 

9 thg 6, 2016

Về Yên Tử khám phá rừng xích tùng hơn 700 tuổi

Trong di tích quốc gia Yên Tử (xã Thượng Yên Công, TP.Uông Bí, Quảng Ninh) có 233 cây xích tùng hơn 700 tuổi, gắn với lịch sử của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm.

Từ trên non thiêng Yên Tử nhìn xuống thấy những dãy núi trùng điệp huyền ảo trong mây núi 

Đất Phật Yên Tử nằm trên dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Những di tích cổ kính, trầm mặc ẩn trong sương mờ bảng lảng giữa rừng quốc gia Yên Tử. Trên đường hành hương về mảnh đất này, mọi người sẽ bị choáng ngợp bởi một không gian rộng lớn với núi non trùng điệp, kỳ vĩ, không khí trong lành, dịu mát và những tán cây cổ thụ sừng sững dọc con đường ghép đá lên tận chùa Đồng trên đỉnh. Dù nơi này đã có cáp treo nhưng nhiều người vẫn lựa chọn đi bộ trên con đường bên hàng xích tùng cổ thụ. 

Ngon lành hương vị rau bò khai

Ai đã tới Cao Bằng, Bắc Cạn, hẳn sẽ không thể nào quên được phong cảnh thiên nhiên hữu tình; ai đã thưởng thức những sản vật của núi rừng, hẳn sẽ nhớ mãi một hương vị đặc trưng của một món rau đặc biệt, rau bò khai. 

Rau bò khai, còn gọi là rau hiến, rau bồ khai, một loại rau rừng mọc tự nhiên tại khu vực gần chân núi đá, có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,... Rau bò khai thân leo, dây giòn, có nhiều tay móc, thường leo lên các cây thân gỗ cao, lá và ngọn khá giống với ngọn su su nhưng mảnh hơn, xanh non và nhiều tay móc hơn.

Rau bò khai, đặc sản của vùng đất địa đầu. Ảnh. Đỗ Thảo 

8 thg 6, 2016

Xuôi sông Bạch Đằng nghe chuyện bà hàng nước được phong... vua

Câu chuyện về một bà bán hàng nước ven sông Bạch Đằng được phong làm vua Bà và cây quếch cổ thụ hơn 700 tuổi tỏa bóng bên ngôi miếu thờ linh thiêng cuốn chân du khách khi đến với cụm di tích quốc gia đặc biệt bên dòng sông lịch sử này.

Di tích miếu thờ vua Bà hướng ra dòng sông Bạch Đằng lịch sử 

Cụm di tích Bạch Đằng gồm đền thờ Trần Hưng Đạo và miếu vua Bà ở phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 4.2013.