28 thg 4, 2016

Dừng chân ở Nha Trang, ăn bánh canh lòng cá ngừ

Lòng cá ngừ đại dương vừa giòn vừa thơm ngọt lạ lùng kết hợp với bánh canh bột gạo, là món đặc sản mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến thành phố biển Nha Trang.

Nói đến Nha Trang, người ta nghĩ ngay đến thành phố biển có bãi cát trắng trải dài, nước biển xanh ngắt, gió biển mát rượi, với bình minh rạng người, hay hoàng hôn tiếc nhớ. Người ta cũng nhắc đến những món ngon được chế biến từ hải sản. Trong đó, bún sứa được nhắc đến như sự lựa chọn đầu tiên. Thế nhưng, còn có bánh canh lòng cá ngừ, một món ăn vừa ngon vừa rẻ, lại đảm bảo vệ sinh. 

Bánh canh lòng cá ngừ đại dương tại Nha Trang rất nổi tiếng, ai đã ăn một lần là nhớ mãi không thôi. 

27 thg 4, 2016

Suối Đá Giăng ở Cam Lâm

Con đường từ ngã ba Suối Cát lên đến đỉnh Hòn Bà dài 38 km nhưng không nhàm chán. Cảnh quan bên đèo tuyệt vời. Đặc biệt là có những dòng suối thơ mộng chảy men theo sườn núi và dọc theo con đường. Từ dưới chân núi đi lên ta lần lượt qua suối Dầu (chỗ bác sĩ Yersin lập trại chăn nuôi và trồng cao su), suối Đá Giăng, suối Đá Hàn rồi suối Cá. Thật ra, từ trên cao 2 dòng suối Cá và suối Đá Hàn nhập lại ở độ cao khoảng 300 m thành suối Đá Giăng. Tên suối là Đá Giăng vì nơi đây có những tảng đá lớn giăng mắc giữa dòng suối. Dòng nước len qua những tảng đá tạo nên cảnh quan kỳ thú.

Tiếng là nằm dọc đường lên núi, nhưng suối Đá Giăng nằm ở đoạn gần chân núi, độ cao chỉ khoảng dưới 300 met và cách ngã ba Suối Cát chưa tới 15 km. Đường xe hơi đi được. Chính vì thế, nếu không muốn lên đến đỉnh Hòn Bà xa và cao, du khách có thể dừng tại đây để ngoạn cảnh, tắm suối trong một khung cảnh sơn thủy hữu tình.



Về Nha Trang chớ quên bánh xoài dẻo ngon

Bánh xoài hay bánh tráng xoài là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang, có vị chua thanh, ngọt vừa, phảng phất mùi thơm tự nhiên của xoài, rất thích hợp để ăn chơi chơi. 

Món bánh tráng xoài xuất hiện từ khoảng những năm 1980 ở Cam Ranh, vùng đất vốn được mệnh danh là xứ sở của xoài. Xoài ở đây đa phần là giống xoài canh nông, quả tròn, khi chưa chín rất chua nhưng chín vàng thì ngọt đậm và sắc. Lúc xoài chín rộ không bán kịp, người dân đã có sáng kiến chế biến thành món bánh có thể dùng được quanh năm và dần dần bánh xoài trở thành món đặc sản nổi tiếng của nơi đây. 

Bánh xoài là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang. 

“Chuyến du hành” về cõi tâm linh

Lần đầu tiên, nghi lễ diễn xướng dân hầu đồng trong tín ngưỡng “Thờ Mẫu Tứ phủ” của người Việt được tái hiện một cách tinh tế, đặc sắc và nguyên bản trên sân khấu Rạp Công nhân (42 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Buổi diễn được ví như đưa du khách đến “chuyến du hành" về cõi tâm linh. 

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu thì trong đạo Mẫu có 4 vấn đề gắn với cộng đồng. Một là đạo Mẫu coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ. Hai là đạo Mẫu mang cho con người sống ở trên đời ba điều: Phúc – Lộc – Thọ. Ba là đạo Mẫu thể hiện đậm nét chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa. Và bốn là đạo Mẫu là một tín ngưỡng đa văn hóa.

Trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, thì có tới hơn chục vị thần là người dân tộc thiểu số. Trong đạo Mẫu không phân biệt dân tộc, đa số cũng như thiểu số, rất bình đẳng và luôn sẵn sàng mở cửa để tiếp nhận đa văn hóa. Đây là một ý nghĩa duy nhất chỉ có ở tín ngưỡng của Việt Nam, cũng đồng thời là vấn đề của cả nhân loại, cả thế giới đang kêu gọi. Chính vì vậy, hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” đã được đệ trình lên UNESCO xin công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tráp đồ trang sức cho nhân vật hầu đồng. Ảnh: Trần Thanh Giang

Kinh doanh ở Sài Gòn thật thú vị

Hai năm nay, người dân Tp. Hồ Chí Minh đã quen thuộc với hình ảnh chàng tây người Hà Lan Cliffrd cùng người vợ Việt bán xúc xích và hamburger dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ, quận 8. Cuộc sống mới của Cliffrd tại Việt Nam có nhiều điều thú vị và anh đã chia sẻ niềm vui đó với chúng tôi.

Cliffrd có 13 năm làm thủy thủ trên những con tàu đi nhiều nơi trên thế giới, rồi anh học lấy bằng kỹ sư cơ khí. Một lần rất tình cờ, anh được người bạn rủ đi du lịch Việt Nam. Điểm đầu tiên anh đến là Hà Nội. Tại đây, Cliffrd bị cuốn hút bởi các món ăn và thắng cảnh nổi tiếng. Sau đó, Cliffrd tiếp tục thăm Tp. Hồ Chí Minh, thành phố năng động đã để lại cho Cliffrd trải nghiệm như chân trời mới.

Trở về Hà Lan sau chuyến du lịch, anh Cliffrd cảm thấy tiếc nuối khi chưa đi được nhiều nơi ở Việt Nam và khám phá cuộc sống ở đó. Hai từ Việt Nam luôn thường trực trong đầu anh. Sau một thời gian suy nghĩ, Cliffrd quyết định nghỉ việc đến Việt Nam lần 2 và anh chọn Tp. Hồ Chí Minh là nơi định cư. Thật may mắn cho Cliffrd, tại vùng đất mới anh đã gặp được Lan Trinh, cô gái Sài Gòn duyên dáng và giờ đây là người vợ của anh.

Quán của Cliffrd mở từ 9 giờ sáng đến gần 12 giờ trưa, chiều 3 giờ lại mở của cho đến 9 giờ tối.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thú vị trong mắt du khách Mỹ

Qua nhiều nơi từng chịu tổn thất sau chiến tranh với Mỹ trên thế giới, Stephanie cho rằng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở Việt Nam cuốn hút cô hơn cả.

Stephanie Yoder là một nhà văn tự do đến từ Mỹ, chuyên viết về mảng du lịch trên trang blog Twenty-something Travel. Tháng 9/2010, Stephanie rời ghế văn phòng để lên đường chu du thế giới và trở thành một blogger du lịch. Kể từ đó, cô đã có thời gian sống tại Trung Quốc, Argentina và Mexico. Cô tới Việt Nam vào tháng 2/2011. 

Stephanie trong chuyến leo núi Matanuska Glacier, Alaska. Ảnh: Twenty-something Travel. 

Nhắc tới Việt Nam, Stephanie thường nghĩ đến những cánh đồng lúa bạt ngàn, món nem cuốn hấp dẫn và cả chiến tranh. Mặc dù được sinh ra một thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam, Stephanie vẫn biết rõ những di sản văn hóa của mảnh đất hình chữ S này. Bố mẹ Stephanie còn chưa tin vào sự thật rằng giờ con gái họ đã có thể đặt chân tới đây với tư cách của một du khách. Bố cô nói rằng: “Khi bố ở vào tuổi con bây giờ, tất cả mọi người đều cố gắng để không phải đến Việt Nam”.

Ngày Xuân gặp gỡ nghệ nhân A Gyor

Trong quá trình phát triển, nhiều giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, điều đáng mừng là ở một số buôn làng, vẫn có những nghệ nhân âm thầm lưu giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc mình. Trong ngày đầu Xuân này, chúng ta hãy cùng tới làm Kon H’rế, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà để gặp một nghệ nhân như thế. 

Cột nhà Rông của làng cũng được nghệ nhân A Gyor sáng tạo chế tác thành tác phẩm tượng độc đáo 

Những sản phẩm điêu khắc như tượng gỗ, mặt nạ bằng gỗ hay những chiếc tẩu hút thuốc... được bày bán ở các quầy hàng lưu niệm tại các điểm du lịch trong toàn tỉnh đã rất quen thuộc với người dân ở Kon Tum cũng như với những ai đã từng đến thăm nơi đây. Người làm ra những sản phẩm đó là nghệ nhân A Gyor, một trong số ít người con dân tộc Xê Đăng còn nắm giữ các bí quyết trao truyền của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Kon Tum.
Đam mê nghệ thuật điêu khắc của tổ tiên, hơn 20 năm nay, nghệ nhân A Gyor đã miệt mài lao động, sáng tạo ra hàng trăm bức tượng, hàng nghìn vật dụng đặc trưng đậm nét văn hóa của người Xê Đăng. Đáng mừng là các sản phẩm điêu khắc đó được du khách gần xa ưa thích. Nghệ nhân A Gyor tâm sự: “Mới đầu mình đam mê nghệ thuật điêu khắc chỉ với mục đích là để cho du khách gần xa biết đến một nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình và để con cháu lưu giữ, không quên văn hóa truyền thống của tổ tiên. Nhưng không ngờ, tượng tôi tạc ngày càng được nhiều người ưa chuộng, giờ thì tạc tới đâu bán hết tới đó, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình”. 

Độc đáo Vườn tượng gỗ ở Khu Du lịch sinh thái Măng Đen

Trong hành trình khám phá các điểm du lịch ở Khu Du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), có một điểm đến rất độc đáo, thu hút du khách gần xa; đó là Vườn tượng gỗ nằm trong quần thể Khu du lịch thác Pa Sỹ.

Vườn Tượng gỗ - điểm đến thu hút trong hành trình khám phá Măng Đen 

Vườn tượng được xây dựng năm 2013, sau sự kiện Liên hoan tạc tượng gỗ dân gian (từ ngày 5/3 - 18/3/2013) lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Kon Plông trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh (9/2/1913-19/2/2013). Trên triền đồi hơn 1 hecta rừng cây nguyên sinh, ngoài những lối đi nhỏ lát đá, vườn tượng hầu như không được thiết kế gì ngoài những vị trí trưng bày 100 bức tượng gỗ do 33 nghệ nhân là đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh chế tác. Tượng gỗ thể hiện sự đa dạng, phong phú cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Bắc Tây Nguyên, như tượng đàn ông cầm rìu, vác rựa, hút thuốc, đi săn; đàn bà giã gạo, dệt vải, bồng con; các thành viên trong gia đình đi rẫy, người chơi nhạc cụ, uống rượu cần… Cùng với tượng người, tượng những con vật gần gũi với bà con như con chim, chó, mèo, heo, khỉ, rắn, voi …được chế tác, trưng bày cũng góp phần làm phong phú, gần gũi thêm vốn quý tượng gỗ của các cư dân vùng Bắc Tây Nguyên. 

26 thg 4, 2016

Đường lên Hòn Bà

Hòn Bà, cái tên nghe giống một hòn đảo, thế nhưng đó lại là tên một ngọn núi ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Dân Khánh Hòa cũng vui tính, hầu hết các ngọn núi ở đây đều được gọi là Hòn: Hòn Giữ, Hòn Ngang, Hòn Giút, Hòn Chảo, Hòn Chát...

Hòn Bà là một trong những ngọn núi cao ở Khánh Hòa. Độ cao chính xác đo được hiện nay là 1.578 met. (Sách Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư viết năm 1967 chỉ ghi chiều cao Hòn Bà khiêm tốn là 1.356 met, có lẽ lúc đó chưa có điều kiện đo đạc chính xác).


Du lịch nhà đồng bào Ba Na ở Kon Tum

Tuy còn khá mới mẻ, song loại hình “du lịch cộng đồng” bước đầu đã được hình thành, phát triển ở một số thôn, làng và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum. Trong căn nhà mang đậm bản sắc ở làng Plei Klăch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, được giới thiệu với du khách về nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ba Na vùng bắc Tây Nguyên là niềm tự hào của ông A Biu. 

Du khách nước ngoài tập múa xoang ở nhà ông A Biu 

Lần đầu tiên đến thăm gia đình ông A Biu ở Plei Klăch, chị Suzan và người bạn đến từ nước Mỹ xa xôi không giấu niềm vui thích, yêu mến. Họ mặc váy áo của người phụ nữ Ba Na, cùng hòa vào nhịp chiêng rộn ràng, bỡ ngỡ những bước chân theo vòng xoang quấn quýt và thử gõ vào chiếc cồng có vẻ đầy bí ẩn một cách đầy hứng khởi. Bữa trưa đơn giản với mấy ống cơm nấu củi, gà nướng và đặc biệt là món gỏi măng khô… cũng để lại ấn tượng thật khó quên.