12 thg 4, 2016

Huế yêu kiều trong mùa xoan nở

Khắp cố đô Huế giờ đây đâu đâu cũng thấy hoa xoan nở. Từ góc công viên, ven đường, bờ sông, đồng ruộng hay bên hiên của những ngôi nhà giữa những khu vườn nhiều tầng bậc trong Thành nội. 

Xoan rộ nở một màu trắng tím phơn phớt. Hương xoan không nồng, thoang thoảng dễ chịu. 

Người Huế gọi xoan là sầu đông hay thầu đâu. Cũng lạ, thường năm xoan nở trong mưa xuân lất phất, trong mưa ngâu hay trong đợt rét nàng Bân... Năm nay xoan lại nở trong nắng nóng. Hương xoan thoang thoảng, màu hoa phơn phớt khiến đất cố đô trở nên quyến rũ, rất đỗi yêu kiều trong mùa hoa xoan...

Cá trắm hấp lá đu đủ, món ngon Đồng Bảng

Có một món ăn được xếp vào hàng đặc sản mà không phải khách vãng lai nào cũng biết, nhất là khi lại không được rỉ tai: cá hấp lá đu đủ, một món ăn để nhớ của Đồng Bảng, Mai Châu, Sơn La. 

Cá trắm hấp lá đu đủ - Ảnh: Thủy OCG 

Lần nào trở về nhà sau một chuyến đi dài trên quốc lộ 6, hướng ngược từ Sơn La về Mộc Châu, Mai Châu vào bữa tối, dù chính bữa, sớm hơn hay muộn hơn cả giờ chúng tôi cũng dừng lại tại xã Đồng Bảng, Mai Châu, Hòa Bình, cách ngã ba Bãi Sang chừng vài kilômet.

Lối xưa xe lửa... Mỹ


Chuyến xe lửa chạy đến Tân An qua 'Cầu Bình Điền xe lửa chạy nghiêng nghiêng' là những chuyến xe mà má tôi thường nói là đi 'xe lửa Mỹ'. 

Xe lửa Mỹ không phải do người Mỹ làm mà là xe lửa từ chợ Bến Thành (Sài Gòn) đi Mỹ Tho. 

Đường xe lửa đi vào thơ ca 

Lúc còn nhỏ tôi thường nghe má hát ru mấy đứa em bằng những câu ca dao: “Xe lửa chạy tới Tân An/Tốp máy chẳng kịp ngã ngang té nhào...”. Rồi lớn lên một chút, nghe lời một bài hát của Trúc Phương qua giọng ca sầu não của Thanh Thúy: “Trời đêm dần tàn, tôi đến sân ga đưa người trai về ngàn” và chế thêm: “Cầm chắc 500 tôi hỏi người bao nhiêu đủ không?”… 

Xe Lam chiều

Xe Lam xuất hiện tại Sài Gòn từ những năm 1960 - Ảnh: T.L 

Ngày xưa, mỗi khi nghe tiếng bon bon, âm thanh đặc trưng của xe Lam là đám con nít trong xóm tôi ở Sài Gòn đứng phía sau ống bô xe hít lấy hít để mùi thơm của xăng. 

Nguồn gốc xe lam 

Tên gọi xe Lam - gọi tắt chữ đầu của hiệu xe Lambro, sản xuất từ Ý, có nguồn gốc từ các dòng xe 3 bánh của Lambretta FD (dung tích xi lanh 123 và 150 cc), FLI (175 cc) và sau đó là Lambro 200, 550 (đều có dung tích 198 cc) do Công ty cơ giới Innocenti chế tạo. 

Nuôi thủy sản trên vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài nằm ở phía Nam thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) từ lâu vốn là môi trường đánh bắt hải sản tự nhiên của người dân trong vùng. Mạnh dạn đầu tư vốn và kỹ thuật để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao trên vịnh Xuân Đài, nhiều ngư dân vùng này đã trở thành các triệu phú, tỷ phú, giúp đời sống gia đình ngày càng được cải thiện cũng như góp phần không nhỏ vào sự phát triển của địa phương. 

Với diện tích mặt nước khoảng 13.000ha, trải dài từ Vũng Lắm đến Vũng La, nguồn nước của vịnh Xuân Đại thực sự là môi trường sống lý tưởng cho các loài hải sản. Theo ông Đỗ Văn Chính, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Sông Cầu, trên vịnh Xuân Đài hiện có 1.124 hộ nuôi tôm hùm với 13.302 lồng nuôi, chủ yếu là tôm hùm bông (sao), còn lại tôm đá, tôm xanh, tôm sỏi, tôm tề thiên...

Thế mạnh nổi bật trên vịnh Xuân Đài là nuôi tôm hùm xuất khẩu với điều kiện tự nhiên kín gió quanh năm cũng như môi trường nước ổn định. Từ năm 1990 đến nay, bình quân mỗi năm, người dân nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài thu hoạch khoảng 500 tấn thương phẩm và ươm nuôi cung ứng thị trường miền Trung khoảng 300.000 đến 400.000 con tôm giống, với tổng doanh thu gần 600 tỷ đồng. 

Một góc vịnh Xuân Đài ở phía Nam thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi các loại thủy sản như tôm hùm, hàu, cá mú, ốc hương….

11 thg 4, 2016

Tết thanh minh của người Nùng tại Lạng Sơn

Để tưởng nhớ người thân đã khuất, ngày Tết thanh minh 3/3 (âm lịch) hàng năm, người Nùng tại Lạng Sơn sắm sửa cỗ, bánh trái đi tảo mộ với những nét văn hóa cổ truyền.

Ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người Nùng tại Lạng Sơn rộn ràng đón Tết thanh minh, mọi gia đình sắm sửa làm cỗ xôi, thịt gà, mua bánh trái đi tảo mộ. Con cháu các dòng họ quây quần tụ tập về một gia đình rồi cùng nhau mang cuốc, xẻng, dao, cỗ… lên khu mộ. 

Cây sa mộc giữa cao nguyên đá Đồng Văn

Với sức sống mãnh liệt giữa cao nguyên đá Đồng Văn, sa mộc được coi như biểu tượng cho sự vượt khó đi lên của mảnh đất địa đầu Tổ quốc.

Sa mộc còn có tên gọi cây sa mu, thuộc họ hoàng đàn và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ở Việt Nam cây sa mộc phân bổ chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn... nhưng nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất chính là ở cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. 

Núi Bài Thơ - điểm check in mới ở Hạ Long

Nhắc đến địa danh Hạ Long, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Vịnh Hạ Long, một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Nhưng đây không phải là điểm đến duy nhất thu hút bạn khi đến với thành phố ven biển này. 

Bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Hạ Long ở độ cao này. Ảnh: Thảo Nhi 

Thời gian gần đây, một địa điểm được cả du khách trong và ngoài nước check in khá nhiều khi đến Hạ Long, Quảng Ninh - đó là núi Bài Thơ. Núi Bài Thơ trước đây có tên gọi là Truyền Đăng, sau đến năm 1468 nhân dịp vua Lê Thánh Tông đi tuần vùng biển Đông Bắc, Ngài đã cho dừng thuyền ở chân núi để thưởng ngoạn cảnh đẹp và đã cao hứng cho khắc một bài thơ lên vách đá từ đó người ta quen gọi nơi đây là núi Bài Thơ. Tuy đây không phải ngọn núi cao nhất thành phố nhưng lại có vị trí khá lý tưởng để bạn chiêm ngưỡng toàn cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao.

Về đồng ăn bông

“Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng, về sông ăn cá về đồng ăn cua”, câu ca đó người Nam bộ nào mà chẳng biết, nhưng ngày nay vế sau của câu ca có thể đổi thành “về sông ăn cá về đồng ăn… bông” khi mà bông hoa các loại ngày càng được bà con miệt vườn tận tình đưa vào bữa ăn hằng ngày.

Đó là bông hoa nở từ các loại thực vật trồng sau vườn đến bông hoa dại mọc hoang ngoài đồng, dọc theo mé sông, tất thảy đều được tận dụng để chế biến món ăn. Những dĩa bông xào, những tô canh nấu từ các loại bông không chỉ ngon ngọt mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, điều ngày càng trở thành một vấn nạn lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Thịt trâu, thịt bò xào không thể thiếu các thứ rau bổi đi kèm mà đệ nhất hạng có lẽ là bông thiên lý. Bông thiên lý thơm về đêm, được trồng làm cảnh che mát sân nhà và lấy hoa làm món ăn.

Tô canh bông thiên lý nấu với thịt băm hay tôm tươi giải nhiệt mùa hè. Còn xào với thịt bò, thịt trâu thì hết chê!

9 thg 4, 2016

Lâu đời như phở Sài thành

Nhắc đến phở, bất kỳ ai cũng đều có thể tham gia vào câu chuyện. Bởi phở là món ăn quá quen thuộc với chúng ta. Chẳng cần đi đâu xa, chỉ cần bước ra đầu ngõ hoặc vòng về cuối xóm là đã gặp ngay quán phở. 


Nhiều quán phở, nhiều phong cách nấu phở khác nhau và quan trọng nhất là do khẩu vị khác nhau nên thật khó để đánh giá rằng quán phở này nấu ngon hơn quán phở kia. 

Có chăng chỉ có thể phân biệt được quán phở này nấu theo phong cách này và quán phở kia giữ nguyên “hồn Bắc” dù đã trải qua hàng chục năm mà thôi. Mặc dù quán phở nhiều như nấm mọc sau mưa, nhưng có vài quán phở đã tồn tại hàng chục năm và trở thành những tên tuổi mà người mê phở nào cũng biết và đều “nuốt nước miếng” khi nghĩ đến.
Thánh đường của người mê phở hương vị Bắc