15 thg 5, 2015

Quạt sừng Canh Hoạch

Quạt sừng từ bao đời nay là một trong những sản phẩm truyền thống nổi tiếng của người dân làng Canh Hoạch (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Giờ đây, những chiếc quạt sừng đã mất dần vai trò trong đời sống và thay thế cho nó là những phương tiện làm mát hiện đại nhưng ở Canh Hoạch vẫn còn gia đình ông Lê Văn Thứ, người vẫn miệt mài làm quạt sừng để giữ gìn nghề truyền thống. 

Gia đình ông Lê Văn Thứ có truyền thống lâu đời với nghề làm quạt sừng. Ông Thứ cho biết, nghề làm quạt sừng ở làng Canh Hoạch đã có từ thế kỷ trước, còn với gia đình ông thì nghề này được vợ chồng ông tiếp nối lại của các cụ tổ tiên. Trải qua thời gian, nghề làm quạt sừng truyền thống của làng đã dần mai một bởi sự du nhập của công nghệ vào đời sống nhưng vì sự say mê với sản phẩm truyền thống và muốn giữ gìn nghề của tổ tiên nên đến nay vợ chồng ông vẫn duy trì nghề làm quạt sừng.

Để có một sản phẩm quạt sừng, người làm phải mất khá nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc tìm những thanh tre ưng ý, người làm bắt đầu cưa thành từng ống rồi chẻ thành từng nan. Sau đó đem phơi được nắng cho nan tre không bị mối mọt rồi xếp thành từng bộ. Công đoạn dán giấy lên hai mặt quạt được người làm sử dụng nước quả cậy thay cho hồ dán, bởi nước quả cậy có kết dính cao và đặc biệt khi kết hợp với phẩm màu sẽ cho ra màu quạt theo ý muốn người làm. Từ việc chỉ dùng bằng giấy dó mua từ Yên Phong (Bắc Ninh) dán quạt cho độ bền cao, nhà ông Thứ còn dùng vải, lụa với đủ màu sắc phong phú.

Chất liệu sừng trâu được sử dụng để chế tác nan quạt sừng Canh Hoạch.

Hoang sơ biển Ba Động

Ba Động được biết đến là bãi biển dài nhất và nổi tiếng nhất tỉnh Trà Vinh còn lưu giữ được nét hoang sơ. Đến với Khu du lịch biển Ba Động, du khách được tắm biển, ngắm cảnh, thưởng thức đặc sản địa phương và nghỉ dưỡng trong bầu không khí trong lành của biển.

Ba Động là tên gọi chung của một bãi biển dài hơn mười cây số, thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, cách thành phố Trà Vinh khoảng 60km theo hướng Đông Nam. Những người dân sống lâu năm ở vùng đất này cho biết, sở dĩ biển có tên gọi là Ba Động bởi mỗi khi thủy triều xuống, bãi biển nơi đây lại nổi lên ba động cát (hai động nhỏ và một động lớn) đẹp mắt, thu hút nhiều người ra đây vui chơi và tắm biển.

Gần đây, bãi biển Ba Động được Công ty Du lịch biển Ba Động đầu tư, xây dựng và nâng cấp thành khu du lịch với các dịch vụ tiện dụng, phong phú để phục vụ du khách thập phương. Gần 1,5km bờ biển phía trước bãi tắm chính đã được cải tạo lại cảnh quan sạch đẹp, có đường bờ kè bao bọc bãi cát và hệ sinh thái đồng thời giúp hạn chế sự xâm thực hằng năm của nước biển.

Dọc hai bên đường đến biển Ba Động là những vườn dưa hấu xanh tươi, hút hồn du khách.

14 thg 5, 2015

Tháp Chăm Pô Sah Inư

Trong số các ngôi tháp Chăm cổ ở Việt Nam thì cụm đền tháp ở Phan Thiết là gần về phương Nam nhất. Cụm đền tháp này cũng rất dễ đến vì nó ở gần ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, chỉ cách 7 km.

Tháp Chăm Po Sah Inư. Ảnh: Wikipedia

Chính vì thế những ngôi tháp Chăm đầu tiên mà một người sinh ra ở Đồng Nai như tôi được nhìn thấy chính là những ngôi tháp ở Phan Thiết này. Biết từ hồi còn nhỏ xíu, từ cái thuở mà biết chẳng tới đâu cũng cứ tưởng là mình biết nhiều lắm.

Thăm động Tiên Cá đất cố đô

Không nổi tiêng như Tam Cốc - Bích Động hay Tràng An, động Tiên Cá ở Thung Nham, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình mới được du khách biết tới có sức cuốn hút đặc biệt và rất riêng.

Du khách như lạc vào một vùng thủy cung - Ảnh: Hải Dương 

Cái tên Tiên Cá (nàng tiên cá) đã nghe rất nhiều lần và thấy vô cùng quen thuộc nên nghe tới động Tiên Cá ở ngay vùng đất cố đô mọi người càng tò mò muốn vào ngay để xem cảnh sắc ra sao.

Leo lên hết khoảng gần 200 bậc gạch dưới những khóm tre già, cửa động hiện ra trước mắt du khách. Từ cửa động là đã bắt đầu bước xuống những bậc thang bằng sắt. Càng đi càng hun hút, tăm tối tạo cảm giác ghê người như đang lạc vào một thế giới khác nơi lòng đất. 

Lẩu thả - đặc sản của dân miền biển Phan Thiết

Bỏ những con cá mai nhỏ vào tô, xung quanh bày trứng chiên xắt sợi, thịt luộc, rau, xoài, dưa leo..., sau đó thêm nước chấm, trộn lên là có ngay món lẩu thả. 

Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những địa phương có văn hóa ẩm thực đa dạng. Ngoài gỏi cá suốt, cá mai, cá lồi xối mỡ, ốc ruốc, bánh bèo, bánh xèo hay trứng mực... Phan Thiết còn đặc sản không kém phần nổi bật là lẩu thả.

Nguyên liệu chính làm nên món này là cá tươi, thường là cá mai, cá suốt hoặc cá đục. Sau khi lóc xương cẩn thận, cá được trụng (chần) và rửa sạch bằng nước chanh tươi để mất mùi tanh, rồi tẩm ướp sơ gia vị. 

Tùy khẩu vị thành phần phụ của món lẩu thả có thể thêm hay bớt. Ảnh: Thảo Nghi 

Xuân Diệu với quê hương

Có thể nói, chính nơi chôn rau cắt rốn vạn Gò Bồi, làng Tùng Giản, huyện Tuy Phước , tỉnh Bình Định, cái nơi nhà thơ thuở nhỏ đi học và lớn lên với nhiều kỉ niệm - TP Quy Nhơn - là cả một đời thơ của nhà thơ Xuân Diệu.

Ven sông Gò Bồi. Ảnh: Uyên Thu trên xunauvn.org

Những năm đất nước còn bị chia cắt, sống trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mong ngóng về “miền Nam quê ngoại”, Xuân Diệu khao khát đến cháy bỏng, có một ngày nào đó đất nước được thống nhất, được trở về thăm lại quê hương, quê ngoại, quê má mến yêu. Hình ảnh quê hương ấy ở một người con đi xa, thật càng da diết biết bao! Nó cứ như điệp khúc trong lòng, nhà thơ càng cố nén đợi chờ, càng có cơ hội bật ra: 

“Quê má, quê má yêu. 
Ta mang theo sớm chiều. 
Mang theo trong giọng nói. 
Pha Bắc lẫn Nam nhiều” 
(Nhớ miền Nam).

13 thg 5, 2015

Múa rắn ở hội làng Lệ Mật

Lễ hội đình Lệ Mật còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa độc đáo trong việc cúng tế, rước nước, nổi bật nhất phải kể đến múa Giảo Long và lễ Đả ngư. 

Làng Lệ Mật thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, hàng năm mở hội từ ngày 20 đến 24/3 âm lịch. Hội làng suy tôn chàng trai họ Hoàng (Thành Hoàng làng Lệ Mật), người có công khai hoang lập ấp. Phần lễ của hội bao gồm rước nước từ giếng làng, rước cá chép vào đình Thánh, rước cỗ (lễ vật) của 13 trại ở quận Ba Đình về dâng thần. 

Ngất ngây cảnh đẹp Tam Cốc mùa lúa chín

Mùa lúa chín (cuối tháng 5 đầu tháng 6) là thời điểm Tam Cốc đón nhiều du khách nhất. Với dân chụp ảnh, đây cũng là lúc đẹp nhất để đi chơi kết hợp chụp ảnh “mùa vàng” ở Tam Cốc.

Mùa lúa chín cuối tháng 5 là thời điểm tuyệt nhất để đến Tam Cốc. Ảnh: Cao Cát 

Tam Cốc nằm trong quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng. Với hệ thống các hang động, núi đá vôi, cánh đồng lúa nước tuyệt đẹp, nơi đây được ví như một vịnh Hạ Long trên cạn và là một khu du lịch sinh thái đúng nghĩa làng quê Bắc Bộ.

12 thg 5, 2015

Nha Trang - chợ cá xưa và nay

Chợ cá Cửa Bé ở phường Vĩnh Trường

Khách du lịch đến Nha Trang có thể gặp những con đường mang tên Bến Cá, Hàng Cá, Bến Chợ ngay giữa lòng thành phố này. Đường Bến Cá nằm ven sông Kim Bồng xưa, gần chợ Phường Củi (nay là chợ Phương Sài); còn đường Hàng Cá và Bến Chợ nằm bên hông chợ Đầm, xưa là bờ đầm Xương Huân, đã bị lấp để xây chợ vào năm 1969. Hơn nửa thế kỷ trước, thuyền bè đi biển về vào cập bến khá sâu trong khu vực nay là nội thành. Sông Kim Bồng bị lấp dần qua thời gian, mất đi một thủy lộ có ý nghĩa di tích lịch sử vì đó là con sông dẫn vào nơi từng là xưởng đóng thuyền của chúa Nguyễn (nay vẫn còn con đường mang tên “Thủy Xưởng” và ngọn đồi “Trại Thủy”), cũng là nơi đã từng xảy ra những trận thư hùng giữa quân Tây Sơn và quân của Nguyễn Ánh những năm cuối thế kỷ XVIII (*).

Nơi những chiếc đó ra đời

Nghề đan rọ, đó là công việc truyền thống của người dân thuộc xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Từ người già đến trẻ nhỏ, bất cứ ai cũng đều có thể hoàn thành sản phẩm này. 

Cách Hà Nội khoảng 60 km, men theo đường Quốc lộ 5 và tỉnh lộ 200, chỉ mất khoảng hơn một giờ lái xe, bạn sẽ đến được với xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên - nơi những chiếc đó, rọ dùng để bắt tôm, cá ra đời.