3 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Cự Lại mà hiền khô

Khi dùng đất làng để xây dựng kinh thành Huế, nhà vua thế lại dải đất phía đông và đặt tên Thế Lại. Làng không chịu, vua giao thêm khu đất bờ nam sông Hương cách xa hơn và đặt tên Lại Thế.

Mộ tổ tiền khai canh họ Phan của làng - Ảnh: T.LỘC

"Người làng tui hiền lắm, có bằng khen của tỉnh là làng không tệ nạn xã hội, không gây gổ, không xã hội đen, không ma túy chi hết, êm lắm. Cái tiếng Cự Lại là từ hồi xưa hắn rứa đó.

Cụ Phan Thiệp

Làng cũng cự lại, vua bực, "đẩy" về dải cát ven biển cách xa kinh thành gắn cho cái tên: Cự Lại.

Đó là cách giải thích "tếu táo" về tên gọi làng Cự Lại, thuộc xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh khẳng định ba làng này không liên quan với nhau, và Cự Lại có nguyên do đặc biệt của nó.

Những địa danh kỳ lạ: Chơi làng Hành Lạc

Đã làng Hành Lạc lại có thôn Trinh Tiết, rồi xóm Gà Luộc, Chắc Cà Đao, khu Tên Lửa, Cự Lại… là những địa danh 'độc' khiến không ít người phải phá lên cười hoặc tò mò. Tại sao lại có những cái tên kỳ lạ này?

Cổng làng Hành Lạc to đẹp và gây… tò mò với khách thập phương - Ảnh: TÂM LÊ

Có người e thẹn nói về tên Hành Lạc vì hiểu theo nghĩa tục. Có người lại tự hào vì cái tên ý nghĩa mà người xưa đã chọn. Hai quan điểm trái ngược đã đem đến nhiều chuyện cười ra nước mắt.

2 thg 3, 2021

Mùa hoa cà phê trong mắt người con Tây Nguyên

Những đồi hoa cà phê trắng muốt nở rộ sau nhà gắn liền trong tâm thức những người con vùng cao nguyên đất đỏ.


Bộ ảnh hoa cà phê bung nở ngày đầu năm do Văn Nguyên, (26 tuổi, sinh sống và làm việc tại TP HCM) thực hiện, trong thời gian trở về nhà đón Tết Nguyên Đán ở Đắk Lắk, Tây Nguyên.

Có niềm đam mê nhiếp ảnh, anh sở hữu fanpage với hơn 160.000 lượt theo dõi. Sau khi đăng tải bộ ảnh, anh nhận được nhiều sự chia sẻ của cộng đồng mạng.

Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi)

Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi) tọa lạc tại Kênh Ngang, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá nét văn hóa đặc trưng của vùng đất cực Nam tổ quốc.

Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, tại Rạch Mũi, Cái Rắn, huyện Cái Nước, là con thứ 2 trong một gia đình có 08 anh em. Bác Ba Phi là một lực điền giỏi võ và mê đờn ca tài tử, đặc biệt rất giỏi đờn cò. Sau khi sinh ông, ba mẹ ông do tránh sự truy đuổi bắt lính, phạt vạ và quấy rối của đám quan quân thời chúa Nguyễn đã chạy dạt sang trú ngụ tận Kênh Ngang, thuộc xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời ngày nay.

Tục cúng vía trâu của đồng bào Thái Tây Bắc

Con trâu giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Thái Tây Bắc, không chỉ giúp bà con sản xuất, mà còn là tài sản lớn của các gia đình. Quý trọng trâu nên từ xa xưa, đồng bào Thái Tây Bắc đã có tục cúng vía trâu để tạ ơn vật nuôi sau khi mùa cày cấy đã xong.

Trong các truyền thuyết của đồng bào Thái, trâu là con vật luôn gắn với con người. Khi Then (trời) cho loài người xuống trần gian sinh sống thì cũng có trâu đi cùng. Trâu cùng người lọt qua cửa "Đán kẹo ưởng" (đá biết nhai) để xuống trần gian. Cho nên, đồng bào coi trâu là thánh vật, vì thế thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa người và thần linh để xin thần linh ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường an bình.

Độc đáo xôi củ đỏ Tân Việt

Chẳng biết tự bao giờ, người dân xã Tân Việt (Thanh Hà) có tục nấu xôi củ đỏ để thờ cúng tổ tiên vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Củ đỏ được sơ chế để đồ xôi

Gọi là củ đỏ nhưng lại có màu tím sẫm nên khi trộn với gạo nếp để đồ thành xôi cũng mang màu tím đặc trưng. Củ đỏ là tên gọi dân dã của người dân nơi đây, thực chất là củ khoai mỡ, thuộc dòng dây leo, cùng họ với củ từ. Bề ngoài củ đỏ khá to, giống củ sắn dây, vỏ xù xì, khi thu hoạch thường nặng từ 5-7 kg/củ. Củ đỏ là cây ăn củ, có thể trồng hầu hết trên các loại đất. Ở Tân Việt, củ đỏ được trồng nhiều ở thôn Cam Lộ.

Thịt trâu chợ Vé

Chợ Vé thuộc xã Đồng Tâm (Ninh Giang) là một chợ cổ lâu đời chủ yếu buôn bán nông sản. Khoảng 30 năm trở lại đây, khu chợ này còn được nhiều người biết đến với món đặc sản thịt trâu.

Thịt trâu tươi ngon thường có màu đỏ tươi đặc trưng

Hành nén Kinh Môn

Từ xưa dân gian ta đã có câu nói về ẩm thực ngày Tết “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ…”. Ở Kinh Môn, mâm cơm ngày Tết không thể thiếu món hành nén.

Thưởng thức món hành nén ngày Tết đã trở thành thói quen của người dân ở “thủ phủ” hành, tỏi Kinh Môn

Hành nén ngon nhất thường là hành tăm và nén kỹ từ độ một tháng trước. Nếu cao điểm thu hoạch hành của người dân Kinh Môn vào giáp Tết thì ngay từ đầu tháng Chạp người dân đã tỉa hành để nén. Củ hành nén thường không quá to, hợp lý nhất là những củ to hơn ngón tay cái một chút hoặc củ to có nhánh nhỏ để tách ra. Làm như vậy sẽ cho hành nhanh chín, chín đều và khi ăn không bị cay, hăng.

Độc đáo tục lên lão ở Phương Khê

Từ nhiều đời nay, người dân thôn Phương Khê, xã Chi Lăng Bắc (Thanh Miện) vẫn giữ gìn tục lên lão được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng. Đây là địa phương duy nhất ở Thanh Miện có tục lệ độc đáo này.

Đoàn lễ rước kiệu đi quanh làng. Ảnh tư liệu

Ngôi đình thờ hai anh em có công đánh giặc Nguyên Mông

Đình Nhị Châu thờ hai vị Thành hoàng làng là anh em ruột tên húy Mai Ngô, Mai Độ, có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 (1288).

Quang cảnh đình Nhị Châu

Đình nằm ngoài bãi sông Thái Bình thuộc khu III, phường Nhị Châu (TP Hải Dương). Đình-chùa Nhị Châu đã được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2005.