Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 8, 2017

Bản Thái cổ bên dòng Nậm Xan

Bản Tùng Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương có 169 hộ dân, 782 nhân khẩu trong đó có gần 100% là cư dân đồng bào Thái với những phong tục, tập quán cổ xưa.

Cách trung tâm xã biên giới Tam Quang (Tương Dương) chừng 15km, men theo tuyến đường liên bản như dải lụa mềm vắt trên sườn núi để đến với bản Tùng Hương. Ảnh: Hồ Phương 

23 thg 7, 2017

Xem phụ nữ mường cổ xứ Nghệ dệt thổ cẩm

Không chỉ nổi tiếng với những mái nhà lợp ngói sa mu, với những thác nước đẹp đẽ, vùng đất cổ Mường Đán còn được biết đến với nghề dệt thổ cẩm hàng trăm năm của đồng bào Thái.

Mường Đán gồm 2 bản Hủa Mương và Na Xái (xã Hạnh Dịch, Quế Phong) là 1 trong những mường cổ ở miền Tây Bắc Nghệ An. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái - nhóm Tày Thanh. Ảnh: Hồ Phương 

14 thg 5, 2017

Độc đáo tục làm nhà cho người chết

Trong quan niệm của người Thái (huyện Mai Châu, Hòa Bình) thì người chết chỉ là chuyển từ thế giới bên này sang thế giới bên kia.

Vậy nên, người chết cũng phải được chia của cải, tiền bạc và dựng nhà để tiếp tục “sống”. Bao đời nay, nét văn hóa đặc biệt ấy của người Thái được duy trì như một thứ tài sản vô giá.

Cả làng ủng hộ vật chất và tinh thần cho gia đình người quá cố

Mỗi dân tộc, vùng miền lại có một quan niệm, nét văn hóa độc đáo riêng của mình. Đối với đồng bào dân tộc Thái, khi người ta chết đi tức là sẽ tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia.

Khi đưa tiễn người mất về với “Mường trời”, việc quan trọng bậc nhất phải làm nhà mồ giống hệt như nhà khi còn sống. Với họ, dù chết đi thì vẫn phải được đối xử công bằng. Có làm như vậy mới thể hiện sự thành kính, người sống sẽ được phù hộ, gia đình làm ăn phát đạt.

9 thg 3, 2017

Nộm hoa ban: Đặc sản vùng Tây Bắc

Đồng bào Thái thường ít khi thiếu món ăn từ hoa Ban, trong đó có nộm hoa Ban.

Để làm được món nộm hoa ban ngon nhất thì Hoa Ban phải là hoa được hái từ trên rừng

5 thg 3, 2017

Gỏi cá đãi khách quý của người Thái ở Điện Biên

Gỏi cá là món ăn trong những dịp đặc biệt, thời khắc sum họp gia đình, hoặc đón khách quý... của mỗi gia đình người Thái tỉnh Điện Biên.

Người dân Tây Bắc vẫn luôn truyền miệng câu nói “Người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước”, để chỉ phong tục sinh hoạt của các dân tộc. Người Thái thường sống bám theo sông nước, biết trồng lúa, đào ao thả cá, đánh bắt tôm cá, nên những món ăn, ẩm thực đa dạng và có nét riêng. 

21 thg 9, 2016

Độc đáo Tết 20/8 của đồng bào Thái

Cùng với ăn rằm tháng 8 thì ăn tết vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm là một trong những phong tục được đồng bào Thái vùng Văn Sơn (Đồng Văn, Tân Kỳ) duy trì, thể hiện nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần, với tâm nguyện thỉnh bái “Nàng đòi” - một vị thần tối cao.

Theo truyền thuyết của người Thái: "Nàng đòi" là một cô công chúa xinh đẹp trên cung đình đã đến tuổi lấy chồng, được gả cho một chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn của làng kế bên. Nhưng sau khi lấy nhau về, nàng mới phát hiện ra chồng mình không phải là người, mà chính là Trư Bát Giới. Quá uất ức, nàng trốn xuống nhân gian khóc ròng rã và không lâu sau đã tự kết liễu đời mình. Lúc bấy giờ, mưa giông bão bùng bất ngờ kéo đến, lũ lụt càn quét hết các bản làng. Bao nhiêu của cải, ruộng vườn đều bị mất sạch, con người trần gian sống trong cảnh lam lũ và khổ cực. Khi đó trong dân chúng cũng không có gì nhiều nên đã bàn với nhau lấy chuối non, nếp gạo và thịt băm nhuyễn trộn đều, đem hông lên làm mọc, dâng lên thắp hương làm lễ cúng cho nàng bày tỏ sự thành kính, cầu mong mọi điều tốt lành đến với nhân dân. Chỉ một thời gian ngắn, thời tiết thay đổi, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cuộc sống của dân bản trở lại đầm ấm, yên vui.

7 thg 9, 2016

Thơm nồng hương xôi tím Tây Bắc

Ai từng lên Tây Bắc và có dịp thưởng thức các món ăn của đồng bào Thái nơi đây chắc chắn không thể quên được sắc màu tuyệt đẹp lẫn hương vị của món xôi tím thơm lừng. 

Xôi tím - Ảnh: V.N.A. 

Quốc lộ 279, ngược dòng sông Đà. Chiếc xe trồi sụt trên con đường đầy đất đá, ngồi trên xe mà đầu cứ va vào nóc đau điếng. Thỉnh thoảng bánh xe lại lọt thỏm trong vết hằn do bùn lầy làm ai cũng hú tim.

22 thg 8, 2016

Nét đặc sắc trên chiếc váy Thái

Váy áo là một trong những vật thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An, là kết tinh sự khéo léo, tinh tế của hoa văn và hài hòa về màu sắc.

Từ xa xưa, tổ tiên của đồng bào Thái đã biết chăn tằm dệt vải, tự tay dệt và thêu nên những chiếc váy đẹp và tinh tế, mang đậm bản sắc. 

17 thg 8, 2016

Bản Thái cổ ở miền Tây xứ Nghệ

Bản Quàng, xã Châu Phong, Quỳ Châu (Nghệ An) là bản Thái cổ còn nhiều nét hoang sơ với đặc trưng là những nếp nhà sàn, ché rượu cần, những điệu hát xuối, hát lăm, điệu khắc luống rộn ràng... 

Bản Quàng là nơi sinh sống của 51 hộ dân với 423 khẩu, nằm tách biệt với trung tâm xã bởi khe Nậm Cam. 

8 thg 8, 2016

Tục đốt đuốc đi rước dâu lúc nửa đêm của người Thái miền Tây Nghệ An

Chiếm khoảng 70% dân số huyện Con Cuông, đồng bào dân tộc Thái nơi đây còn lưu giữ được những giá trị văn hóa mang tính bản sắc, trong đó phải kể đến việc tổ chức đám cưới. 

Cũng như các cộng đồng dân tộc khác, với cộng đồng Thái ở Con Cuông, cưới hỏi là việc hệ trọng trong đời nên luôn được sự quan tâm của gia đình, họ hàng, xóm giềng và bè bạn. Trong ảnh, người dân dự đám cưới của đôi trẻ: Quang Trường- Thu Minh ở xã Lục Dạ (Con Cuông). 

Tinh xảo chiếc phươn mây của người Thái

Trong gia đình của đồng bào Thái, Khơ Mú ở các huyện miền Tây Nghệ An như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong... không thể thiếu chiếc mâm. Chiếc mâm gọi theo tiếng Thái là 'phươn', nó dùng để ăn cơm là chủ yếu, ngoài ra mâm còn được dùng để bày các đồ vật, thức vật cúng tế tổ tiên.

Bằng đôi tay khéo léo, cùng với việc tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có, từ xa xưa, đồng bào Thái và Khơ Mú đã biết đan lên những chiếc mâm để gia đình sử dụng. 

4 thg 8, 2016

Chiếc vòng bạc giữ linh hồn đứa trẻ của người Thái

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái, khi mới sinh ra, linh hồn của đứa trẻ còn chưa về nhà. Nó vẫn rong chơi, lang thang ở đâu đó. Chiếc vòng bạc sẽ chở linh hồn của bé về trong lễ đặt tên.

Trong lễ đặt tên, lần đầu tiên trong đời, bé được làm nghi lễ buộc chỉ cổ tay.

Với những cộng đồng người Thái ở Nghệ An, ngày đặt tên là nghi lễ quan trong đầu đời của một đứa trẻ. Từ đó đứa trẻ có tên gọi chính thức của mình. Và cũng từ ngày này nó được “ma nhà” là tổ tiên của mình chấp nhận là thành viên của gia tộc.

4 thg 5, 2016

Đặc sắc bộ trang phục Thái cổ có một không hai ở Nghệ An

Canh cánh nỗi lo phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc mình, bà Lương Thị Lan (ở bản Mác, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, Nghệ An) không quản ngại thời gian, công sức và tiền của để có bộ sưu tập trang phục Thái cổ giá trị.

Xuất phát từ thực tế trang phục dân tộc Thái đang biến đổi dần theo xu thế hiện đại, bà Lương Thị Lan quyết định sưu tầm những bộ trang phục cổ, còn giữ được nguyên bản để con cháu đời sau hiểu rõ hơn về trang phục của dân tộc mình. Sau gần 20 năm đi khắp các bản làng gần xa để tìm mua, hiện nay bà Lan đã có bộ sưu tập hàng chục chiếc gồm váy, áo, khăn... 

8 thg 3, 2016

Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái

Mỗi độ xuân về, người Thái ở Yên Bái lại rộn ràng tổ chức lễ hội Xên đông – lễ hội “Cúng rừng thiêng” với mong muốn một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, nòi giống sinh sôi.

Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái. Ảnh: yenbai.gov.vn

Vùng lòng chảo Mường Lò (Yên Bái) là miền đất tổ của đồng bào Thái. Bà con nơi đây vẫn giữ tục xên đông - cúng rừng thiêng. Từ tập tục linh thiêng ấy đã xây dựng nên ý thức cộng đồng bảo vệ rừng.

13 thg 12, 2015

Bản Thái đen biệt lập trong rừng trúc ở Thanh Hóa

Ngoài Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình... vùng cao phía Tây tỉnh Thanh Hóa cũng là nơi tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc Thái với truyền thống văn hóa đặc sắc.

Người Thái có tục làm nhà sàn quần cư bên sông suối từ bao đời nay. Và dọc theo sông Mã anh hùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa, người Thái tập trung nhiều nhất ở các huyện Quan Hóa, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát... 

1 thg 9, 2015

Lạ miệng món canh xổm lôm của người Thái đen

Lần này, tôi có dịp đi thực địa ở tỉnh Sơn La để tìm hiểu về ẩm thực của dân tộc Thái đen. Những món ăn của người Thái mang cái tên rất lạ tai như: pa pỉnh tộp, phắc nôm, pịa, canh bon… 

Canh xổm lôm thì có vị béo ngậy của mỡ, da bò cùng vị chua của lá vón vén 

Dù là nhiều loại nhưng vẫn mang một nét chung là bề ngoài rất giản dị, thậm chí là không bắt mắt nhưng đến khi ngồi vào mâm, thưởng thức cùng với gia chủ thì chúng thực sự kích thích vị giác , khiến ta nhớ mãi. Tôi có thể ví các món ăn ấy như những con người nơi đây tôi gặp: bề ngoài họ chất phác, bình dị nhưng bên trong lại chứa đựng nhiều điều đặc biệt. 

11 thg 3, 2015

Nộm hoa ban của người Thái ở Lai Châu

Khi hoa ban nở trắng trời Tây Bắc là lúc người phụ nữ Thái tranh thủ đi nương hái về hái đầy giỏ để chế biến thành các món ngon cho gia đình. 

Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, chỉ khoe sắc khi hoa mận, hoa đào đã phai dần. Hoa nở rộ khắp các bản làng vùng cao là lúc đồng bào dân tộc Thái thường đi hái về đem bán ở các chợ như một thứ rau sạch, làm phong phú thêm cho bữa ăn hàng ngày như xào, nấu canh, đồ với xôi, làm nộm... 

Hoa ban được hái là những bông hoa đã nở rộ, tránh hái nụ để mùa sau hoa còn nở nhiều. Ảnh: Lương Ngọc

10 thg 3, 2015

Lễ hội tri ân thầy mo của người Thái ở Mộc Châu

Mỗi độ hoa ban rộ nở cũng là lúc người Thái ở Bản Áng cùng nhau tổ chức lễ hội để bày tỏ lòng thành kính với thầy mo, người mà dân bản đôi khi nhờ cậy mỗi khi có bệnh hoặc vấn đề về tâm linh. 

Lễ hội Hết Chá (kết thúc mùa ban nở) thường diễn ra thường niên từ 23 đến 26 tháng 3 ở Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Nói về nguồn gốc của lễ hội, chuyện kể rằng xưa kia người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo (thầy cúng). Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Để tỏ ơn cứu chữa, nhiều người xin được làm con nuôi của ông và rồi cứ mỗi dịp cuối năm, thường vào 29, 30 Tết, con cháu lại đến tạ ơn. 

Mùa hoa ban nở trắng sườn đồi cũng là lúc diễn ra lễ hội. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn 

3 thg 2, 2015

Ăn cơm với người Thái ở bản Áng



Một buổi tối ướt át, lạnh lẽo trong một chuyến đi bất ngờ đến Mộc Châu, Sơn La. Và cũng bất ngờ không kém khi chúng tôi đã có một bữa tối hoành tráng và đáng nhớ bên bếp lửa nhà sàn người Thái ở bản Áng.

Bên bếp lửa nhà sàn người Thái ở bản Áng - Ảnh: Thái Anh 

Từ bức ảnh chụp đèo Thung Khe bạn đăng trên facebook mà chúng tôi đã có một hành trình bất ngờ thú vị ở Mộc Châu, địa danh vốn đã trở nên quen thuộc đến (tưởng chừng như) nhàm chán với nhiều người. Thực ra, đi đâu không hẳn là điều quá quan trọng, vấn đề ở chỗ là bạn đi với ai!

24 thg 1, 2015

Tìm về bản Thái

Lâu nay, người ta hay nhắc đến khái niệm địa văn hóa. Nói cách khác, chính những vùng đất với khí hậu, độ cao, nguồn nước, sản vật... đã làm nên sự hấp dẫn của nết đất, tình người. Với mùa Đông, mùa rét mướt thử thách lòng người nhất trong một năm, là khi chúng ta cảm nhận rõ nhất tình người nồng ấm.

Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, ai đã đi theo con đường 6 cổ từ chợ Bờ, suối Rút men sông Đà lên với Tây Bắc, sẽ nhớ nhất những ngôi nhà sàn gỗ quý của đồng bào Thái. Trong ấy chứa đựng những ấm áp của bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái giữa nơi núi thẳm, mây ngàn.

Về lại xứ sở hoa ban, hoa đào vào những mùa rét buốt nhưng vẫn thấy mây trắng như bông, như sương hay như huyền thoại của những chiến binh trong Chương Han (sử thi dân tộc Thái) cứ lơ lửng ngang tầm mắt.

Mây chắn lối đi, mây bưng kín thung sâu, mây vương vấn nhà sàn, mây lẩn vào túi áo, mây che khuôn mặt cô gái Thái ngượng ngùng e ấp. Nhưng phải có duyên mới gặp những ngày các thiếu nữ ấy xuống những dòng suối mát gội đầu hay giặt những bộ váy áo tinh khôi như hoa rừng để đón mùa Xuân mới.