4 thg 5, 2016

Đặc sắc bộ trang phục Thái cổ có một không hai ở Nghệ An

Canh cánh nỗi lo phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc mình, bà Lương Thị Lan (ở bản Mác, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, Nghệ An) không quản ngại thời gian, công sức và tiền của để có bộ sưu tập trang phục Thái cổ giá trị.

Xuất phát từ thực tế trang phục dân tộc Thái đang biến đổi dần theo xu thế hiện đại, bà Lương Thị Lan quyết định sưu tầm những bộ trang phục cổ, còn giữ được nguyên bản để con cháu đời sau hiểu rõ hơn về trang phục của dân tộc mình. Sau gần 20 năm đi khắp các bản làng gần xa để tìm mua, hiện nay bà Lan đã có bộ sưu tập hàng chục chiếc gồm váy, áo, khăn... 


Chiếc áo được dệt bằng chất lụa tơ tằm mà hiện nay không mấy người giữ được. 

Chiếc khăn piêu cũng được làm từ tơ tằm, được dệt công phu và khéo léo, mềm mại và tinh tế. 

Chiếc khăn đội đầu được dùng cho phụ nữ trong các dịp cưới hỏi. 

Chiếc váy còn giữ được nguyên bản về cách thiết kế, chất liệu và họa tiết của trang phục truyền thống. 



Hoa văn và họa tiết trên những chiếc váy Thái cổ. 

Chiếc chăn này được dệt với hoa văn sặc sỡ chẳng khác gì một bức tranh thêu; là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, thể hiện sự nhẫn nại, khéo léo của người phụ nữ Thái. 

Bộ trang sức Thái cổ gồm xà tích, trâm cài đầu, vòng cổ, vòng tay, tất cả đều được làm bằng bạc. 

Chiếc xà tích bạc được gắn móng hổ. 

Với bà Lương Thị Lan, bộ sưu tập trang phục Thái cổ là báu vật, được bà nâng niu và cất giữ cẩn thận; đã có khách từ Thái Lan và Lào đến hỏi mua bộ váy áo với giá gần 20 triệu đồng nhưng bà không bán. 

Công Kiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét