Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 1, 2014

Ngọn núi thấp chất đầy huyền thoại

Cảnh đồng ruộng vùng Thất Sơn lãng mạn, nên thơ. 

Khi nói về Bảy Núi, vùng bán sơn địa của tỉnh An Giang, người xưa thường dùng cụm từ “Thất Sơn huyền bí”. Ngày nay, dù đã sang thế kỷ XXI đã hơn chục năm, nhưng nhiều huyền thoại bí ẩn vẫn còn phủ trùm những ngọn núi ở vùng biên thùy Tây Nam này. Trong đó, đậm màu huyền thoại nhất có lẽ là câu chuyện về núi Nước.

Trong số 7 ngọn núi ở An Giang được các nhà nghiên cứu tiền bối (Trịnh Hoài Đức, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Văn Hầu, Vương Hồng Sển) liệt kê, núi Nước (ở Ba Chúc, Tri Tôn) không có tên. Núi Nước là nơi khi xưa vua Hàm Nghi từng đi qua trước khi trốn sang Campuchia. Có lẽ đó là ngọn núi nhỏ nhất thế giới, cao chưa tới 50 mét! Núi Nước nhỏ bé, thấp lè tè nhưng lại là nơi đầy ắp huyền thoại tâm linh và ái quốc; mặc dù nó không nằm trong nhóm Thất Sơn nổi tiếng là huyền bí.


19 thg 1, 2014

Kỳ thú chân núi Tam Đảo

 Với nhiều du khách thích nghỉ dưỡng, thị trấn trên mây Tam Đảo vốn quá quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhiều điểm đến mới rất thú vị dưới chân dãy Tam Đảo.

Xóm làng bình yên bên hồ Làng Hà, dưới chân dãy Tam Đảo - Ảnh: Hải Dương

Một ngày cuối thu, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 2 để đi tìm những dòng suối, ngọn thác chưa có tên chính thức giữa đại ngàn Tam Đảo (xã Trung Mỹ, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), được nhiều bạn trẻ thích thú. Theo ban quản lý khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, vào đầu năm 2013 một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội đã khám phá ra ngọn thác này trong hành trình hai ngày một đêm xuyên rừng.

28 thg 12, 2013

Có phải trên núi Ba Thê có Hòn Vọng Thê?

Các trang mạng về du lịch nói rằng Hòn Vọng Thê ở trên núi Ba Thê, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Họ nói như vầy:

Tương truyền, xưa có một người đàn ông lên núi tu hành, xa lánh thế gian, bụi đời song lòng vẫn còn chưa rũ sạch bụi trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa, nhớ nhà, nhớ vợ, sau đó chết đi. Người ta cho rặng vị sư kia đã hóa đá, thành “Hòn Vọng Thê” trên một ngọn núi nằm lẻ loi giữa tứ giác Long Xuyên.


Trên núi Ba Thê

24 thg 12, 2013

Thới Sơn, điểm đến mới ở An Giang

Suốt một thời gian dài, làng Thới Sơn của huyện Tịnh Biên - một trong những cửa ngõ dẫn vào vùng Bảy Núi, An Giang bị coi là chốn “thâm sơn cùng cốc” do vị trí xa xôi. Chỉ mấy năm nay, nơi đây mới bắt đầu thu hút khách du lịch nhờ những nét văn hóa thú vị.

Phong cảnh vùng Bảy Núi

Trước khi đến Thới Sơn, chúng tôi nghỉ chân tại thị trấn Nhà Bàng. Huyện lỵ của Tịnh Biên phát triển khá nhanh trong thời gian qua. Tiếc là mật độ cây xanh đã giảm xuống nhường chỗ cho nhà cửa, phố xá mới xây dựng.

13 thg 12, 2013

Bàn chân tiên trên núi

Núi Ba Thê

Núi Ba Thê là một ngọn núi trong cụm núi Ba Thê gồm năm ngọn, nằm ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, cách Long Xuyên chừng 40 km. Ba Thê là ngọn cao nhất trong cụm núi, cao 221 m, nằm lẻ loi giữa cánh đồng tứ giác Long Xuyên. Với vị trí đặc biệt này, ngày xưa trên đỉnh núi có đặt sân bay dã chiến của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Đường lên núi

Đường lên núi hẹp, khó đi bằng xe hơi, do đó phải đậu xe ở chân núi và thuê Honda ôm chạy lên. 40 ngàn một người, chở đến từng điểm tham quan trên núi và chờ đợi để chở về. Đường dài hơn 2 km, quanh co khúc khuỷu và chật hẹp, một bên là núi, một bên là vực sâu, nhiều chỗ cua cùi chỏ và dốc dựng đứng. Các bác tài xe ôm tranh thủ nên mỗi xe đèo 2 người và không có mũ bảo hiểm (đâu có công an!). Xe cùi cùi cỡ Wave Alpha thôi, nên mỗi lần lên dốc cao nó khóc rống thảm thiết như muốn bể ống pô.

23 thg 11, 2013

Núi Phượng Hoàng đầu đông

Trên núi là bầu không khí mát mẻ, trong lành, dưới chân là dòng nước trong xanh như ngọc, chừng ấy là đủ để du khách tìm về danh thắng bậc nhất Thái Nguyên.

Nhắc đến Thái Nguyên chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến những đồi chè xanh mướt hay hồ Núi Cốc với biết bao huyền thoại. Ít ai biết rằng, ở mảnh đất gang thép anh hùng cũng tồn tại những hang động nhũ đá tuyệt đẹp làm nao lòng du khách gần xa, trong đó phải kể đến núi Phượng Hoàng thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai.

Theo quốc lộ 3 từ Hà Nội lên thành phố Thái Nguyên, bạn đi tiếp dọc quốc lộ 1B thêm khoảng 45 km nữa. Trong cơn gió đầu đông se lạnh bạn sẽ thấy hai bên đường, những con phố đông đúc và nhà cao tầng dần được thay thế bằng những ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc. Không còn những hàng quán tấp nập mà chỉ là núi đá bao quanh, cứ thế con đường thẳng tắp xuyên qua thung lũng, thấp thoáng những bông hoa vàng cuối vụ. 

Đường lên hang Phượng Hoàng. Ảnh: vilide.com 

9 thg 11, 2013

Chuyện kỳ lạ ở chùa Thình Thình

Trên đỉnh núi Thình Thình có ngôi chùa cùng tên. Gần một thế kỷ từ ngày khởi dựng đến nay, chùa vẫn “cô đơn” với những điều kỳ lạ… 

Tam quan chùa Thình Thình - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Hóa thân thành ngọn đuốc hồng

Thật ra ngôi chùa này có tên là Viên Giác tự, tên chữ là Thanh Thanh, do nằm trên núi Thình Thình nên dân quen gọi như thế. Vị trí của chùa nay thuộc thôn Diên Lộc, xã Bình Tân, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi). Nằm trong khuôn viên rộng chừng 
500 m², bao gồm: cổng tam quan, sân chùa, chánh điện, nhà đông - tây, nhà khách và khu mộ tháp, chùa như được bao bọc bởi những hàng cổ thụ xung quanh và chìm giữa bạt ngàn bạch đàn. Đỉnh núi như một cao nguyên, bốn bề là một màu xanh thẫm đến u tịch.

7 thg 11, 2013

Thắng cảnh Hồ Núi Cốc

Nổi tiếng bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, gắn liền với huyền thoại về tình sử nàng Công chàng Cốc, Hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn cho kì nghỉ ngắn ngày.

Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, chạy qua xã Tân Cương nổi tiếng với những cánh đồng chè xanh bạt ngàn, chúng tôi đặt chân đến khu du lịch Hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc vốn dĩ là hồ nhân tạo, được khởi công xây dựng năm 1993 và hoàn thành năm 1994, gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ, có diện tích mặt hồ rộng khoảng 25km2. Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 19.000ha, từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi nét đẹp thiên tạo gắn với câu chuyện tình đẹp đã đi vào ca khúc “Huyền thoại Hồ Núi Cốc” của nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai nghèo tên là Cốc sống bằng nghề đốn củi đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công, sông Gâm làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Duyên trời định đoạt, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Chàng Cốc trở về quê chờ nàng Công đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi, còn nàng Công thương nhớ chàng Cốc, khóc ròng rã đến khi nước mắt chảy dài thành sông.


25 thg 10, 2013

Tây Côn Lĩnh, nóc nhà Đông Bắc

Với độ cao 2.427 m, Tây Côn Lĩnh là một trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam, là nóc nhà của núi rừng Đông Bắc.

Tây Côn Lĩnh là dãy núi nằm ở phía Tây Hà Giang, trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên. Tuy không phải là ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng việc chinh phục được nóc nhà Đông Bắc dường như khó khăn hơn nhiều lần so với đỉnh Fansipan cao vời vợi. Bởi lẽ, đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh rất xa xôi, cách trở, lại chưa được định hình thành tuyến như cung đường chinh phục nóc nhà Đông Dương, vốn xuất phát ngay gần thị trấn du lịch Sapa.

Theo kinh nghiệm từ những người đi trước, bạn có thể bắt đầu từ cửa khẩu Thanh Thủy ở huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang hơn 20 km về phía Tây Bắc, đến ngã ba Xín Chải rồi hỏi đường người dân địa phương để lên được đỉnh Tây Côn Lĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể xuất phát từ huyện Hoàng Su Phì với cung đường qua Tùng Sán – Trúng Phúng và từ đây lên nóc nhà Đông Dương. 


Chinh phục được đỉnh Tây Côn Lĩnh là niềm tự hào của bất kỳ ai. Ảnh: vtc 


21 thg 10, 2013

Hoang sơ Ma Thiên Lãnh

Thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm tiếp giáp giữa ba ngọn núi: núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo (nằm trong quần thể núi Bà Đen, thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, Thị xã Tây Ninh).

Ma Thiên Lãnh nằm tiếp giáp giữa ba ngọn núi: núi Bà Đen, núi Phụng và núi Heo.

Từ chân núi, men theo con đường nhựa trải dài uốn lượn trên một sườn đồi thơ mộng, một bên là núi và một bên là cheo leo vực thẳm. Có người ví nơi đây là “Đà Lạt của miền Đông Nam bộ” vì quanh năm khí trời mát mẻ. Dọc theo các sườn núi là những cánh rừng bạt ngàn, văng vẳng đâu đó là tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng suối róc rách…

16 thg 10, 2013

Sàng Ma Sáo:Vùng đất trên lưng trời

Cứ đều đặn hằng năm khi tiết trời vào Hạ chớm Thu, chín ngọn thác hùng vĩ cao hàng trăm mét xuất hiện trên đỉnh Sàng Ma Sáo, đổ ào ạt vào dòng Nậm Pẻn. Đó là dấu hiệu mưa thuận gió hòa và bản làng trên non cao lại nhộn nhịp vào mùa vụ mới.


Sàng Ma Sáo là tên một dãy núi thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Trong tiếng Mông - có nghĩa là dãy núi Mào Gà. Và đây cũng là tên một bản người Mông nằm dưới chân núi. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này một địa thế đẹp và hiểm trở với nhiều dãy núi cao bao bọc thung sâu, có suối Nậm Pẻn chảy ngang. 


14 thg 10, 2013

Núi Đôi ở Quản Bạ - Hà Giang

Vùng Tam Sơn, Quản Bạ thuộc tỉnh Hà Giang - một tỉnh nằm ở cực Bắc Việt Nam - có một toà thiên nhiên tròn trịa, đầy quyến rũ trông giống như bộ ngực căng tròn của nàng tiên gọi là Núi Đôi.

Vùng Tam Sơn nhấp nhô núi đồi trùng điệp. 

Từ Hà Giang chúng tôi đi thêm 46km về phía bắc, vượt qua dốc Bắc Sum cao tận mây để đến với cổng trời Quản Bạ. Quản Bạ là một huyện nằm ở cửa ngõ phía tây nam của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.


13 thg 10, 2013

Ngày Xuân, về ngàn Nưa huyền thoại

Về xứ Thanh ngày Xuân lại nhớ câu ca: “Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh/Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng”. 

Về Thanh Hóa những ngày đầu Xuân Qúy Tỵ này, du khách sẽ không thể bỏ qua cơ hội đến núi Nưa – theo truyền thuyết – là nơi bà Triệu (tức Triệu Thị Trinh, người nữ tướng trong câu ca mà dân gian truyền lại) tập trận khi xưa. Bà đã cùng với nghĩa quân lên đỉnh núi Nưa mài gươm, luyện võ, khởi nghĩa chống lại quân Ngô.

Núi Nưa nay thuộc 3 huyện Triệu Sơn, Nông Cống và Như Thanh. Đây là một dãy núi cao trùng điệp được bắt nguồn từ dải Trường Sơn, vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, thảm thực vật phong phú; đặc biệt trong rừng có cây nứa tép mọc khắp nơi, được người dân địa phương dùng để đan lát các vật dụng gia đình, làm hàng rào… 

Trước đây, lên núi Nưa, người dân đi theo lối mòn của những người đi kiếm củi, kiếm nứa. Nay đã có con đường thênh thang men theo triền dốc núi đưa du khách thập phương lên vãn cảnh. 

9 thg 10, 2013

Ngắm ruộng bậc thang thượng du mùa lúa chín

Suốt hơn 20 ngày rong ruổi từ Tây Bắc sang Đông Bắc, chúng tôi đã được tận hưởng cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín.

Phụ nữ Mông Trắng chăm chỉ gặt lúa - Ảnh: Trần Thế Dũng

Đều đặn mỗi năm, từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch, những cánh đồng lúa bậc thang trên vùng Đông và Tây Bắc Việt Nam hầu hết “đỏ đuôi”, rặt một màu vàng óng. Một số nơi do yếu tố khí hậu, thời tiết, thời điểm gieo sạ nên lúa chín không đều, song những thửa ruộng xanh mơn mởn sót lại như nét chấm phá cho cảnh sắc sinh động.

6 thg 10, 2013

Hang Rái, địa chỉ vàng cho thợ săn ảnh

Dù chưa có tour du lịch mở đến nhưng Hang Rái lại thu hút nhiều tay mê nhiếp ảnh và những phượt thủ ưa mạo hiểm bởi vẻ đẹp hoang sơ.

Nằm ở phía Nam của vịnh Vĩnh Hy, cách thành phố Phan Rang chừng 35 km, bãi Hang Rái giống như “một nàng công chúa đang ngủ yên” giữa các địa danh nổi tiếng thuộc tỉnh Ninh Thuận đang chờ người đến “đánh thức”. Bãi Hang Rái không chỉ có địa thế núi chắn sóng, chất chồng lên nhau tạo nên những hang động đẹp mắt mà còn là khu vực sinh sống của loài rái cá. Đó cũng chính là cội nguồn ra đời tên gọi đặc biệt - Hang Rái. Núi ở đây không cao, hang không sâu nhưng là nguồn cảm hứng vô tận cho các tay săn ảnh bởi vẻ đẹp ấn tượng giữa một bên là núi Chúa, một bên là biển xanh sóng vỗ rì rào với những đàn rái cá đùa giỡn trên các mỏm đá. 

Hang Rái. Ảnh: Lê Minh Ngọc 

Thác Bà ở Bình Thuận

Nằm ở tận cùng phía Nam của dãy Trường Sơn, rừng nguyên sinh núi Ông (huyện Tánh Linh, Bình Thuận) từ lâu đã nổi tiếng với biết bao huyền tích lịch sử. Hơn nữa, ngoài những động thực vật vô cùng phong phú và quý hiếm được các cán bộ kiểm lâm nơi đây canh giữ nghiêm ngặt, ẩn dưới ngọn núi Ông cao gần 1500 mét là dải thác nước mang tên thác Bà đẹp mê hồn như một dải lụa mềm mại, ẩn hiện giữa bao la rừng núi.

Thác Bà. 

Từ thành phố Hồ Chí Minh, sau khi vượt hơn trăm cây số, chúng tôi tới thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh) khi trời đã giữa trưa. Từ đây, chẳng mất nhiều thời gian để tới được khu thác Bà nổi tiếng trong vùng bởi nó rất thân thuộc với người dân địa phương, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, dù đường đá khá khó đi nhưng nếu để ý hai bên đường, lẫn trong những cánh rừng đại ngàn là các biển cây số hướng dẫn rất chi tiết từng khúc cua, ngã rẽ để tới thác Bà.


30 thg 9, 2013

Trở lại Chư Tan Kra - di tích lịch sử trên vùng đất Sa Thầy

Chư Tan Kra, cái tên nhẹ như một điệu hát của núi rừng, nhưng đã từng là chiến trường ác liệt bậc nhất trong mùa xuân năm 1968. Là nơi chứng kiến sự quả cảm của hàng trăm chiến sỹ cũng là nơi các anh đã ngã xuống vì độc lập nước nhà. Qua gần 40 năm, Chư Tan Kra đã thay đổi nhiều, từ vùng núi hoang sơ, bốn mùa mây mờ che phủ, nay đã trở thành ngôi làng đầy sức sống, hàng năm đón cả ngàn lượt người đến thăm, tưởng niệm những chiến sĩ đã hi sinh.

Đường lên Chư Tan Kra

Từ thị trấn Sa Thầy, đi theo hướng tới xã Ya Xier, con đường nhỏ nhưng sạch đẹp, uốn vòng qua những cánh rừng trùng điệp, qua những rẫy cà phê xanh ngút ngàn và bao cánh rừng cao su mênh mông. Thi thoảng, chúng tôi bắt gặp một ngôi làng nhỏ với những mái nhà sàn xinh xắn giữa bạt ngàn màu xanh. Chư Tan Kra cao vời vợi hiện lên trước mắt, nhưng phải đi đường lượn vòng khá là xa mới tới được. 

27 thg 9, 2013

Đường lên nóc nhà Đông Nam Bộ trên núi Bà Đen

Với chiều cao 986 m, núi Bà Đen được mệnh danh là “nóc nhà” Đông Nam Bộ. Không chỉ hút du khách hành hương lễ phật, núi Bà Đen còn là điểm đến hấp dẫn của người đam mê leo núi.

Núi Bà Đen nằm trong quần thể di tích Núi Bà thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, cách thị xã Tây Ninh 11 km về phía đông bắc. So với hai ngọn núi còn lại trong quần thể là Núi Heo và Núi Phụng, Núi Bà Đen nổi bật với chiều cao 986 m và là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Quanh năm mây trắng lượn quanh đỉnh núi khiến Bà Đen trông giống như đang khoác một tấm lụa mỏng, bởi vậy núi còn có tên gọi Vân Sơn. Nhìn từ xa, núi Bà Ðen sừng sững như một chiếc nón úp giữa đồng bằng, nửa như muốn thách thức, nửa như quyến rũ khách du lịch ghé thăm. 

Núi Bà Đen nhìn từ xa mờ ảo trong làn mây che phủ. Ảnh: duongbo.vn 


18 thg 9, 2013

Bắc Yên - "bài ca trên núi"

Ấp ủ mãi cũng có ngày được ca “Bài ca trên núi”. Nơi ấy - Bắc Yên, nơi có những con đường chênh vênh sườn núi, những cánh rừng sơn tra rì rào, những cành chè cổ thụ Tà Sùa ngạo nghễ, hiên ngang.

Ở đâu giữa những con đường mây trắng, đường lên bản Hồng Ngài của Vợ chồng A Phủ? 

Đường từ Bắc Yên đi Tà Xùa - Ảnh: Mộc Hà

Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Ðồng... Với dân phượt, những cái tên xã nói trên có một sức hút lạ lùng ngay từ khi đường lên Bắc Yên vẫn được coi như “đường lên trời”. 

15 thg 9, 2013

Nơi khởi nguồn của 4 dòng sông

Hồi còn nhỏ, nhà tôi ở gần Nha Địa dư Quốc gia Đà Lạt, có mấy chú bạn ba tôi làm trong đó, thường cho tôi vào chơi xem công nghệ làm bản đồ. Có một cái máy rất li kì, người ta đặt các hình không ảnh chụp một vùng đất từ hai góc khác nhau lên rồi nhìn qua một cái kính đặc biệt sẽ thấy hình ảnh 3 chiều của vùng đất. Họ dùng một thiết bị trông như một cái đĩa gắn trên một cái bệ có thể chỉnh độ cao, tại trung tâm đĩa là một đốm sáng đỏ và dưới chân bệ là một cây bút. Nhìn qua kính nổi 3 chiều rồi "rà" cái đĩa sao cho đốm sáng luôn tiếp xúc với bề mặt hình ảnh nổi, người ta điều khiển cây bút vẽ ra các "đường đồng mức" trên bản đồ, từ đó lập ra các bản đồ địa hình dùng trong quân sự. Hồi đó, Nha Địa dư Quốc gia sản xuất 2 loại bản đồ: Bản đồ không ảnh tỉ lệ 1:25000 chạy đường đồng mức khoảng cách 25m chênh cao, và bản đồ 1:50000 khoảng cách đường đồng mức 5m. Loại thứ nhất nhìn dễ hơn vì dùng không ảnh, thấy rõ từng bụi cây, hòn đá... nhưng không nhìn rõ địa hình 3 chiều, vì những ngọn đồi thấp hơn 25 m thì không vẽ được đường đồng mức. Loại thứ hai nhỏ hơn nhưng thấy rõ địa hình 3 chiều. Tôi được dạy cách đọc bản đồ địa hình từ nhỏ, lại thấy tận mắt người ta làm bản đồ ra sao nên rất thích thú với những tấm bản đồ này.

Đèo Hòn Giao - Ảnh:thachhan120282 trên Wikimapia