Phong cảnh vùng Bảy Núi
Trước khi đến Thới Sơn, chúng tôi nghỉ chân tại thị trấn Nhà Bàng. Huyện lỵ của Tịnh Biên phát triển khá nhanh trong thời gian qua. Tiếc là mật độ cây xanh đã giảm xuống nhường chỗ cho nhà cửa, phố xá mới xây dựng.
May sao, đi qua dãy phố nằm sát chân núi Trà Sư, mùi thảo dược thơm dịu vẫn còn phảng phất. Từ lâu, dãy phố này đã nổi tiếng khắp vùng bởi nguồn dược liệu phong phú do người địa phương khai thác từ dãy Thất Sơn.
May sao, đi qua dãy phố nằm sát chân núi Trà Sư, mùi thảo dược thơm dịu vẫn còn phảng phất. Từ lâu, dãy phố này đã nổi tiếng khắp vùng bởi nguồn dược liệu phong phú do người địa phương khai thác từ dãy Thất Sơn.
Cổng đình
Trong vô số những thứ mà người An Giang gọi là “thuốc núi” đó có cây bạch hoa thảo. Thứ này nấu thành nước uống sẽ có mùi thơm và giúp mát gan.
Từ thị trấn Nhà Bàng tiếp tục rẽ sang đường tỉnh 948 chưa đầy cây số là tới cổng đình Thới Sơn uy nghiêm. Cổng đình mở ra nhiều di tích gắn với lịch sử mở đất như chùa Thới Sơn, đình Thới Sơn, chùa Phước Điền.
Một trăm năm trước đây, vùng Bảy Núi vẫn còn là chốn rừng thiêng nước độc gây khiếp sợ cho bao người. Thế nhưng nơi đây cũng đã thu hút nhiều đạo sĩ, nhiều cao tăng đến hành đạo.
Đình Thới Sơn
Thới Sơn là do giáo chủ Đoàn Minh Huyên, người sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương quy tụ tín đồ khai phá đất để canh tác và tu tập.
Những năm tháng chiến đấu với thú dữ và rừng hoang của người xưa đã tạo nên xóm làng trù phú cùng nhiều kiến trúc tôn nghiêm. Khuôn viên chùa Phước Điền có diện tích rộng lớn, chính điện mang nét đẹp cổ xưa.
Chùa Thới Sơn cũng tọa lạc trên một khuôn viên rộng có nhiều cây xanh và đã được xây dựng kiên cố, quy mô. Đình Thới Sơn thì có lối kiến trúc cổ lầu, ba bộ nóc, mái nhị cấp, lợp ngói Phú Hữu.
Những năm tháng chiến đấu với thú dữ và rừng hoang của người xưa đã tạo nên xóm làng trù phú cùng nhiều kiến trúc tôn nghiêm. Khuôn viên chùa Phước Điền có diện tích rộng lớn, chính điện mang nét đẹp cổ xưa.
Chùa Thới Sơn cũng tọa lạc trên một khuôn viên rộng có nhiều cây xanh và đã được xây dựng kiên cố, quy mô. Đình Thới Sơn thì có lối kiến trúc cổ lầu, ba bộ nóc, mái nhị cấp, lợp ngói Phú Hữu.
Vườn chùa Thới Sơn
Nội thất đình trang trí rực rỡ, trước hương án có cặp hạc đứng trên lưng quy chầu thần. Hai bên tả - hữu bàn thờ đối xứng: Tiền hiền - Hậu hiền, có cả chỗ để diễn tuồng hát bội trình thần vào các ngày đại lễ. Ngoài cổng đình là một hồ nước rộng chứa nước sinh hoạt cho cả vùng.
Gần bên cụm đình chùa xưa là Anh Vũ sơn, hay còn gọi là núi Két cũng mới được đưa vào làm du lịch mấy năm gần đây. Ở độ cao khoảng một trăm mét, bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, theo sự mường tượng của nhiều người, nó gần giống mỏ chim két, vì vậy mà người xưa gọi đây là núi Két.
Núi Két
Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 mét, được xây bậc thang và đều có hành lang an toàn. Đi dần lên núi có các địa điểm đáng tham quan như: sân Tiên, giếng Tiên, điện Chư Thần, điện Phật Thầy, điện Phật Mẫu...
Mặc dù núi Két chỉ cao 225 mét nhưng con đường lên núi có nhiều dốc thẳng. Người đi phải chinh phục nhiều bậc thang bằng đá, vượt qua nhiều đoạn chênh vênh. Ở độ cao 100 mét là mõm ông Két, nơi vách đá cheo leo nhưng được nhà đầu tư xây dựng một sân rộng để vừa ngắm cảnh, vừa làm điểm dừng chân nghỉ mệt.
Chính diện chùa
Sau lưng mõm ông Két là điện thờ chư vị Năm Non Bảy Núi, những người có công khai khẩn vùng Thất Sơn. Lên đến đỉnh núi, không khí se se lạnh và những cơn gió lồng lộng làm người ta thật sảng khoái.
Sung sướng nhất là khoảnh khắc phóng tầm mắt xuống cả vùng đất Tịnh Biên phía dưới. Nhìn xóm làng trù phú, xa xa là ruộng đồng bạt ngàn với những hàng thốt nốt in trên nền trời cao xanh lồng lộng rồi nghĩ về thời mở đất khai hoang của người xưa, ai nấy không khỏi thấy bồi hồi.
VŨ CHUẨN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét